Anh
em sửa lỗi cho nhau.
I. Giải thích
bản văn
c.15 + "Anh em": Bài diễn từ về nếp
sống cộng đoàn (chương 18) đặt cơ
sở trên sự kiện là các Kitô hữu phải coi nhau là
"anh em". Thật vậy "anh em"
không phải chỉ là những người cùng cha cùng
mẹ với nhau, mà còn là những người cùng
thuộc một cộng đoàn tín ngưỡng với
nhau. Đức Giêsu sẽ nói về sau rằng
"tất cả chúng con là anh em nhau" (23,8).
Bởi đó trong Giáo hội khởi thủy, các Kitô
hữu quen gọi nhau là "anh em" (x. TđCv 9,17 15,23 16,40 Rm 14,10 1Cor 15,6 Col 1,2).
+ Lỗi phạm: chi tiết này
chứng tỏ Đức Giêsu không ảo tưởng
về nếp sống cộng đoàn của Giáo hội
Ngài:không phải là luôn hoàn hảo đâu,
vẫn còn có lỗi phạm. Vấn đề là: bản
chất của lỗi phạm ấy thế nào: lỗi kín
hay lỗi công khai? lỗi trực
tiếp đến ta hay lỗi không trực tiếp
hại ta? TOB cho rằng đây là lỗi công khai và lỗi
nặng, lỗi này không nhất thiết phải
đụng chạm trực tiếp tới ta (nếu Kitô
hữu chỉ can thiệp khi người khác lỗi
phạm trực tiếp tới mình thì không có tinh thần
cộng đoàn. Ở đây đang bàn về
tinh thần cộng đoàn). Bởi
vậy lối dịch "Phạm đến con" là
không đúng.
+ Hãy đi sửa bảo: không
nên hiểu là "đi xét đoán" vì ở Mt 7,1-5
Đức Giêsu đã khuyên môn đệ đừng xét
đoán ai. Động từ ở đây là "sửa
bảo" elegcho có nghĩa là cố gắng sữa
chữa trong tình bác ái để thu
phục 1 người có lỗi. Nói cách khác, mục đích
không phải để kết án mà là để thu phục.
+ "Được lợi"
(tiếng Pháp: gagner): không có nghĩa là đã thắng
được 1 kẻ thù, cũng không có nghĩa là giữ
được 1 người ban cho ta, mà có nghĩa giáo
hội:giữ được 1 phần
tử giáo hội khỏi tách rời xa giáo hội.
c 16- Đnl 19,15 "Theo
miệng 2,3 nhân chứng thì việc mới vững".
Đức Giêsu trích dẫn câu này nhằm dạy ta kiên
nhẫn và khôn ngoan:chớ vội 1 mình
kết luận về lỗi người khác; nhờ có 2,3
người nữa thì cũng tránh được ý
kiến chủ quan nhiều khi độc đoán.
c 17 - "Trình với giáo hội":không
phải cho Giáo hội lên án, mà cho GH long trọng khuyên
bảo một lần nữa kẻ có lỗi hãy hối
lỗi.
- "Kẻ ngoại hay
người thu thuế": Đức Giêsu không hề
khinh chê 2 hạng người này. Ngài đã từng khen
đức tin của 1 người ngoại (Mt 8,10 15,28), đã từng ăn chung với
những người thu thuế (9,11). Vậy
những chữ "kẻ ngoại và thu thuế"
Đức Giêsu dùng ở đây chỉ có nghĩa là
những người mà Kitô hữu bất lực không hoán
cải được, không còn trách nhiệm đối
với họ nữa. Một người phạm
lỗi mà ngoan cố không nghe lời thân tình của 1
người bạn, của 1 nhóm bạn, và của cả
tập thể Giáo hội, thì không phải GH khai trừ
người đó, nhưng chính người đó do
tội và do sự ngoan cố của mình, đã tự lìa
khỏi Giáo hội.
c 18- Lý do giáo hội có tiếng nói sau cùng mang tính
quyết định là vì GH đã được
Đức Giêsu ban quyền "chìa khóa". Vấn
đề là quyền này được ban cho ai? Có người hiểu chữ "chúng con"
ở đây là từng người trong GH. Lối giải thích này đã bị công
đồng Triđentinô lên án. Ở Mt 16,19
quyền chìa khóa được trao cho một mình Phêrô
với tư cách thủ lãnh GH. Ở đây không phải
Đức Giêsu lấy lại quyền ấy từ tay Phêrô để trao cho từng phần
tử GH, nhưng là trao cho tập thể GH trong tinh
thần liên kết với vị thủ lãnh là người
duy nhất nắm quyền chìa khóa.
-
Những câu 19,20 xem ra bàn về 1
chuyện khác không ăn nhập gì với chuyện ở
những câu trên. Nhưng thực ra có liên quan vì đều
cùng chung tinh thần cộng đoàn:sửa
lỗi nhau cùng trong tinh thần cộng đoàn, cầu
nguyện cũng phải trong tinh thần cộng đoàn.
Vì thế không nên hiểu chữ "hai người" theo nghĩa 1 nhóm nhỏ tách ra khỏi nhóm
lớn mà được Chúa chúc lành.
II. Nhận
định.
Đoạn
này soi sáng ý nghĩa của tội:tội
không chỉ là 1 việc cá nhân ai làm nấy chịu, mà là
việc của cộng đoàn:mọi phần tử trong
cộng đoàn đều có trách nhiệm về tội
của 1 người trong cộng đoàn, do đó
đều phải cố gắng hoán cải để
người có tội không vì tội đó mà bị xa cách
khỏi cộng đoàn.
Đoạn
này cũng cho ta 1 hình ảnh đẹp về Giáo hội:GH là 1 cộng đoàn "anh em" trong
đó mọi phần tử đều liên kết nhau trong
việc sửa lỗi nhau và trong lời cầu nguyện.
|