Giáo Hội
1) Giáo huấn
của Giáo Hội
Trong trường hợp xảy ra tranh
chấp cá nhân, người Công giáo không
nại đến quyền bính ngay, nhưng haỹ cùng nhau giải quyết công việc, ở đây phải tuyệt đối dè dặt. Tuy nhiên,
nếu thấy thực hiện như thế không ích gì,
bởi vì vấn đề khá quan trọng,
phải tìm đến nhân chứng; nhờ đó, cuộc tranh luận tuy còn tính
cách cá nhân,
những mỗi bên sẽ có
nhiều lý do thuận lợi hơn để xác định lập trường. Tuy vậy, nếu bên nào cố
chấp làm cho cuộc tranh luận bế tắc, phải cần đến quyền bính Giáo Hội
phân xử. Quyền bính Giáo Hội là toà án luân lý
và tôn giáo
tối cao, không chịu một kháng án nào nữa:
Phán quyết do quyền bính Giáo Hội cũng có giá
trị ở dưới
thế như ở trên trời. nhưng ngày
nay, ta còn có thể chấp
nhận giá trị bất khả kháng của phán quyết Giáo Hội nữa không?
Giáo Hội vẫn có chức vụ
chính thức và quyền bính đích thực. Giáo Hội
có quyền xử án
và tuyên án. Ai bất tuân Giáo Hội,
không còn là chi thể của Giáo Hội, họ bị coi như
lương dân hay một tội nhân công khai.
Quả thực, trước hết, Giáo Hội chuyên lo về lãnh vực
thiêng liêng, nhưng điều đó không có
nghĩa là Giáo Hội chỉ chú trọng
đến nội giới, linh ứng, ơn sủng. Giáo Hội còn là một cộng
đoàn có quyền lợi, nhiệm vụ và thẩm quyền.
Giáo Hội vô thể
chế, vô quyền bính, không phải là Giáo Hội
Chúa Kitô. Đức Kitô vô cùng sáng
suốt đã lưu ý đến những yếu đuối khốn nạn của nhân loại để giúp chúng ta vượt
qua, nhờ tinh thần nội tâm biết hoan hỉ dễ
dàng tuân phục quyền bính. Khi tình yêu càng mãnh liệt,
việc tuân phục càng dễ dàng, và lúc đó,
có quyền bính cũng không mấy cần thiết. Nhưng hiện nay, tình yêu chưa ngự
trị mọi nơi, nên còn
phải lo củng cố quyền bính và công
lý. Vậy nên Giáo Hội Đức Kitô mới vừa quan tâm đến tinh thần bên trong và
phận vụ bên ngoài.
2) Cộng đồng
cầu nguyện
Giáo Hội
không phải chỉ là một
tổ chức do quyền bính và những người nắm giữ quyền bính tạo thành, nhưng mỗi lần các tín hữu
họp nhau nhân danh Đức
Kitô, là một Giáo Hội nhỏ bé hiện hình.
Kinh nguyện liên kết nhân loại với nhau và với
Đức Kitô, để làm thành một cộng đoàn của Đức Kitô. Ngoài lối cầu
nguyện riêng tư trong phòng
kín, còn có loại kinh
nguyện cộng đoàn có tầm
quan trọng và hiệu quả
đặc biệt, vì loại kinh
nguyện này không những chỉ liên hệ đến các cá nhân,
nhưng đến cả cộng đoàn. Đức Kitô ngự
giữa các tín hữu đang
tụ họp. Đó là Đức Kitô mầu nhiệm, cầu nguyện để bảo đảm lời xin sẽ
được chấp
nhận. Vậy ngoài
yếu tố chế định pháp lý và
yếu tố thiêng liêng nội
tâm, Giáo Hội còn ẩn
chứa yếu tố mầu nhiệm của Đức Kitô. Mầu nhiệm kỳ diệu là chính
sự hiện diện huyền nhiệm của Đức Kitô giữa chúng ta. Đó là dữ kiện
tiên quyết giúp ta nhìn
nhận quyền bính chế định và tuân theo
đòi hỏi luân lý siêu
nhiên, đồng thời tin tưởng vào lời hứa
nhận lời ta cầu nguyện.
Giáo Hội không có Đức Kitô chỉ là một tập
hợp nhân loại. Đức
Kitô không có Giáo Hội
chỉ là một cá nhân
đơn độc.
Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội đó là chân
lý thấy trong Tin Mừng. Cũng như cành nho kết
hợp với đầu mình, người tín hữu phải kết hợp với Đức Kitô. Chỉ khi nào hiểu biết như thế ta mới nắm
trọn chân lý.
|