Sự công bằng
của Chúa
Qua tiên tri Isaia, Thiên Chúa
đã khẳng định: tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng
của các ngươi và đường nẻo của Ta cũng không phải là đường nẻo của các ngươi. Với dụ ngôn những
người thợ giờ thứ mười một, Chúa Giêsu đã
cho chúng ta thấy sự
khác biệt giữa đường lối và cách
cư xử của Chúa.
Thật vậy,
một người chủ thuê thợ vào làm
trong vườn nho của mình. Những người thợ
này được thuê vào những
giờ giấc khác nhau. Những người được thuê vào sáng sớm
với giá thoả thuận là một quan
tiền một ngày. Những người thợ
khác thì được thuê vào giờ thứ
ba, giờ thứ sáu và
giờ thứ chín. Nhưng cũng có những người được thuê vào giờ thứ
mười một, nghĩa là vào
một thời điểm rất muộn. Tuy được thuê
vào các giờ
khác nhau, nhưng họ lại kết thúc công việc
trong cùng một lúc. Như thế, số giờ làm việc có khác nhau,
nhưng số tiền mọi người lãnh được lại bằng nhau, kẻ đến sớm cũng như người tới muộn, mỗi người đều nhận được một quan tiền, theo sự thoả
thuận giữa ông chủ và
những người
thợ được
thuê sớm nhất. Cách đối xử của ông chủ
đã làm cho những người đến muộn vui mừng, nhưng lại tạo nên sự bất
mãn nơi những kẻ được thuê từ sáng sớm.
Bất mãn vì không
được hơn
người tới muộn, mà cũng có thể
là bất mãn vì người
tới muộn cũng được lãnh như mình.
Và ông chủ
đã trả lời cho những
kẻ bất mãn về lý
do hành động của ông như
sau: Há tôi
lại không được phép làm như tôi
muốn hay sao?
Những ám chỉ
của dụ ngôn thật rõ ràng: Ông
chủ tượng trưng cho Thiên Chúa. Những người
thợ được
thuê từ sớm là những
người Do Thái.
Còn những người thợ giờ thứ mười một là tất
cả các dân tộc khác,
được gọi
là dân ngoại.
Dụ ngôn là câu trả
lời của Chúa Giêsu cho
những người
biệt phái và Do Thái, từng
kêu trách về sự ưu đãi của Chúa đối với những người họ gọi là dân ngoại.
Đồng thời qua đó
Chúa Giêsu còn cho chúng
ta thấy rõ lòng nhân
từ của Thiên Chúa thì
vượt lên trên tất cả những loại trả công của nhân loại. Tuy nhiên, không phải
vì thế mà hành động
của Ngài lại mang tính cách tuỳ
tiện và bất chấp sự công bằng.
Đối với Nước Trời, không có vấn
đề buôn bán hay trả giá, mà hoàn
toàn chỉ vì lòng nhân
từ và thương xót của Chúa.
Còn chúng ta thì sao? Là những
người thuộc
về một gia đình đạo
gốc và bản thân vốn lại là người siêng năng sốt sắng, trung thành tuân
giữ mọi điều răn, có thể là
từ nhỏ cho tới lớn,
chúng ta nhiều khi tự cho mình
cái quyền được hưởng
những ân huệ của Chúa hơn những
người khác, nhất là những
người chẳng
hề biết đạo và thực hành đạo như chúng ta. Tuy
nhiên chúng ta cần lưu
ý một điều:
Thiên Chúa là Đấng yêu thương và Ngài đối
xử với mỗi người chúng ta quá
lượng chúng ta có thể
mong ước và mường tượng ra được. Bởi đó thái độ
căn bản sẽ là cõi
lòng biết ơn và vui
mừng trước
những gì Thiên Chúa ban cho người khác, cũng như ban cho chính bản thân chúng ta.
|