Sự công bằng trong
Nước Thiên Chúa
(Suy niệm của
Barbara E. Reid OP – Văn Hào, SDB chuyển ngữ)
“Này bạn, tôi đâu có
xử bất công với bạn” (Mt 20,13)
Thoạt nghe qua, chúng
ta dễ có cảm tưởng rằng dụ ngôn trong bài
Tin Mừng hôm nay có vẻ không được hợp tình
hợp lý cho lắm. Những người
thợ làm việc lâu giờ hơn, vất vả hơn,
vẫn không được trả lương cao hơn.
Tại sao ông chủ vườn nho lại
trả lương đồng đều cho tất cả
các thợ, khi họ bắt đầu làm việc vào
những thời khắc khác nhau. Theo
lẽ thường tình, điều này xem ra có vẻ
như ông chủ chơi không đẹp, không “fair play” chút
nào.
Vấn
nạn này chắc chắn sẽ được khơi
lên, nếu chúng ta ở vào vị thế của những
người thợ đã cực nhọc nắng nôi
suốt cả ngày mà cũng chỉ nhận được
một đồng giống như những người
khác. Xét theo lô gíc thông
thường, ông chủ đã sử xự một cách
bất công .
Trong đám tang
của ông ngoại tôi, lần đầu tiên, tôi
được nghe giải thích ý nghĩa của dụ
ngôn. Vị linh mục nói về người đã chết,
một tân tòng mới gia nhập đạo Công giáo trên
giường bệnh trước khi ông nhắm mắt xuôi
tay, giống hệt như người
thợ được mướn làm vườn nho lúc
xế chiều. Vị linh mục đó cũng vay
mượn một hình ảnh khác rất giản
đơn để so chiếu. Ví dụ như nhiều
người đi xe lửa đã
đặt vé từ trước khá lâu, và họ đã có
chỗ. Một số
khác lại mua vé vào phút chót, cuối cùng cũng có
chỗ dành cho họ, và họ cũng đến
được nơi giống những người đã
đặt vé rất lâu từ trước. Ông
của tôi cũng vây, ông cũng đã đạt
đến quê trời vào những giây phút muộn màng trong
cuộc đời mình. Điều này khiến chúng
tôi là những lớp trẻ hàng con cháu cảm thấy
rất an lòng.
Thiết
nghĩ, điểm nhấn của dụ ngôn, là
Đức Giêsu muốn những người
được gọi mướn đầu tiên, phải
biết quảng diễn lòng thương cảm
đối với những thợ khác được
gọi mướn trễ hơn. Nhưng làm cách nào
để có thể khơi dậy lòng yêu thương này,
vẫn còn là một vấn đề nhức nhối và khó
chịu đối với chính cá nhân tôi.
Một
phụ nữ cùng học Kinh Thánh với tôi trong nhiều
năm, đã giúp tôi hiểu dụ ngôn dưới một
góc cạnh khác. Chị ta
là một phụ nữ đơn độc, một mình
nuôi 3 đứa con nhỏ sau khi ông chồng bỏ rơi
chị. Chị ta ít học, lại không có kinh
nghiệm quán xuyến gia đình và ít khả năng giao
tiếp. Ngày này sang ngày khác, tại văn phòng xin
việc làm, chị ta vẫn kiên nhẫn xếp hàng
đợi chờ, mặc dù hy vọng của chị
rất mong manh.
Khi đọc dụ
ngôn hôm nay, chị ta mới khám phá ra một điều, là
những người thợ đứng đó suốt
cả ngày để chờ được thuê mướn, không phải là
những con người biếng lười. Họ sẵn lòng đi làm nếu có người
đến thuê họ. Nhưng họ
phải chịu đứng không và vẫn chờ, vẫn
đợi, có lẽ vì họ già yếu, không đủ
sức khỏe, lại ít khả năng, và không thể
đảm nhận những công việc nặng nhọc
như những người khỏe mạnh khác.
Những người thợ đứng đội
nắng cả ngày không tìm
được việc làm, giống như trường
hợp của chị ta, một con người đã
trải nghiệm sự nghiệt ngã khi cứ phải
lặng lẽ đứng xếp hàng rồng rắn tại
văn phòng xin việc làm, hết ngày này sang ngày khác,
đầy kiên nhẫn.
Khi suy
tư phần cuối của dụ ngôn, chị ta
nghiệm ra rằng nếu ông chủ vườn có trả
công cho người thợ đợi chờ suốt
cả ngày, đồng đều như những
người khác, điều đó cũng rất hợp
lý. Như trường
hợp của chị, làm sao chị có tiền để
nuôi 3 đứa con? Những người thợ đã làm
suốt cả ngày từ sáng đến chiều, họ
cũng hài lòng vì họ đã được trả
lương sòng phẳng để họ có đủ
tiền trang trải chi phí, nuôi sống gia đình. Sự công bằng trong trật tự Nước
Trời, chị ta suy luận, chính là ở chỗ tất
cả mọi người vào giây phút cuối cùng trong ngày,
đều có tiền để sống, không cần xem
khả năng của họ ra sao. Sự công bằng
của Thiên Chúa không phải là điều chúng ta
đắc thủ được do công cán hay sức
lực, và việc Thiên Chúa thưởng công cũng không
phải được cân đo theo khả năng làm
việc của từng người.
Cách giải thích này,
xem ra gần sát với cái nhìn của những khán giả
khi nghe Đức Giêsu giảng dạy. Họ là những
con người đang đói, đang khát, đang
phải đấu tranh để được sống.
Lời khẳng định của ông chủ vườn
nho, là ông ta đã không hành xử bất công đối
với những người thợ đầu tiên, là
một thách đố đối với những ai đang
giữ những vị thế đặc quyền trong xã hội
bấy giờ, để giúp họ giám định lại
cảm thức của họ về sự công bằng xem
như thế nào. Những người thợ làm từ
sáng đâu có thiệt thòi gì, đâu có lỗ lã gì, nếu
những người làm sau hết cũng được
trả lương giống như họ.
Câu hỏi của ông
chủ vườn nho trong câu 15 của bài Tin mừng hôm
nay, đã nêu bật sự ghen tương, chính là
đầu mối gây ra biết bao đổ vỡ trong
đời sống cộng đoàn. Ông chủ đã nêu câu hỏi “ Hà
cớ gì mà mắt bạn ghen tị khi thấy tôi
đối xử tốt lành (agathos) như thế? Câu hỏi đó gợi nhắc lòng nhân hậu
của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên mọi
người cách đồng đều, không loại trừ
ai. Nó cũng đá động đến khó khăn
thường xảy ra nơi chúng ta, vì con người chúng
ta bản tính hay ghen tị khi thấy người khác
cũng được hưởng nhận sự tốt
lành từ nơi Thiên Chúa, ngay cả khi cuộc sống
chúng ta đã đầy ắp ân huệ được
Thiên Chúa ban trao một cách nhưng không, chỉ do lòng
tốt của Ngài mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ
rằng, sự công bằng mà Thiên Chúa thực thi hoàn toàn
không theo nguyên tắc quy phạm và
đường lối xét định của con
người. Thiên Chúa yêu thương con người, không
phải vì con người xứng đáng hưởng
nhận tình yêu ấy. Nhưng tất cả
chúng ta đều được Thiên Chúa yêu thương,
chỉ vì Thiên Chúa muốn yêu thương con người.
|