Đường lối của
Thiên Chúa
(Suy
niệm của John W. Martens – Văn Hào, SDB chuyển
ngữ)
“Đường
lối của các ngươi không phải là
đường lối của Ta” (Is 55,8).
Đường
lối của Thiên Chúa là gì? Suy tư về câu hỏi này,
chúng ta thấy có hai nguy cơ trước mắt. Nguy
cơ đầu tiên, là nhiều người sẽ cảm
thấy khó chịu và không lý giải được, khi
họ muốn biết xem Thiên Chúa hành xử thế nào,
hoặc đòi hỏi điều gì nơi họ. Từ
đó dễdẫn họ đến thái độ vô tín,
không còn tin vào Thiên Chúa nữa. Bởi lẽ, nếu
đường lối của Thiên Chúa đưa ra
nhằm đánh đố con người, hay để
lừa lọc những kỳ vọng nơi con
người chúng ta, thì thử hỏi, còn tin vào Thiên Chúa
để làm gì nữa. Nguy cơ thứ hai, là nhiều
người khác lại quá cứng nhắc để
dấn bước, tuyệt đối tin tưởng
rằng đường lối Thiên Chúa đã vạch
dẫn một cách quá rõ ràng qua mạc khải của Thánh Kinh,
qua truyền thống của Hội Thánh, hoặc qua
những chỉ huấn của Giáo hội. Họ không
cần phải khám phá và tìm tòi. Họ cũng chẳng
cần phải thắc mắc làm gì, vì đường
lối của Thiên Chúa đã quá hiển nhiên và rõ ràng.
Tuy
nhiên, ngay cả khi chúng ta đang toan tính quay lưng lại
với Thiên Chúa, chúng ta vẫn bị cám dỗ muốn tinh
giản đường lối Ngài qua một vài
điều mà chúng ta nghĩ rằng chắc chắn Thiên
Chúa sẽ thực hiện thánh ý Ngài giống như
vậy. Khi chúng ta xác tín là mình đã thấu tỏ
đường lối của Thiên Chúa một cách rõ ràng,
chúng ta thường dễ dị ứng với ý
tưởng cần phải sáng tạo hoặc cần
mở lòng để Thiên Chúa có thể thực hiện
một điều gì đó mới mẻ nơi chúng ta.
Đồng thời, chúng ta hay có khuynh hướng giản
lược mối thân tình của chúng ta với Ngài
bằng một vài định thức có sẵn, chẳng
cần phải phát huy sáng kiến hay tìm tòi. Ngôn sứ Isaia
đã khuyên mời các đọc giả hãy sửa
đổi quan niệm này. Ông nói “Hãy tìm Đức Chúa khi
Ngài còn cho gặp, hãy kêu cầu Chúa khi Ngài còn ở gần
bên. Kẻ gian ác hãy bỏ đường lối mình
đang theo, người bất lương hãy bỏ tư
tưởng mình đang có”. Trong mạch văn này, vị
ngôn sứ có dụng ý nói về kế hoạch của Thiên
Chúa muốn cứu Israel, và Thiên Chúa khẳng
định “Tư tưởng của Ta, không phải là
tư tưởng của các ngươi, đường
lối của các ngươi không phải là đường
lối của Ta”.
Khi
đề cập đến việc đừngnên biến
tướng đường lối của Thiên Chúa, và
đừng cố tìnhlàm méo mó ý định của Ngài, Isaia
muốn nhắc nhở dân Israel năm xưa, cũng
như nhắn gửi chúng ta hôm nay một điều
rất quan trọng. Đó là, khi chúng ta không thấu
hiểu được cách thức Thiên Chúa hành động
trong thế giới hay trong cuộc cuộc sống
hiện sinh của chúng ta hôm nay, đan xen giữa bao
hỗn độn và mơ hồ, chúng ta vẫn phải tin
tưởng tuyệt đối rằng Thiên Chúa đang lèo
lái, và dẫn dắt cuộc đời củachính chúng ta.
Ngài vẫn đang thực hiện những kế hoạch
mang lại thiện ích cho thế giới, và kéo mọi
sự dữ ra khỏi cuộc sống của ta. Liệu
chúng ta có xác tín như thế không? Đối với
tất cả những ai nắm bắt được
Thiên Chúa, đấng là căn nguyên mọi sự, thì họ
sẽ cảm nhận ra Ngài luôn hiện diện và hành
động trong cuộc đời này, ngay cả khi chúng ta
không am hiểu
đường lối Ngài.
