Chính khi thứ tha là khi
được tha thứ – Anmai
Trang Tin Mừng mà
chúng ta vừa nghe tiếp liền với ý nghĩa của
trang tin mừng Chúa nhật 23 thường niên tuần trước.
Tuần trước, Chúa Giêsu mời gọi mỗi
người chúng ta một cách hết sức tế nhị
khi sửa lỗi với anh chị em đồng loại.
Hôm nay, Chúa mời gọi mỗi người chúng ta tha
thứ cho anh chị em đồng loại nếu như
anh chị em đồng loại xúc phạm đến chúng
ta.
Thánh Phêrô vốn
dĩ là một con người mang trong mình dòng máu nóng, tính
bộc trực nên vừa khi nghe nói vấn đề gì
đó Ngài không chịu suy xét, Ngài không trầm lắng
đủ để giải quyết vấn đề.
Ruột của Ngài thẳng như ruột ngựa vậy,
bụng nghĩ sao là nói vậy ngay chứ không hề suy
tính thiệt hơn. Nói về việc anh em đồng
loại xúc phạm đến mình, Ngài rất hào phóng,
rất rộng rãi. Tha một lần đã là quá đáng
lắm rồi, theo như cách suy nghĩ của nhiều
người. Ngài hào phóng, Ngài nói với Chúa Giêsu là Ngài tha
bảy lần tưởng chừng là được
Thầy Giêsu khen nhưng đáng tiếc Thầy Giêsu đã
nói với Ngài không phải là tha bảy lần nhưng
lại là bảy mươi lần bảy. Bảy
mươi bảy lần: có bản ghi là 77 lần 7, trong
câu trả lời này, Chúa Giêsu đã đưa vào bài ca báo
thù của Lamek nơi sách sáng thế 4,24 "Cain
được báo thù gấp 7, nhưng Lamek tới 70
lần 7". Nhưng thay vì nói báo thù thì Chúa Giêsu lại nói
tha thứ. Cả hai cách nói đều có ý nói số lần
là vô hạn vì thế ở đây Chúa dạy là phải tha
thứ luôn.
Luật xưa
dạy người ta mắt đền mắt răng
đền răng nhưng Chúa Giêsu đến Chúa Giêsu
đã sửa luật cũ đó. Sự tha thứ cho
đồng loại để được Chúa nghe
lời cầu xin được đề cao. Chúng ta được
sinh ra và sống thời Tân Ước - thời của Chúa
Giêsu - khác với những gì Cựu Ước đã
dạy nhưng lòng chúng ta cứ xử với anh chị em
đồng loại như thời Cựu Ước
vậy. Chúng ta vẫn mang trong mình cái máu đòi nợ máu
của anh chị em đồng loại khi anh chị em
đồng loại xúc phạm đến chúng ta.
Một câu chuyện có thật, nó mang
đầy tính nhân đạo, đầy tình người
trong phòng xử án của Tòa Án Nhân Dân Thành phố HCM:
Người đàn ông khoảng hơn 70 tuổi, mái tóc
bạc trắng, lững thững bước lại
chiếc bàn dành cho đại diện hợp pháp của
người bị hại. Đưa ánh mắt đau xót,
khắc khoải nhìn bị cáo đang cúi gằm mặt
trước vành móng ngựa một hồi lâu, rồi ông
cất giọng chậm rãi: "Ngày con tôi chết, tôi
bồng con trên tay, điếng người". Cả
phòng xử im lặng lắng nghe. Không gian như ngưng
đọng. Tôi có cảm giác phạm nhân đang gồng
mình chờ đợi, một cách cam chịu, những
lời lẽ trách cứ đầy oán giận từ
người nhà nạn nhân. Hít một hơi thở
thật sâu, cha của nạn nhân khó nhọc nói tiếp:
"Hôm nay tôi đến đây để xin tha tội
chết cho kẻ đã giết con tôi. Tôi không muốn có
thêm một người cha, người mẹ phải
đau khổ khi chứng kiến cái chết của con
mình". Nhiều tiếng thì thầm từ phía bạn bè,
người thân của phạm nhân. Họ đang hy
vọng.
Cách nay không lâu, Tòa Án Nhân Dân Thành phố
HCM đã đưa vụ án giết người của
kẻ thủ ác ra xét xử sơ thẩm. Lần ấy,
Phạm nhân bị tuyên án tử hình. Mẹ phạm nhâà
nội ngất lịm, tưởng như có thể
chết cùng đứa con trai duy nhất. Bạn bè phạm
nhân khóc vì thương người bạn hiền lành,
tốt bụng, tài năng. Còn 15 ngày kháng cáo, họ chạy
ngược xuôi mong tìm kiếm những tình tiết có
thể xin giảm nhẹ hình phạt cho phạm nhân.
