BÀI LỜI
CHÚA 135
THẦN KHÍ HOẠT
ĐỘNG THẾ NÀO TRONG TA ?
Trích Thư 1 Corintô ch.12.4-11
Thánh Phaolô viết
thư cho giáo đoàn Corintô :
4
"Có
nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một
Thần Khí. 5
Có nhiều việc phục vụ khác nhau,
nhưng chỉ có một Chúa. 6 Có nhiều
hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có
một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người.
7 Thần Khí tỏ mình ra nơi
mỗi người một cách (song đều là) vì ích chung.
8 Người
thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan
để giảng dạy ; người
thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết
để trình bày.
9 Kẻ thì được
Thần Khí ban cho lòng tin ; kẻ thì cũng
được Thần Khí duy nhất ấy ban cho những
đặc sủng để chữa bệnh.
10 Người thì
được ơn làm phép lạ,
người thì được ơn
nói tiên tri ;
kẻ thì được ơn
phân định Thần khí ;
kẻ khác thì được ơn
nói các thứ tiếng lạ ;
kẻ khác nữa lại
được ơn giải thích các tiếng
lạ.
11 Nhưng chính Thần Khí duy
nhất ấy làm ra tất cả những điều
đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người."
* Đó là
Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa
!
Suy
niệm Lời Chúa
Quả
thật loài người được Thiên Chúa yêu
thương quá đỗi (Ga 3.16 ; 13.1t),
cho dù họ đã nhiều phen bất tuân, phản bội
Người. Người như Người Cha mà Tin
Mừng Luca 15.11-24 mô tả, rất mực độ
lượng, vô cùng nhân từ, sẵn lòng bỏ qua
những lỗi lầm của đàn con ngây dại
thường vấp ngã, để rồi khi chúng ăn
năn hối cải, trở về như đứa con
hoang đàng mà Đức Giêsu kể trong dụ ngôn, Người
lại mở rộng vòng tay ôm lấy, và quảng
đại ban cho chúng những quà tặng quí giá khôn
lường, để giúp chúng mạnh mẽ hơn và
sống phong phú tốt đẹp hơn…
Những
quà tặng quí giá ấy, trong dụ ngôn kể ra là : “cho mặc áo
đẹp nhất, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào
chân, làm thịt con bê béo để mở tiệc ăn
mừng” (Lc 15,22-23), còn chúng ta có thể
hiểu là gợi ý về các đặc sủng, các
ơn huệ và hoa quả của Thần Khí mà Chúa Cha ban cho con cái của
Người.
Quả thật, lúc chúng ta
tin và lãnh ba Bí tích nhập đạo (là Thánh Tẩy, Thêm
sức, Thánh Thể), thì Chúa
Thánh Thần ngự đến, và Ngài ban
: ngoài Ân sủng chính
yếu – gọi là ơn Thánh Sủng hay ơn
Thánh Hóa – để thông truyền Sự Sống Thiên
Chúa cho ta, và tái sinh chúng ta làm con cái Thiên Chúa (Ga 3.3,5; 1 Cor 6.11;
1 Tm 3.5), Ngài còn thông chia cho chúng ta :
A - những đặc
sủng,
B - những ân
huệ,
C - và trổ sinh những hoa quả nhân đức của
Ngài.
Vậy ta
hãy lần lượt coi xem, trước tiên là:
A – CÁC ĐẶC
SỦNG CỦA THẦN KHÍ
Trong thư của Thánh Phaolô trên đây, ông đã
liệt kê cho biết các đặc sủng ấy. Vậy
vấn đề đặt ra sẽ là :
·
Làm sao lãnh nhận và thực hành các đặc
sủng ấy ?
Thuở Hội Thánh sơ khai,
các Tông đồ dùng việc “đặt tay” để thông
truyền Thánh Thần cùng với các đặc sủng (mà
các ông đã nhận được ngày Lễ Ngũ
Tuần), chẳng hạn hai tông đồ Phêrô và Gioan đặt
tay trên tín hữu tân tòng ở Samari :
“Nghe
tin xứ Samari đã đón nhận lời Chúa, các Tông đồ
sai hai ông Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến
nơi, hai ông cầu nguyện cho họ, để họ
nhận được Thánh Thần. Vì Thánh Thần chưa
xuống trên một ai trong nhóm họ,…Bấy giờ hai ông đặt
tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.”
