MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Sửa Lỗi Nhau Thế Nào (suy Niệm Của Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng)
Thứ Tư, Ngày 13 tháng 9-2017
Sửa lỗi nhau thế nào

(Suy niệm của Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng)

Trong quyển sách về truyền thống của các vị ẩn tu có thuật lại câu chuyện sau đây: Một hôm, khi Đức Giám Mục A-mô-la đến thăm mục vụ một làng nọ, dân chúng đã bày tỏ với ngài lòng bất mãn tột độ của họ đối với một vị ẩn tu trên núi, vì ông ta đem theo một phụ nữ để chung sống. Vị ẩn tu này đã không ngớt là đối tượng để dân làng đàm tiếu, chỉ trích và lên án: "Hôm nay ngài đã đến đây thì ngài phải giải quyết dứt khoát tình trạng bê bối gây nhiều gương mù gương xấu của vị ẩn tu trên núi kia". Sau khi nghe những lời kết án gay gắt của dân làng, Đức Giám Mục quyết định leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt nối gót theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông kéo đến túp lều của mình thì hoảng sợ và bảo người phụ nữ chui vào trốn trong một chiếc thùng rỗng.

Đức Giám Mục là người đầu tiên đến trước túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó để nghỉ chân, rồi bình thản ra hiệu gọi dân làng vào và bảo: "Vào đây, anh chị em hãy vào mà lục soát túp lều để tìm người phụ nữ". Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà. Khi ấy, Đức Giám Mục mới nói: "Bây giờ anh chị em phải quỳ xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ". Nhưng sau đó, khi mọi người đã kéo nhau xuống núi, Đức Giám Mục tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rãi nói: "Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy".

Hai thái độ khác nhau đối với một người lầm lỗi giữa dân làng và Đức Giám Mục A-mô-la có thể giúp chúng ta hiểu giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay về việc sửa chữa lỗi lầm của nhau. Chúng ta thấy, ngược với phản ứng của dân làng, Đức Giám Mục A-mô-la đã cố gắng áp dụng lời khuyên của Chúa Giêsu. Trong một tình trạng khó xử, chúng ta thấy, trước hết, ngài đã tìm cách đem vấn đề đã được mọi người bàn tán trở thành một vấn đề cá nhân, để có dịp thuận tiện nói chuyện diện đối diện với vị ẩn tu. Tiếp đến, ngài đã không sửa lỗi ông như một người có thẩm quyền, trái lại, ngài đã dùng thẩm quyền của mình bảo vệ cho vị ẩn tu, để sau đó có thể khuyên nhủ ông như một người anh em. Sau cùng, dầu không cấu kết với đám đông để khinh thường và lên án vị ẩn tu đang vấp phạm, nhưng cũng không im lặng làm ngơ, ngài đã nêu bật mối nguy hiểm của lỗi lầm này đối với phần rỗi của đương sự, qua một lời khuyên nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn: "Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn".

Sửa chữa anh em là một điều rất hợp thánh ý Chúa. Ngài không muốn cho tội nhân phải hư mất mà được hối cải và được sống. Sửa chữa nhau là điều luật của bác ái: yêu tha nhân như Chúa yêu thương chúng ta. Mà yêu người là muốn sự lành cho người, là lo lắng kéo người ta ra khỏi tình trạng tội lỗi, đưa đến chỗ thánh thiện.

Nhưng để việc sửa chữa anh em đem lại kết quả mong muốn, thì ngoài sự cầu nguyện là việc rất cần thiết cho mọi cuộc trở lại, chúng ta phải thực hiện theo phương pháp và thứ tự như Chúa Giêsu dạy. Trước hết là gặp gỡ riêng giữa hai người, chỉ hai người thôi, ta và người sai lỗi, nếu chưa kết quả, nhờ một hay hai người khác cùng góp ý, nếu không kết quả mới đưa ra cộng đoàn hay trình lên những vị có thẩm quyền để giải quyết, hoặc tiếp tục cầu nguyện. Nếu làm hết cách theo khả năng mà chưa kết quả, hãy nhận sự giới hạn của mình và phó dâng người anh em cho lòng nhân từ của Chúa.