Bản thân phạm nhân, nghĩ đến ngày phải
vĩnh viễn ra đi khi nhiều mơ ước
vẫn chưa thực hiện bỗng thấy yêu da
diết cuộc sống. Phạm nhân làm đơn kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt.
Đứng trước Tòa Phúc thẩm
Tối cao, phạm nhân không nói gì nhiều để
biện minh cho hành vi tàn nhẫn của mình. Lời nói sau
cùng, phạm nhân xin lỗi gia đình nạn nhân, cám ơn
những người đã vì phạm nhân mà chịu
nhiều đau khổ, vất vả. Trong trường
hợp không được khoan hồng, phạm nhân xin
hiến toàn bộ nội tạng cho ngành y và bộ
xương cho Trường Đại Học Mỹ
thuật Thành phố HCM. Nghe phạm nhân nói, nhiều
người bạn của phạm nhân đã bật khóc.
Cuối cùng, phạm nhân đã trở về con
người thật của mình. Yêu nghề, yêu
trường và sống vì người khác.
Tâm sự với tôi, cha của nạn
nhân nói: "Vì tình thương yêu đối với con, tôi
không bao giờ tha thứ cho kẻ đã giết con gái mình.
Con tôi chết, bao nhiêu tiền bồi thường cũng
không thể trả lại mạng sống cho nó, huống
chi số tiền gia đình phạm nhân đưa không
đủ để tôi nuôi con tôi học trong một
năm. Nhưng một lần nói chuyện với mẹ
phạm nhân qua điện thoại, bà ấy nói: "Không
có người mẹ nào có thể chịu được
hình ảnh người ta cột con mình vào một cái cây
để bắn. Như thế, thà tôi chết
trước còn hơn". Vậy là tôi quyết
định, dù điều đó thật không dễ với
tình cảm của tôi cùng sự phản đối
quyết liệt của gia đình". Để có
thể dự phiên tòa hôm nay, từ 3 giờ sáng, ông phải
một mình đi xe máy từ miền quê nghèo miền sông
nước lên Thành phố HCM. Tôi bảo, ông có thể
viết một lá đơn xin miễn tội chết cho
phạm nhân đến tòa vẫn được. Ông
lắc đầu: "Giúp người phải giúp cho trót.
Tôi phải lên đây nói cho rõ, may ra Hội đồng Xét
xử mới tin mà xem xét cho nó. Mong là nó biết hối
lỗi, biết thương mẹ mà sống có ích".
Cuối cùng, Hội đồng Xét
xử cũng chấp nhận kháng cáo của phạm nhân,
tuyên phạt án chung thân. Phạm nhân sẽ tiếp tục
được sống để sửa chữa sai
lầm và để có cơ hội cống hiến tài
năng của mình cho nghệ thuật. Nghe xong bản án,
cha của nạn nhân vội vã ra bãi gửi xe. Trước
mắt ông là quãng đường về nhà dài dằng
dặc cùng nỗi đau mất con không dễ nguôi ngoai dù
thời gian có trôi qua...
Câu chuyện thật
giữa đời thường và hết sức
thường này gợi lên cho chúng ta về lòng bao dung,
về tình người, về lòng nhân đạo, về
sự tha thứ... Người cha trong câu chuyện này
ắt hẳn là người không phải là người
Công giáo nhưng ông mang trong mình tâm tư của người
Công giáo và ông đã sống theo lời Chúa Giêsu dạy dù ông
không biết Chúa Giêsu là ai. Người cha trong câu chuyện
này đã sống tột đỉnh của lòng bao dung
của sự tha thứ. Ông cũng không ngại bộc
bạch rằng sự tha thứ ấy không dễ chút nào
với tình cảm của ông cũng như sự phản
đối quyết liệt của gia đình về
quyết định tha thứ của ông. Sự tha thứ
của ông tưởng chừng như đơn giản
nhưng thử hỏi mỗi người chúng ta khi
đứng vào vị thế của ông, chúng ta dẫu là
người Công giáo, thấm nhuần lời giáo huấà
nội của Chúa chúng ta có can đảm tha thứ cho
kẻ đã giết đứa con thân yêu của chúng ta
không ? Hay là chúng ta đòi người khác phải
đền nợ máu cho chúng ta, người khác phải
trả cho chúng ta đến đồng xu cuối cùng.
Trở lại
với trang tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu phải nói là
người có biệt tài về dùng ví dụ cũng như
phóng đại tính chất nghiêm trọng trong ví dụ
của mình. Dừng lại một chút chúng ta sẽ
thấy khập khiễng làm sao ấy giữa hai món
nợ. Một bên thì nợ vua mười ngàn nén vàng,
một bên thì người bạn nợ một trăm quan
tiền. So sánh giá trị giữa một trăm quan
tiền và mười ngàn nén vàng chúng ta thấy một
khoảng cách xa vời vợi. Điều này Chúa Giêsu
muốn nói rõ cho mỗi người chúng ta là chúng ta nợ
Chúa quá nhiều và Chúa tha cho chúng ta còn anh chị em chúng ta
nợ chúng ta quá ít mà chúng ta lại đòi anh em chị chúng
ta trả cho bằng hết như trong ví dụ của Chúa
Giêsu.