(Cv 8.14-17) ;
Tông đồ Phao-lô đặt
tay trên nhóm môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả khoảng
hơn mười người ở Êphêsô :
“Nghe (ông Phaolô) nói thế, họ
chịu phép Rửa nhân danh Chúa Giêsu.
Khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì
Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng
lạ và nói tiên tri.” (Cv 19.5-7).
Ta vừa
nghe: “Thánh Thần ngự xuống
trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri”, nghĩa
là khi Thánh Thần ngự xuống thường có những đặc sủng
hoặc ơn lạ phi thường kèm theo.
Thời Hội Thánh sơ khai, các đặc sủng
phi thường như thế thường được
ban cho các tín hữu (1 Cor 12.4-11; 14.)
Ngày nay, việc “đặt tay”
thông ban Thánh Thần được thi hành trong Bí tích Thêm sức. Theo Giáo lý của Hội Thánh, khi tín hữu lãnh
Bí tích này, Chúa Giêsu ban Thánh Thần và các ân
huệ cho họ. Khi cử hành nghi lễ ấy,
Đ.G.Mục đặt hai tay trên đầu (những)
người thụ lãnh mà cầu nguyện rằng
:
"Lạy Thiên Chúa Toàn
năng, là Cha Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con, Chúa đã tái
sinh (các) tôi tớ Chúa đây bởi nước và Thánh Thần
khi giải thoát họ khỏi tội lỗi, thì lạy Chúa, xin hãy ban Thánh Thần,
Đấng An Ủi đến trong (những) người
này (để phù trợ
và hướng dẫn họ).
Xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu,
thần trí lo liệu và sức mạnh, thần
trí suy biết và đạo đức. Xin ban cho (những)
người này đầy ơn kính sợ Chúa.(Chúng
con xin Chúa các ơn ấy) nhờ Đức Kitô Chúa chúng
con.” - Thưa :
Amen.
Sau đó Đ.G.Mục nhúng ngón
tay cái vào Dầu thánh rồi ghi hình thập giá trên trán từng
thụ nhân và nói :
“T…., con hãy nhận
lấy ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.”
(Trích bản văn “Nghi Thức Bí tích Thêm Sức”,
Ủy ban Giám mục về Phụng vụ, Sài gòn, 1973,
tr.27).
Khi nghe nói đến các “đặc sủng”, chúng ta
thường chú ý nhiều đến khía cạnh kỳ
diệu của các đặc sủng ấy (như nói
những tiếng lạ ; phép lạ
chữa bệnh v.v…), do đó đâm thắc mắc tại
sao ngày nay không thấy tỏ lộ ra, mỗi khi chúng ta lãnh
Bí tích Thêm sức ?
Thật ra các đặc sủng ấy vốn vẫn
bàng bạc trong đời sống Kitô giáo, mà những
Kitô hữu nào sống theo Thánh Thần
hướng dẫn và chi phối (Rm 8.5-9; Gal 5.16-25),
đều cảm nhận hay thực hiện
được ít nhiều, cách này hay cách khác…
Đàng khác, thắc mắc như thế là vì không
hiểu rằng : các đặc
sủng của Thánh Thần không phải lúc nào cũng
xảy ra y như hồi đầu Hội Thánh (mà sách
Công vụ và các thư Thánh Phaolô thuật lại), Thiên Chúa
ban các đặc sủng này tùy theo nhu cầu của
mỗi cộng đoàn hay Giáo Hội :
- Chẳng hạn các cộng đoàn đơn sơ và
nghèo khó thì nhận được nhiều ơn về
chữa lành bệnh hoạn tật nguyền hơn, vì
họ thiếu thốn những phương tiện
chữa trị thông thường, nên Thiên Chúa ra tay hành động giữa họ nhiều
hơn.
- Các nhóm cầu nguyện nhận được ơn
nói tiếng lạ, vì ơn ấy giúp họ tin
tưởng vào Thiên Chúa và kiên trì ca tụng Người.
- Ta thấy ơn nói tiên tri và ơn dò thấu các bí
mật lòng người biểu lộ ra ở những
nơi người ta có lòng kính sợ Thiên Chúa, và xác tín
Người là Đấng Chí Công.
- Trái lại trong giới trí thức ưa dùng lý
luận, thì thường nổi bật với ơn
giảng dạy và soi sáng đức tin, nhờ đó
cộng đoàn cũng như cá nhân nhận ra tiếng nói
của Thiên Chúa.
