Sửa lỗi
Tại một góc phố nhộn
nhịp của thành phố Nữu Ước, một chú cảnh
sát gốc Việt Nam đang chỉ huy sự lưu
thông. Dòng thác xe cộ và dân
chúng xoay quanh chú. Bất
thình lình chú phát hiện
ra một người đi bộ cứ băng qua đường
khi còn đèn
đỏ. Chú liền thổi còi, giơ tay ngăn chặn và bước
qua chỗ người
vi phạm và nhận thấy đó là một
người đồng
hương. Chú bình tĩnh nhưng kiên quyết giải thích: Bạn hãy đợi một chút, khi đèn xanh
bật sáng mới được đi. Với một nụ cười ngượng
ngập, người
vi phạm trở lại lề đường, nhìn đèn đỏ
đổi sang vàng và rồi bước
đi khi đèn xanh bật
sáng. Tuy nhiên, thay vì
đi thẳng qua, thì người đó lại nhún nhảy đi tới gần người cảnh sát gốc Việt Nam và thì thầm
khi đi ngang qua viên cảnh sát: Chú hãy ý tứ,
đừng cho những người da vàng này
đi qua mặt.
Câu chuyện trên có thể
giúp chúng ta áp dụng
vào điều Chúa Giêsu nói
với chúng ta qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay: Nếu anh em ngươi
lỗi phạm, hãy đi sửa
dạy nó, riêng ngươi và nó thôi.
Lỗi phạm
ở đây không phải chỉ là những xúc phạm đến bản thân chúng ta
mà còn là
tất cả những hành vi sai trái,
khả dĩ gây nên gương
mù gương xấu. Sửa lỗi người khác là bổn
phận của một số người như chú cảnh sát Việt Nam trong câu
chuyện, như cha mẹ, thầy dạy, huấn luyện viên và những người có trách nhiệm. Nhưng vấn đề là làm thế
nào để thi hành điều
đó. Câu chuyện trên
cho chúng ta một số
gợi ý.
Trước hết
là khía cạnh tích cực. Thực vậy,
chú cảnh sát không nhấn
mạnh đến điều lầm lỗi là qua đường khi đèn đỏ, nhưng nhấn mạnh đến điều cần thiết là chỉ đi qua đường khi đèn xanh bật
sáng. Chú không la hét cho
người khác nghe được, nhưng chỉ nói nhỏ nhẹ
mà kiên quyết
với người vi phạm. Chú bảo
người ấy điều phải làm cũng như
điều phải tránh.
Tiếp đến
là lời nói của chú
thật đúng lúc và tế
nhị. Tất cả đều
giúp ích cho việc sửa lỗi anh em. Vì như chúng
ta thường bảo: Lời nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói
cho vừa lòng nhau. Nhiều khi
chỉ vì những lời nói thiếu tế nhị, chúng ta chỉ
tạo nên những bực bội và tức
tối, khiến cho hành động
thiện chí của chúng ta trở thành
uổng công vô ích mà
thôi. Đồng
thời khi chỉ ra lầm
lỗi của người khác, chúng ta nên
lưu ý: Lầm lỗi đó không xúc phạm
quá nhiều đến chúng ta; nhưng là lỗi nghịch
với tình yêu của Thiên
Chúa và tha
nhân. Lầm lỗi của
họ có thể làm mất
lòng chúng ta, nhưng quan trọng hơn, đó là làm mất
lòng Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu đã
nhắc nhỏ: Chúng ta có
thể đem theo một
hay hai người khác để sửa sai. Và cuối cùng,
nếu người ấy vẫn không chịu nghe, thì cực
chẳng đã, mới phải trình bày với
Giáo Hội hay vị có thẩm
quyền. Còn nếu như chúng ta được
người khác nhắc bảo thì hãy có
can đảm lắng
nghe và chấp
nhận nếu như những lời nhắc nhở đó là đúng, bằng
không chúng ta sẵn sàng
bỏ qua, không vì chút tự
ái vụn vặt mà làm
cho bầu khí trở nên
căng thẳng, bởi vì: Ai khen ta mà
khen phải, đó là bạn
ta, còn ai
chê ta mà
chê phải, đó là thầy
ta.
|