Chiến thắng lòng
ghen tị – Lm. Ignatiô Trần Ngà
Cuối ngày, những người
thợ vườn nho đi làm từ sáng sớm, đã
được lãnh tiền công đúng như đã thoả
thuận với chủ từ đầu, thế nhưng
họ vẫn không hài lòng, lại còn lẩm bẩm kêu trách
chủ vườn đã cho những người
đến làm sau được hưởng đồng
lương bằng họ. Họ tỏ ra
bất bình và ghen tị với các đồng nghiệp
chỉ vì những người nầy ít tốn mồ hôi
hơn mà cũng được hưởng tiền lương
bằng mình.
Lòng ghen tị đã xuất hiện
từ khởi thuỷ loài người. Cain ghen tị với Aben
là người em yêu quý của anh chỉ vì lễ vật
của Aben được Chúa thương chấp
nhận, còn lễ vật của anh thì bị Thiên Chúa khước
từ. Lòng ghen tị đã xui khiến
Ca-in đánh chết em.
Theo sách Samuen, Đavít là vị anh hùng tài
hoa trẻ tuổi đã lập được chiến
công oanh liệt, cứu nguy cho dân quân Israel bằng cách giao
chiến một-chọi-một với tên Gô-li-át khổng
lồ thuộc phe Phi-li-tinh, hạ gục y chỉ bằng
một phát ná bắn đá và dùng chính thanh gươm
của y mà chặt đầu y. Thế rồi quân Israel
thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ,
tràn lên giết hại rất nhiều quân Phi-li-tinh thù
nghịch.
"Khi Đavít thắng trận trở
về, phụ nữ từ hết mọi thành của
Israel kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Sa-un, với trống
con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt.
Họ ca hát rằng: "Vua Sa-un hạ được hàng
ngàn, ông Đavít hàng vạn".
Thế là từ lúc ấy, lòng ghen
tị sục sôi trong lòng vua Sa-un, khiến nhà vua phóng giáo vào
Đavít đang khi Đavít gảy đàn cho vua nghe. May thay Đavít kịp né
mình thoát chết trong gang tấc. Rồi sau đó, vua
lùng sục Đavít tận thâm sơn cùng cốc, quyết
hạ sát cho bằng được vị anh hùng kiệt
xuất nầy. (Samuen I, chương 17-18)
Qua trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu ám
chỉ đến lòng ghen tị của những
người biệt phái đối với những
người thu thuế và tội lỗi vì những
người nầy được Chúa Giêsu yêu thương
và tiếp đón.
Người ta không muốn cho
người khác trội hơn mình và thậm chí không
muốn cho người khác được bằng mình. Ai cũng muốn mình nổi bật
hơn, chói sáng hơn, vinh quang hơn người khác. Khi khát vọng nầy không được thoả
mãn, và nhất là khi thấy người khác thành công,
thắng lợi hơn mình, thì lòng ghen tị phát sinh.
Lòng ghen tị làm xấu đi những
tương quan tốt đẹp vốn có giữa anh em
bạn bè. Lòng ghen tị còn xui khiến
người ta làm hại nhau, làm cho xã hội chậm
tiến và kém phát triển.
Làm sao dập tắt được lòng
ghen tị? Nó vẫn
chế ngự và tiếp tục khống chế con
người cho tới khi nhắm mắt tắt hơi. Muốn
thoát ra khỏi sự khống chế của lòng ghen
tị, chúng ta cần sáng suốt nhận thức hai
điều nầy:
1. Sự may lành của người,
sự thành công của người khác luôn mang lại
lợi ích cho chúng ta.
Thế giới nầy cần phải
có nhiều người tài giỏi hơn bạn và tôi, càng
nhiều càng tốt.
Nếu ai cũng chỉ có khả năng bằng bạn và
tôi thôi thì làm gì có máy bay, có TV, có điện thoại di
động và máy tính!...
Xã hội nầy cần phải có
nhiều người giàu có hơn bạn và tôi. Nếu ai cũng nghèo
như bạn và tôi thì lấy đâu ra vốn để
đầu tư và phát triển và thế là quốc gia còn
lâu mới thoát cảnh lạc hậu nghèo nàn.
Đất nước nầy cần có
nhiều người trí thức hơn, thông thái hơn, khôn
ngoan hơn bạn và tôi. Nếu ai cũng nông cạn và thiển cận
như tôi thì làm gì có văn minh và tiến bộ.
Vậy thì hãy cầu mong cho có nhiều
người trỗi vượt hơn ta về nhiều
phương diện chứ đừng cầu mong
người khác thua ta hoặc bằng ta, bởi vì: "con
hơn cha thì nhà có phúc; sau hơn trước thì nước
văn minh".
2. Tất cả mọi người làm
nên một thân thể.
Qua Thánh Phaolô, Thiên Chúa bày tỏ cho nhân
loại biết rằng muôn người trên thế gian
cũng chỉ là một:
"Thật vậy, ví như thân
thể người ta chỉ là một, nhưng lại có
nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân
thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể,
thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta,
dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta
đều đã chịu phép rửa trong cùng một
Thần Khí để trở nên một thân thể" I Cr
12, 12-13)
"Bởi vì chỉ có một tấm
Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh
ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là
một thân thể" (I Cr 10, 17)
"Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã
không cho những người thuộc các thế hệ
trước được biết, nhưng nay
Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các
thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người biết
mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ
Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa
kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành
một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa
hứa." (Ep 3, 5-6)
Xin cho mọi người hiểu
rằng mỗi người là một tế bào trong cùng
một thân thể lớn lao là nhân
loại. Nói khác đi, mỗi người
chúng ta là một bộ phận trong thân mình nhân loại.
Người nầy là tim, người
khác là gan, người kia là phổi... Nếu trong thân
thể nầy, quả tim mạnh lên thì
các bộ phận khác phải mừng cho tim và mừng cho
toàn thân, hà cớ gì phải buồn, vì nhờ tim mạnh mà
toàn thân được khoẻ. Tim suy yếu hay ngừng đập
thì toàn thân còn gì?
Tương tự, nếu như
phổi mạnh lên thì toàn thân phải mừng cho phổi,
sao lại ghét ghen, vì nhờ thế mà cả cơ thể
khoẻ mạnh an lành; chứ nếu
phổi lủng, phổi nám thì toàn thân cũng phải liên
quan.
Vì thế, thay vì ghen tị trước
những thành công của người khác, ta hãy vui mừng
hân hoan, vì sự thành công của họ đem lại
nhiều lợi ích cho ta và cho toàn thể mọi
người;
Vì thế, thay vì buồn phiền khi có
nhiều anh chị em bè bạn chung quanh
vượt lên khỏi ta mà tiến tới, ta hãy thành
thật chúc mừng vì nhờ thế đất
nước nầy sẽ được tiến bộ,
văn minh hơn.
|