Hãy tha thứ để
được thứ tha
GỢI Ý
1. “Nợ” và
"trả nợ"
Theo nguyên tắc, mắc nợ thì phải
trả nợ. Cho mượn nợ thì có
quyền đòi nợ. Nợ - đòi - trả: đó
là cách cư xử công bình. Nhớ rằng trên thực
tế có rất nhiều thứ nợ không thể trả
nổi: chẳng hạn con nợ đã sạt nghiệp
trắng tay, con nợ thiếu nhiều quá sức chi
trả v.v. Gặp những trường hợp ấy ngay
cả tòa án cũng đành phải bó tay: cùng lắm là
tịch thu tài sản bán được bao nhiêu trả
bấy nhiêu, rồi bắt người thiếu nợ
phải ngồi tù. Các chủ nợ dù muốn hay không
cũng đành phải chịu mất hoặc nhiều
hoặc ít Trường hợp thứ hai này là: Nợ -
không đòi được - đành bỏ: đây là cách
cư xử không theo phép công bình.
Nghĩa là ngay cả trên bình diện cư
xử tự nhiên, có nhiều trường lợp không
thể xử công bình được. Huống
chi trên bình diện đạo đức, siêu nhiên.
Nói
cụ thể hơn, thiếu tiền nhau ("nợ"
đúng nghĩa) thì còn có thể đòi nhau theo
công bình, còn có tội, có lỗi với nhau ("nợ"
theo nghĩa rộng hơn) thì khó tính toán công bình với nhau
được.
Bài
Tin Mừng này đề cập đến thứ
"nợ" theo nghĩa rộng, nghĩa
là những tội lỗi người ta phạm
đối với Chúa và đối với nhau. Đối với loại này, chỉ có cách là tha
thứ.
Bài
Tin Mừng đưa Thiên Chúa ra làm gương tha thứ
trước: Tội lỗi chúng ta phạm đến Chúa
là thứ nợ không thể nào trả hết
được. Như lời Thánh vịnh
"Nếu Chúa chấp tội thì ai nào đứng vững
được". Bởi vậy Thiên
Chúa đã tha thứ.
Và bài Tin Mừng khuyến khích ta noi
gương Chúa đồng thời cho biết làm như
thế chỉ có lợi cho ta mà thôi.
2. Những dây
chuyền phản ứng khác nhau.
Con
người quen sống theo dây chuyền
trả đũa: Mắt đền mắt, răng
thế răng, phỏng đền phỏng, bầm
đền bầm, sưng đền sưng, mạng
đền mạng... Thứ dây chuyền này sẽ kéo theo hết mắt này đến mắt khác,
răng này đến răng khác, mạng này đến
mạng khác.
Trong
Tin Mừng, có một dây chuyền ngược lại: Xin
tha cho chúng con - như chúng con cũng tha kẻ mắc
nợ chúng con; Hãy tha - thì sẽ được tha lại;
Hãy cho - thì sẽ được cho lại dư
đầy. Thứ dây chuyền này dẫn
đến tình nghĩa, tình yêu ngày càng đậm đà,
nồng ấm.
Đức
Giêsu muốn các môn đệ mình đừng theo
dây chuyền thứ nhất"mà hãy theo dây chuyền
thứ hai.
3. "Hãy nhớ
đến điều sau hết và chấm dứt hân thù”
Đó là câu của Ben Sira, người có công
sưu tập kho tàng khôn ngoan ngàn đời cuả nhân
loại.Câu này rất chí lý.
Ta
hãy ra nghĩa địa mà nhìn: Những con người
đã một thời ăn thua
đủ với nhau dều nằm cạnh nhau, bất
lực, im lìm... Còn làm chi nhau được nữa!
Và nếu ta có nhìn lên cao, để thấy
lúc những người ấy ra trình diện trước
tòa phán xét của Chúa. Người nào người
nấy cũng đầy nợ với Chúa nhưng
đồng thời vẫn khư khư nắm chặt
tờ giấy ghi nợ của người khác đối
với mình. Quan toà nói sao? “Hỡi
tên án độc kia. Ta đã tha hết
nợ cho ngươi, sao ngươi không chịu
thương bạn ngươi như Ta đã thương
ngươi” Rồi quan toà tống giam kẻ ấy vào ngục
cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng.
Sau
đó ta hãy nhìn lại những nấm mồ ấy, và
tự hỏi: Họ đã trả hết đồng xu
cuối cùng chưa? Bởi thế Ben Sira khôn ngoan đã
khuyên: "Hãy nhớ đến điều sau hết, và
chấm dứt hận thù”
4. Xin lỗi.
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến
một việc chúng ta cần làm trong Mùa Chay. Đó
là tha thứ. Nhưng tha thứ là một việc song
phương, nghĩa là việc không phải của một
người mà là của hai người: người tha và
người xin tha. Trong những va
chạm thường xuyên của cuộc sống chung, có
khi chúng ta là người bị xúc phạm cho nên tư
thế của chúng ta là người tha, có khi chính chúng ta là
người gây xúc phạm nên tư thế là người
phải xin tha.