Thánh
Phaolô đã bị tống ngục, và chúng ta cũng không
biết chính xác Ngài bị giam cầm ở đâu. Ở
trong tù, Ngài đã viết một lá thơ cho giáo đoàn
Philip. Trong thơ, Ngài đối diện với vấn
đề là phải luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, ngay
cả khi Ngài không hiểu Thiên Chúa muốn dẫn dắt
Ngài đi đâu và đi như thế nào. Việc Ngài
ngồi tù rồi sẽ ra sao, Ngài không biết. Những
hành hạ và khổ nhục chốn lao tù xảy ra
khiến Ngài có thể phải chết, nhưng Ngài vẫn
tin tưởng rằng cái chết đối với Ngài là
cửa ngõ dẫn đưa Ngài vào sự thông hiệp
trọn vẹn với Đức Kitô, nên Ngài đã diễn
tả “ Đối với tôi, sống là Đức Kitô,
và chết là một mối
lợi”. Tuy vậy, dù Ngài mong muốn “chết để
được nên một với Đức Kitô”, Ngài
vẫn hy vọng “còn ở lại trong thân xác”, và Ngài
thấy điều đó “cần thiết hơn, vì
thiện ích của anh em”. Mong ước sâu xa nhất
của Thánh Phaolô là Ngài muốn hoàn toàn quy thuận
đường lối của Thiên Chúa, cho dù Ngài không
hề biết thánh ý của Thiên Chúa muốn thánh nhân phải dấn
bước theo nẻo đường nào.
Đặc
biệt giữa cơn khủng hoảng và chao đảo
trong tù ngục, sự khôn ngoan của Thánh Phaolô lại càng
trổi trang hơn.Ngài đã nhắn nhủ giáo đoàn
Philip một phương thức sống rất giản
đơn, là“Anh em hãy ăn ở làm sao cho xứng với
Tin Mừng Đức Kitô” (Phil 1,27). Để thực
hiện điều đó, chúng ta phải chuẩn bị
hầu biết chấp nhận dấn bước trên
những nẻo đường dẫn đến
những nơi mà chúng ta không muốn đến, nhưng
những nơi đó vẫn luôn vang vọng lời mời
gọi của Thiên Chúa gửi trao cho chúng ta.
Tin
mừng Matthêu kể lại dụ ngôn về Nước
Trời, qua hình ảnh ông chủ vườn nho đi tìm thợ
đến làm vườn cho mình. Vài người thợ
được mướn vào buổi sáng từ 6 giờ,
hay từ 9 giờ. Một số khác được
mướn trễ hơn, vào ban trưa, hoặc xế
chiều, lúc 3 hoặc 5 giờ chiều. Tất cả
đều được trả công đồng
đều, giống hệt nhau, cho dù họ bắt
đầu làm việc vào nhữngthời điểm khác
nhau. Dụ ngôn có đá động đến việc Thiên
Chúa đối xử không công bằng. Lời cằn
nhằn của những người thợ được
mướn từ sáng sớm, nêu bật ý nghĩa trọng
yếu của dụ ngôn: Đó là, lòng quảng đại
của Thiên Chúa trao ban cho những người thợ bắt
đầu làm việc vào lúc muộn giờ, không
tương hợp với cách xử trí thông thường
theo kiểu cách người đời. Nhưng nếu
đọc kỹ dụ ngôn, chúng ta có thể trách cứ
những người thợ đến làm từ sáng
sớm. Họ ghen tỵ không đúng cách, vì những
người thợ được mướn rất
muộn màng, cho dù hầu như suốt cả ngày họ
không làm gì, song thực chất họ vẫn đứng
đó để chờ đợi trong sẵn sàng. Họ
xứng đáng được thưởng công, bởi vì
họ vẫn chăm chú đợi chờ, ngay cả khi
niềm hy vọng của họ chỉ còn rất mong manh.
Đường
lối của Thiên Chúa không phải là đường
lối của con người. Tư tưởng của
Thiên Chúa không phải là tư tưởng của chúng ta. Tuy
nhiên, nếu chúng ta luôn biết sẵn sàng trải lòng mình
ra để Thiên Chúa thực hiện những điều
mới mẻ, theo cách thế của Ngài, chúng ta sẽ tìm
ra được lối bước mà Thiên Chúa muốn
dẫn đưa chúng ta đi vào.
|