Đừng nói gì
đến lòng mến, lòng bác ái. Chỉ cần nói
đến sự công bằng thôi thì chúng ta thấy chúng ta
sống quá ư là bất công. Bất công không chỉ
với Chúa mà con bất công với anh chị em đồng
loại. Kinh Lạy Cha chúng ta vẫn thường râm ran:
Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ
chúng con. Miệng thì đọc thế nhưng lòng có
thật sự tha hay không ? Hay là miệng thì đọc
nhưng lòng cứ muốn đòi nợ máu anh chị em
đồng loại của mình.
Lời Chúa trong
thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma chúng ta
vừa nghe nhắc nhớ mỗi người chúng ta: không
ai trong chúng ta được sống cho mình... chúng ta có sống
là sống cho Chúa, chết là chết cho Chúa... Dù sống dù
chết chúng ta thuộc về Chúa vì chưng Chúa đã
sống, đã chết là để làm chúa kẻ sống và
người chết. Chúa là Chúa của mỗi người
chúng ta vậy mà nhiều lúc chúng ta tước đoạt
quyền làm Chúa trên cuộc đời chúng ta. Tước
đoạt quyền làm chúa của Chúa là chuyện hết
sức là bi hài. Chỉ có Chúa mới làm chúa, làm chủ
cuộc đời mỗi người chúng ta vậy mà
chúng ta muốn làm chúa, làm chủ cuộc đời
người khác và bắt người khác phải làm tôi,
phải trả nợ cho chúng ta.
Nếu đọc
thêm một câu của đoạn thư Thánh Phaolô gửi
cho tín hữu Rôma nữa chúng ta sẽ thấy Ngài nói:
"Còn ngươi, tại sao ngươi xét đoán anh em
ngươi ? - Hay ngươi, tại sao ngươi khinh
anh em ngươi? Vì ta hết thảy sẽ ra trước
tòa Thiên Chúa". (Rm 14,10). Chúng ta thường mang cái
bệnh xét đoán anh em, kết án anh em và ra hình phạt
với anh em. Và thường hơn nữa trong cuộc
sống thường nhật chúng ta hay mang trong mình
chứng bệnh khinh thường anh chị em đồng
loại khi họ nghèo hơn chúng ta, khi họ khổ
hơn chúng ta, khi họ bất hạnh hơn chúng ta, khi
họ yếu đuối hơn chúng ta, khi họ vấp
phạm điều gì đó mà cộng đoàn đều
biết. Thế nhưng Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng:
hết thảy chúng ta sẽ ra trước toà Thiên Chúa. Khi
và chỉ khi ra trước toà Thiên Chúa thì khuôn mặt
thật của chúng ta, tấm lòng thật của chúng ta
sẽ phải bị phanh phui ra trước mặt Chúa thôi.
Hiện giờ thì chúng ta còn lấp liếm, còn giấu
những sự ác, những sự gian tà, những hận
thù, ghen ghét anh chị em đồng loại nhưng khi ra
trước toà Chúa chúng ta không thể nào giấu
được.
Vậy, phải
chăng qua trang tin mừng ngắn ngủi, qua ví dụ
nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa của Chúa Giêsu hôm
nay chúng ta liệu liệu mà tha thứ cho những
người mắc nợ chúng ta có một trăm quan
tiền để hầu mong Chúa Giêsu tha cho chúng ta là
những con nợ đang mắc nợ Chúa với số
nợ quá lớn là cả ngàn nén vàng. Chúng ta muốn Chúa tha
thứ cho chúng ta thì điều kiện cần,
điều kiện trước hết là chúng ta phải
biết tha thứ cho anh chị em đồng loại.
Nếu chúng ta bắt đền, đòi nợ anh chị em
đồng loại thì nào Chúa lại tha cho chúng ta. Chúng ta
cứ ngẫm nghĩ thử xem có phải là chính lúc chúng ta
thứ tha là lúc mà chúng ta được tha thứ hay không ?
Nguyện xin Chúa Giêsu là Đấng giàu
lòng bao dung, chậm bất bình và giàu ân sủng thương
xót và tha thứ cho chúng ta những món nợ mà chúng ta nợ
Chúa cũng như nợ anh chị em đồng loại.
Nguyện xin Chúa Giêsu mở lòng mỗi người chúng ta
để chúng ta cũng biết tha thứ cho anh chị em
đồng loại để hầu mong Chúa cũng dễ
dàng tha thứ những món nợ mà chúng ta nợ Chúa. Amen.
|