Nhân danh Thầy
Theo bản tính
yếu đuối của con người, sự tha
thứ không phải là việc dễ làm, và không phải ai
cũng có thể dễ dàng tha thứ được. Nhất là tha thứ cho kẻ thù giết hại
chính mạng sống của mình. Phải là những
người có tâm hồn cao cả, noi gương Chúa Giêsu,
Con Thiên Chúa đã làm khi Ngài chết trên cây Thập giá:
“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc
họ làm”.
Tám mươi chín người thân thuộc
họ hàng của Simon Wiesenthal đã bị giết chết
bởi những người lính Đức quốc xã. Sau chiến tranh, Simon đã trở thành
một con người đi săn bọn Đức
Quốc xã để trả thù. Ông bắt đầu
cuốn sách bằng một kinh nghiệm của chính ông,
một tù nhân trong trại tập trung. Một ngày nọ ông
bị lôi kéo ra khỏi hàng lao
động và được đưa lên cầu thang phía
sau đi tới một căn phòng tối om trong bệnh
viện. Một người y tá dẫn ông vào phòng, rồi
bỏ ông ở đó một mình với một khuôn mặt
được băng bó trắng xoá đang nằm trên
giường. Một người lính Đức đã
bị thương rất nặng, toàn thể khuôn mặt
được băng kín. Với một giọng nói run
rẩy, người lính Đức đã tự thú tất
cả tội lỗi với Wiesenthal. Anh nói về những
phương pháp tàn bạo mà đơn vị của anh
đã sử dụng để giết người Do Thái.
Rồi anh tự thú nhận những tội ác do chính anh
đã làm.
Một vài lần Wiesenthal đã cố
gắng rời bỏ căn phòng, nhưng mỗi lần
như thế cái hình hài giống như bóng ma đã
vươn tới và van xin anh ở lại. Cuối cùng, sau
2 giờ đồng hồ, người lính đã nói
với Wiesenthal lý do tại sao anh được mời
đến đây. Anh nói: “Tôi biết rằng điều
tôi đang xin hầu như quá lớn đối với
anh. Nhưng không có câu trả lời của anh, tôi không
thể chết bình an được”.
Anh van xin sự tha thứ vì tất cả những
người Do Thái anh đã giết. Wiesenthal
ngồi im lặng một lúc. Ông nhìn vào khuôn mặt
băng bó của người lính Đức. Sau cùng, ông
đứng dậy bỏ căn phòng ra đi không nói
lời nào. Ông đã bỏ lại người lính trong
nỗi thống khổ không được tha thứ!
Đây là câu
chuyện thật về Wiesenthal. Nó
được coi như một trường hợp
cực đoan, tuy nhiên, tôi tin rằng trường hợp
như vậy không phải là không thường xảy ra
đối với chúng ta. Tha thứ cho
một người đã gây ra đau khổ cho chúng ta là
một trong những điều khó khăn nhất mà
một người Kitô hữu được kêu gọi
để làm.
Vào ngày 11.9.2001. Alfred
Braca là một trong số hàng ngàn người đã chết
trong những cuộc tấn công vào toà nhà Thương
Mại Thế Giới. Bà quả phụ Jean, và
bốn người con đã mất đi một
người chồng, người cha trong buồn sầu. Một tháng sau, Jean Braca đã nhận
được một cú điện thoại từ
tổng đài điện thoại hãng MCI.
Người tổng đài đã chuyển cho bà một tin
quan trọng: những lời cuối cùng của Alfred Braca,
chồng bà.
Trước khi toà
nhà tháp đôi sụp đổ, Alfred Braca đã gọi
điện thoại cho nhân viên tổng đài của hãng
điện thoại MCI và yêu cầu bà chuyển lời
cuối cùng của ông cho gia đình. Ông
đã nói với họ rằng ông rất yêu thương
mọi người trong gia đình. Ông
biết rằng ông đang ở trong một tình thế
rất nghiêm trọng. Và muốn cho gia
đình biết ông và 50 người khác đã quy tụ
lại với nhau để cầu nguyện trong giây phút
nguy kịch này. Và đây là hành
động cuối cùng của họ trước khi
chết.
Căn nguyên của
khủng bố có thể là sự hiểu lầm, hận
thù và bạo động. Sức mạnh quân
sự không thể bứng rễ được nó.
Bom đạn và tên lửa không thể bay tới phá huỷ
sự hận thù trong lòng con người được. Trái lại, sự hận thù càng gia tăng hơn
nữa. Nó chỉ có thể
được cải hoá bằng sự cảm thông, lòng
yêu thương và cầu nguyện.
Đây chính là lời
kêu gọi tha thứ, hoà giải, yêu thương và cùng nhau
cầu nguyện của Chúa Giêsu trong bài Phúc âm hôm nay: “Ở
đâu có hai hay ba người tụ họp nhân danh
Thầy, thì Thầy ở giữa những người
ấy”.
|