Thiên Chúa quảng
đại – Charles E. Miller.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Ngày
nay có một điều khẳng định lớn lao mà
mọi người thợ, dù là nam hay nữ, nếu
họ cùng làm một công việc như nhau, cùng một
chất lượng như nhau sẽ được
trả bằng nhau. Đó chỉ là sự công bằng. Ngay
cái nhìn đầu tiên vào người chủ nợ trong
dụ ngôn của Chúa Giêsu, người đã trả cho các
người thợ cùng một mức lương dù có
người chỉ làm có nửa giờ. Bạn sẽ
trả cho những người thợ cùng một mức
lương nếu bọn họ làm cùng một thời
gian.
Một
cách để cắt nghĩa hành động lạ lùng
của người chủ này, không hề có sự bất
công trong việc trả lương cho những
người thợ, từ lúc bắt đầu cho
đến khi chấm dứt, họ đã đồng ý
chấp nhận mức lương công nhật rồi. Không
có sự bất công khi trả lương cho những
người thợ làm đầu tiên vì họ nhận
đúng những gì họ đã đồng ý. Và phần
lớn chúng ta đều không cảm thấy thoải mái
về dụ ngôn này. Chúng ta đã không thấu đáo
vấn đề.
Một
bước nữa để chúng ta nhận ra mình phải
thích ứng thế nào với dụ ngôn này. Không có lý do nào
để chúng ta nghĩ rằng, chúng ta là những
người đã làm việc lâu giờ và nhiệt thành cho
Chúa mà chúng ta lại được giới thiệu như
những người làm giờ thứ nhất, khi họ
nói: “Chúng tôi đã làm suốt cả ngày dưới cái nóng
gay gắt”. Thật sự chúng ta đã làm gì cho Chúa nếu
chúng ta so sánh chúng ta với những vị thánh lớn trong
suốt nhiều thế kỷ vừa qua? Và như vậy
chúng ta sẽ không có gì phàn nàn về dụ ngôn này nữa.
Vẫn
còn có nhiều ý nghĩa hơn ẩn chứa trong dụ
ngôn này, hơn những gì chúng ta có thể khiêm tốn và
thận trong áp dụng cho chính mình. Ý nghĩa đó
được tỏ lộ qua những lời của
vị chủ vườn. Khi người thợ làm vào
giờ thứ nhất phàn nàn với ông. Ông đã trả
lời cách mạnh mẽ “Tôi không hề để cho anh
bị thiệt hại”. Và tiếp đó ông thêm một câu
hỏi khó trả lời: “Không phải tôi được
tự do sử dụng tiền theo ý tôi sao?” Đối
với câu hỏi này, những người công nhân sẽ
không có cách trả lời nào khác ngoài việc gật
đầu xác nhận. Nhưng người chủ
vườn còn nói thêm một câu tỏ lộ điều
cốt yếu của dụ ngôn này: “Hay là anh ghen tị vì
tôi quảng đại chăng?”
Tóm
lại, dụ ngôn này nói về sự quảng đại
của Thiên Chúa. Thật sự là tất cả những
người thợ, ngoại trừ người cuối
cùng, không biểu thị cho một nhóm người nào trong
dân chúng. Chúa Giêsu bao gồm những người thợ làm
sớm trong dụ ngôn chẳng qua vì người muốn
nhấn mạnh rằng, Thiên Chúa luôn luôn công bình nhưng
quan trọng hơn là Người rất quảng
đại. Thiên Chúa quảng đại với hết
thảy mọi người cuối cùng vào vườn nho
biểu thị cho hết thảy chúng ta.
Thiên
Chúa ban phát ân sủng của Người cho mọi
người. Chúng ta không cần phải cố gắng tìm
hiểu tại sao một số người có vẻ
như coi thường ân sủng của Thiên Chúa. Nỗ
lực của chúng ta sẽ đặt vào việc nhận
biết những ân sủng quảng đại của Thiên
Chúa ban xuống trên chúng ta. Người đã ban cho chúng ta
đời sống, gia đình, thế giới mà chúng ta
đang sống và Người đã ban cho chúng ta
đức tin công giáo. Tất cả những điều
này đều là ân sủng, là đặc ân đến
từ Thiên Chúa. Không có gì dù đơn sơ mặc lòng mà
chúng ta có thể làm để đáng được
hưởng phúc lành của Thiên Chúa.
Sự
quảng đại của Thiên Chúa được biểu
lộ trong suốt phụng vụ hy tế Thánh Thể. Người
nuôi dưỡng chúng ta bằng Thịt và Máu của
người con Thần linh của người. Chúng ta thú
nhận sự bất xứng của mình: “Lạy Chúa, con
chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con”, những vị thánh
cao cả nhất cũng không xứng đáng với Thánh
Thể, và các ngài còn không được hưởng
dồi dào bí tích ấy như chúng ta. Sau khi chúng ta thú
nhận sự bất xứng của mình. Chúa Giêsu mời
gọi chúng ta đến với Người để lãnh
nhận Mình và Máu Người trong đức tin.
Và
nhờ đức tin đó mà chúng ta không bao giờ phàn nàn
với Thiên Chúa như những người thợ đã
làm đầu tiên, nhưng luôn luôn biết dâng lời
tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa, Đấng cao
vượt hơn cả trí tưởng cuả chúng ta là
sự quảng đại của người dành chúng ta.
|