Biết mình biết
người – Lm. Fx. Trần Phương
Các bài
đọc Lời Chúa hôm nay cùng nói đến vấn
đề cứu độ, nhắm đến trách
nhiệm của chúng ta đối với nhau trong cộng
đoàn. Không ai là một hòn đảo, vì trong
Đức Kitô, chúng ta đều là anh chị em, những
phần tử của chung một gia đình.
Cuộc đời
con người thật ngắn ngủi, do đó tất
cả chúng ta cần phải nỗ lực hết mình
để làm những việc lành phúc đức khi chúng ta còn
có cơ hội, bằng cách quan tâm tới những kẻ
yếu đuối và hèn kém, khi họ cần đến
sự giúp đỡ của chúng ta. Điều đó không
có nghĩa làm cho chúng ta trở thành những kẻ tò mò,
thích xen vào chuyện của người khác hay can thiệp
vào cuộc sống riêng của họ. Tình yêu
dành cho tha nhân phài được xử lý một cách
lịch thiệp và khôn ngoan và phải luôn nhớ rằng
khía cạnh quan trọng nhất của một đời
sống tốt đẹp chính là quên đi tất cả
những việc mình đã làm cho người khác.
Thật vậy, không
có cuộc sống chung nào mà con
người không phải đau khổ vì đồng
loại mình. Bài Phúc Âm hôm nay gợi ý cho chúng ta
một phương pháp hữu hiệu để khuyên
giải cho những kẻ lầm đường lạc
lối. Tuy nhiên, việc sửa lỗi
cho nhau rất khó thực hiện trong đời sống
thường ngày. Vì thế, khi phải can thiệp vào
chuyện khó xử này, chúng ta phải thật sự tế
nhị, khéo léo và khôn ngoan. Bởi vì, thực tế đã
chứng minh rằng, một lời nói bất cẩn
hoặc khuyên giải một cách thái quá có thể gây nên
sự đổ vỡ lớn lao
hơn.
Xét trên một khía
cạnh nào đó, việc sửa lỗi cho nhau giống
như một “con dao hai lưỡi”, vì rất dễ dàng
gây nên sự đụng chạm, thậm chí có thể
cướp mất đi tình bạn thân thiết mà ta đã
có trước đây. Cha ông ta thường
nói, ‘im lặng là vàng’ nhưng cũng có lúc thì ‘im lặng là
đồng lõa’. Trong một số
trường hợp, chúng ta cần có một quyết
định dứt khoát vì nếu không hành động
kịp thời thì những việc làm sai trái đó tiếp
tục có cơ hội hoành hành. Hơn
nữa, nếu chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ
trước những lỗi lầm của anh em mình thì
chúng ta nên xét lại ý nghĩa và đòi hỏi của
giới luật yêu thương mà chúng ta hằng tuân
giữ. Trong những hoàn cảnh
đặc biệt đó, những gì chúng ta làm phải
được phát xuất từ lòng bác ái, chứ không
phải là thái độ ‘bới lông tìm vết’ hoặc lên
lớp dạy bảo người khác.
Chúng ta
không thể gây nên đau khổ cho những người
chung quanh, nếu chúng ta nói mình yêu thương họ. Thật vậy,
một chút tâm tình kèm theo những lời
nói chân thành có thể làm cho bầu khí trở nên nhẹ nhàng
và làm cho vấn đề trở nên tốt đẹp
hơn. Nên nhớ rằng, không một ai trong
chúng ta là người hoàn hảo, nên khi nói lên điều
sai lỗi của người khác, chúng ta cũng cần
chuẩn bị để lắng nghe họ nhận
định về những thiếu sót của mình.
Nếu mỗi
người có thể chấp nhận sửa lỗi cho
nhau và nếu chúng ta nhận thấy mình có sự khác
biệt so với người khác, hãy sẵn sàng chấp
nhận thiếu sót của mình và mở rộng lòng mình
để giao hòa với nhau. Những ngôn từ nặng
nề và thái độ hung hãn không phải là lối xử
sự của những người được mệnh
danh là Kitô hữu. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến
việc giao hoà với anh chi em đồng loại khi Ngài
nói: “Khi các con đến bàn thờ để dâng của
lễ, nếu nhớ ra rằng mình đang có đìều
bất hoà với anh chị em, hãy để của lễ
đó, quay về làm hoà với anh chị em mình
trước, rồi hãy đến dâng của lễ.” (Mt 5,
23-24).
Thử
hỏi ai trong chúng ta là người chấp nhận Lời
Ngài và đem ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày
của mình?
|