Lòng nhân
từ
Anh chị em thân mến.
Sự ích kỷ và lòng ghen tỵ, làm cho con người
mất hết lý trí nên đưa đến sự tàn ác.
Câu chuyện cổ tích Tấm và Cám nói lên điều
đó.
Trong một gia đình,
đôi vợ chồng trẻ có được một
người con gái xinh đẹp, nhưng người
vợ không may mất sớm. Người chồng kết
hôn với một người đàn bà khác, bà ta cũng có
một người con gái. Tưởng rằng con mình có
người để chơi đùa vui vẻ, nhưng
không ngờ, những ngày gian khổ đến với
tuổi thơ quá sớm. Người cha lo bận rộn
công việc bên ngoài không biết con mình cực khổ
như thế nào. Còn đứa con thì không dám nói
điều gì: trước hết vì thương cha, không
muốn cho cha phải lo lắng, đồng thời cô
cũng bị hai mẹ con của nhà kia răn đe,
nếu cho cha biết, họ sẽ hành hạ trả thù.
Việc gì đến
cũng phải đến. Sự ích kỷ, lòng ghen tỵ
thì lãnh phần của sự ích kỷ ghen tỵ. Sự
nhẫn nại ngay thẳng thì được phần thưởng
xứng đáng với những gì đã làm. Hai người
làm điều ác hại người thì lãnh phần
những gì mình gây ra. Còn người con gái nhân hậu thì
lãnh phần thưởng xứng đáng của lòng nhân
hậu.
"Nầy bạn, tôi không làm thiệt hại bạn
đâu, bạn hãy lãnh phần của bạn mà đi về".
Những người đã thoả thuận, nhưng
giờ đây họ muốn hơn những gì mình thoả
thuận, họ muốn hơn những gì mình đáng
được. Họ nhìn vào người khác và họ
tự cho mình có công hơn người khác. Họ nhìn vào
những gì người khác được, nên họ
muốn mình phải hơn những gì người khác có, vì
họ cho mình có quyền như thế. Khi họ không
được những gì mình muốn, họ tự cho mình
quyền phê bình, chỉ trích, phán đoán người khác,
ngay cả người có quyền trên họ mà họ
cũng không hay biết. Khi đó họ chỉ còn nhìn
thấy có bản thân mình, đòi hỏi lợi lộc riêng
tư cho mình mà không cần biết đến người
khác như thế nào. Họ phê bình người khác không công
bình theo như họ muốn. Những gì họ thoả
thuận, họ không còn biết đến. Họ muốn
hơn cái mình đáng được, họ cũng muốn
mình được hơn những gì người khác
được, mà không cần biết mình có xứng
đáng hay không.
"Nầy bạn, tôi không làm thiệt hại bạn
đâu, bạn hãy lãnh phần của bạn mà đi
về. Hay mắt bạn ghen tỵ vì tôi nhân lành
chăng?"
Lời phiền trách của ông chủ trong dụ ngôn
đối với những người ghen tỵ, cũng
là lời phiền trách chung cho mọi người của
mọi thời đại. Sự ích kỷ và lòng ghen
tỵ vẫn tồn tại mãi trong con người, cả
chúng ta nữa cũng không bị loại trừ ra cái
thường tình của con người như thế.
Mỗi người trong chúng ta tự nhìn vào chính mình,
nhìn qua những gì mình đã được, những gì
chưa được mà đang ước muốn, nhìn vào
cả những thực tại mà mình đang toan tính
để đạt được. Có những
điều mà mình quyết tâm đạt cho được
những lợi nhuận, danh dự, những điều
để thoả mãn tính tự phụ, nên dùng mọi
thủ đoạn, mọi hành vi bất chính để
đạt kết quả. Những lúc đó chúng ta có nói
đến sự công bình trong cuộc sống không? Hay chúng
ta không dám nói đến. Những lúc nhìn thấy
người khác thành công mà mình thất bại, chúng ta
cảm thấy khó chịu, bực mình. Càng khó chịu
hơn khi thấy người khác không đạo
đức, không tài năng, không có công trạng bằng mình,
mà họ lại được ưu đãi hơn thì không
thể nào chấp nhận được. Những lúc
đó nếu chúng ta chịu bình tâm suy nghĩ và nhìn lại
để đừng thốt nên những lời kêu ca
phiền trách, thì thật là phúc cho chúng ta. Nếu chúng ta
phiền trách thì coi chừng sẽ nhận được
lời nói cứng rắng như trong dụ ngôn:
"Nầy bạn, tôi không làm thiệt hại bạn
đâu, bạn hãy nhận phần của bạn mà đi
về".
Những lúc chúng ta nhận được hồng ân
Chúa, được thành công, đươc niềm vui
bất ngờ, nếu chúng ta cảm nhận
được mà biết tạ ơn Chúa thì thật là
hạnh phúc cho chúng ta. Nếu chúng ta nhận ra
được con người của chính mình không đáng
là chi với những hồng ân Chúa ban, thì chắc là trong
cuộc đời chúng ta không bao giờ dám kèo nài, trả
giá và phiền trách Thiên Chúa của chúng ta được.
Những lúc chúng ta không đạt được những
gì như ý muốn, nếu chúng ta biết nhìn lại để
cố gắng hơn với tất cả lòng chân thành, thì
Thiên Chúa không bao giờ từ chối những gì phát
xuất từ lòng chân thành.
Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa cho mỗi người
biết vui lòng chấp nhận thánh ý Chúa trong cuộc
đời.
|