Như vậy, giúp nhau sửa chữa lỗi lầm, thiếu sót là một việc rất tốt và rất cần, nhưng khi làm việc này chúng ta phải nhớ là chỉ nên gặp gỡ trực tiếp cá nhân mà thôi, cùng lắm chúng ta mới nên nói qua trung gian, vì như vậy tránh được một người khác biết lỗi lầm đó, và càng tránh được nhiều bao nhiêu càng tốt. Đồng thời chúng ta hãy tự hỏi: "Nếu tôi là người được sửa sai đó, tôi sẽ phản ứng thế nào?". Tự hỏi mình như thế chúng ta sẽ biết mình phải nói gì và phải cư xử ra sao, bởi vì mỗi người đều có lòng tự ái.

Tóm lại, cầu nguyện cho nhau, cầu nguyện với nhau và sửa chữa lẫn nhau, đó là ba đặc tính của các cộng đoàn Ki-tô hữu hoặc trong các đoàn thể, các gia đình, các giáo xứ. Cầu nguyện cho nhau thì dễ, cầu nguyện với nhau khó hơn một chút, vì phải đồng tâm nhất trí, nhưng sửa chữa nhau là điều khó hơn cả. Việc sửa chữa nhau đòi hỏi một tình yêu thương cao độ, thứ tình yêu mà thánh Phaolô nói là chu toàn được tất cả mọi điều luật, nghĩa là gồm tất cả các đức tính khác, thứ tình yêu thành thật, thiết tha, thông cảm, cởi mở, đến nỗi người sửa lỗi có thể nói được tất cả và người được sửa lỗi có thể đón nhận tất cả. Tình yêu nơi người sửa lỗi nhiệt thành, muốn cho anh em nên tốt thật, và sẵn sàng hy sinh thời giờ, sức khỏe, nhẫn nại, chịu đựng, cũng như đem tất cả tài năng để tìm ra những biện pháp cần thiết, không kém tế nhị, để đưa người anh em tới chỗ tốt lành thánh thiện. Tình yêu nơi người được sửa lỗi phải thiết tha với sự trọn lành, tỏ ra biết ơn người sửa chữa mình, khiêm tốn và vui vẻ đón nhận, cũng như cương quyết thi hành những điều sửa bảo để nên tốt.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 24 Thường Niên A: Hãy Sẵn Sàng Tha Thứ Để Được Chúa Thứ Tha (9/14/2017)
Hãy Tha Thứ Vì Ta Cần Được Chúa Thứ Tha Chúa Nhật Xxiv Thường Niên Năm - A (9/14/2017)
Tương Trợ (9/14/2017)
Trừng Phạt Hay Phục Hồi? (suy Niệm Của Lm Nguyễn Khoa Toàn) (9/14/2017)
Trách Nhiệm - Lm. Giuse Trần Việt Hùng (9/14/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Đa Dạng Vô Thần (9/13/2017)
Chữ Khổ (9/13/2017)
Lễ Suy Tôn Thánh Giá: Thánh Giá Là Nguồn Tình Yêu Và Hy Vọng (9/13/2017)
Trách Nhiệm Liên Đới ----- (9/13/2017)
Tinh Thần Bác Ái Trong Việc Sửa Lỗi (9/13/2017)
Tin/Bài khác
Cấp Số Thương Xót (9/12/2017)
Quan Niệm Đức Ái Theo Thánh Phaolô (suy Niệm Của Lm Phêrô Nguyễn Hương) ----- (9/12/2017)
Nhắc Nhở Cách Nào? (9/12/2017)
Nghĩa Vụ Yêu Thương (văn Hào, Sdb Chuyển Ngữ) (9/12/2017)
Hoà Giải (9/12/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768