Tha và xin tha, việc nào khó hơn? Thiết nghĩ,
trong những tập thể khá đạo đức
như một giáo xứ chẳng hạn thì tha là việc
dễ hơn: mình bị một anh chị em nào đó xúc
phạm. Nếu anh chị em đó tới xin
lỗi mình thì chắc là mình tha liền. Việc
khó hơn chính là việc xin tha. Vậy
chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về việc này. Xin
bắt đầu bằng một câu chuyện xảy ra
ở nước Ba lan:
Trên
một chuyến xe lừa chạy
về Varsava có 3 thương gia ở chung một toa
đang chơi đánh bài. Đến một
trạm nọ, thêm một người bước lên
nữa. 3 thương gia thấy có thêm
người liền rủ người ấy cùng chơi
cho đủ 4. Nhưng người khách
từ chối khéo. Họ cố mời
mãi nhưng người khách vẫn cương quyết
từ chối. Thế là họ nổi
giận và chửi rủa nặng lời. Người khách cũng làm thinh. Khi tàu đến ga cuối, mọi người
đều xuống. 3 thương gia
thấy một đám người rất đông cầm
hoa đến đón người khách ấy. Họ
hỏi một trong những người đó: ông ta là ai mà
được nhiều người hâm mô thế?
Người khách trả lời: Đó là Rabbi Salomon, một
Rabbi nổi tiếng khắp nước
về lòng nhân từ và đạo đức. Khi ấy 3 thương gia mới hối hận
vì những lời chửi rủa của mình. Một người tiến đến Rabbi Salomon
ngỏ lời xin lỗi. Nhưng Vị Rabbi quay mặt đi, chẳng chịu tha. Các tín
đồ của ông ngạc nhiên quá, hỏi: "Thầy
vốn là một người nhân từ và đạo
đức. Nhưng sao Thầy không tha cho
một kẻ đã biết lỗi và xin lỗi
Thầy?" Vị Rabbi giải
thích: "Kẻ mà anh ta đã chửi không là một hành
khách tầm thường. Còn người mà
anh ta xin lỗi là Rabbi Salomon. Anh ta đã xin lỗi
lầm người rồi".Câu chuyện có ý nói
rằng: người ta dễ xin lỗi đối với
những người có địa vị cao, có quyền
lực lớn. Nếu thương gia nọ
không biết người mình đã chửi là một nhân
vật nổi tiếng thì chắc chắn anh ta không xin
lỗi đâu.
Câu
chuyện trên cũng dạy chúng ta bài học này là: muốn
xin lỗi thì ta phải khiêm tốn, hạ mình.
-
Nhiều khi chúng ta không thể mở miệng xin lỗi
được đối với những người
nhỏ hơn mình. Ta cho rằng chỉ có người
nhỏ xin lỗi người lớn chứ không bao giờ
ngược lại.
-
Nhiều khi chúng ta không mở miệng xin lỗi
được vì chúng ta còn tự ái, cho rằng làm như
thế là nhục.
-
Nhiều khi chúng ta không mở miệng xin lỗi
được vì cho rằng như thế là tự
nhận rằng mình sai. Ta tưởng rằng như
thế là tự trọng. Nhưng đó là
sự tự trọng không đúng chỗ và là biểu
hiện của tính xấu kiêu ngạo. Satan
chống lại Chúa. Sau đó nó biết
lỗi nhưng nó không bao giờ xin lỗi. Giuđa sau khi bán Chúa cũng biết lỗi,
nhưng cũng không xin lỗi.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã ngỏ
lời xin lỗi với cả thế giới về
những lầm lỗi của Giáo Hội trong quá khứ. Trước
khi Đức Giáo Hoàng làm việc này, nhiều người
trong Giáo Hội đã cản ngăn Ngài vì nghĩ rằng
làm như thế là hại đến uy tín của Giáo Hội.
Tuy nhiên sau khi Đức Giáo Hoàng làm việc
đó thì lạ thay, người ta chẳng những không
chê cười? Trái lại còn khen ngợi Ngài; uy tín
của Giáo Hội chẳng những không giảm mà còn
tăng thêm.
Tóm lại, Lời Chúa hôm nay bảo chúng ta tha
thứ. Nhưng Lời Chúa cũng bảo chúng
ta làm một việc khác khó hơn, đó là biết xin
lỗi. Muốn thế, chúng ta phải
khiêm tốn hạ mình. Chúng ta nên biết rằng
hạ mình xin lỗi không phải là nhục nhã, trái lại
sẽ sinh nhiều kết quả rất tốt
đối với bản thân, nó làm tăng uy tín của mình
đối với cuộc sống chung, nó hàn gắn
những vết thương do những va chạm gây ra và
giúp cho cuộc sống chung được ấm êm
hạnh phúc hơn..
5. Chuyện minh
họa
a/ Tha thứ
Ngày nọ, Đức giám mục John Selwyn
thấy một cậu con trai người bản
địa cư xử thô bạo với các trẻ khác,
ngài gọi cậu lại khiển trách. Chẳng những
không chịu nghe, cậu ta còn vung tay
đánh vào mặt vị giám mục. Mọi
người thấy vậy đứng chết trân. Nhưng vị giám mục không cho họ làm gì.
Rồi ngài quay lưng và lặng lẽ bỏ
đi.
Nhiều năm sau, một nhà truyền giáo
được mời đến với một bệnh
nhân. Ông sắp chết và xin được Rửa
tội.
Khi nhà truyền giáo hỏi anh muốn lấy
tên thánh là gì. Anh đáp: "Xin đặt là John Selwyn, vì
chính ngài đã dậy cho tôi biết đức Kitô là ai khi
tôi đánh ngài?
b/ Xin tha
Satan
phàn nàn với Chúa: "Ngài không công bằng. Nhiều
tội nhân làm điều sai trái và Ngài lại đón
nhận họ. Thật ra, có
người trở lại sáu bảy lần và Ngài vẫn
nhận. Tôi chỉ phạm một lỗi lớn mà
Ngài kết án tôi đời đời?
Chúa nói: "Đã bao giờ ngươi xin tha thứ
hoặc ăn năn chưa?".
|