- Chúa Thánh Thần tiếp tục hoạt động
nơi nhiều tín hữu ; có thể họ không nói các
tiếng lạ, không được ơn chữa bệnh,
nhưng họ hành động dưới sự thúc
đẩy của Chúa Thánh Thần, và làm nảy sinh
những hoa quả của Thần khí (Gal 5.22-24), như
vậy họ là những nhân chứng đích thực
của Chúa Giêsu. (Sách “Lời Chúa cho mọi
người”, tr.1886, cước chú).
ƯỚC MONG SAO anh chị em sẽ hớn hở
đón nhận và thực hành những đặc sủng phi
thường hay bình thường đó của Chúa
Thánh Thần, "tùy theo
mức độ Đức Kitô ban cho…", nhờ
đó chúng ta “sẽ
đủ khả năng làm được nhiều
việc xây dựng, canh tân và phát triển cộng đoàn
Hội Thánh” hoàn vũ, cộng đoàn Giáo xứ hay
những cộng đoàn và đoàn thể nhỏ bé khác...
(Công Đồng Vat. II, Hiến Chế “Ánh sáng muôn dân”,
số 12) :
+ Rất có thể anh chị em được đặc sủng khôn ngoan
để giảng
dạy, làm giáo lý viên, hay viết sách, phổ biến
bài vở trên các phương tiện truyền thông,
để trình bày chân lý hay những điều đạo
lý cho người khác được am hiểu về
Chúa…Ngày nay, rất nhiều giáo dân viết và dịch sách
đạo, giáo lý và thần học, và phổ biến... cả trên mạng Internet v.v...
+ Hoặc anh chị em có thể được đặc sủng làm ngôn
sứ, theo nghĩa là được ơn soi
sáng để đưa ý kiến hoặc chỉ dẫn
cho Hội Thánh hoàn vũ, hay cho cộng đoàn địa
phương biết thánh Ý Thiên Chúa, mà hành động trong
những hoàn cảnh phức tạp hay mới lạ
bất ngờ…
+ Hoặc được đặc
sủng
tông đồ hăng say đi loan báo Tin Mừng
cho người lương dân, nơi đô thị phồn
hoa hay làng thôn nhỏ bé, chốn thâm
sơn cùng cốc, tại xứ sở mình hay ở ngoại
quốc, để cho họ biết sự thật mà
được cứu rỗi, hoặc đem họ vào
Đạo Chúa. Các linh mục thường vui mừng nhận
định rằng ngày nay, có nhiều giáo dân, do hoàn
cảnh sống giữa đời, giữa những
người lương, nên đã làm việc truyền giáo
hay giới thiệu Chúa Giêsu cho người ngoại
một cách nhiệt thành rất đáng khâm phục, và
đã gặt hái được rất nhiều thành công
tốt đẹp, nhất là tại những nơi Giáo
sĩ, linh mục không thể đến được…
+ Có khi anh chị em cũng được đặc sủng làm phép lạ, chữa
bệnh tật nhờ đó làm cho người
ta cảm nhận được Quyền năng và Tình Thương
của Thiên Chúa, mà tin Người hay trở lại với
Người…
+ Hoặc được đặc
sủng
làm công việc phục vụ giáo xứ,
giáo hữu, và cả những người ngoài, đặc
biệt trong các việc bác ái, chia sẻ… cho những
người khó nghèo, neo đơn, cô quả, tật
bệnh, bị bỏ rơi như bệnh nhân phung
hủi, Sida, HIV, v.v…; hay những trẻ em mồ côi, lang
thang hè phố, bụi đời…
Chúng ta cứ ra sức làm việc trong Hội Thánh
với tất cả khả năng mình. Dù chúng ta
thấy mình bé nhỏ và thấp kém, bất năng bất
tài. Chỉ cần dâng cho Hội Thánh và Chúa
Giêsu những việc làm tầm thường, thế
cũng đẹp lòng Chúa rồi.
Tích truyện
Trái tim
để ra ngoài
Năm 1597 lệnh bắt đạo trên nước
Nhật Bản thật gắt gao. Tại Kamakura, người ta bắt
được 2 linh mục trẻ tuổi là Simauchi và Uzawa
cùng với nhiều ảnh tượng giải về Tokyo. Quan đại
thần Tsukamoto nhặt trong đống ảnh
tượng một tượng ảnh thật kỳ
cục: người gì mà để trái tim ra ngoài
! (Đó là Ảnh Trái tim Chúa Giêsu). Tsukamoto là một nhà
nho uyên bác có óc thực tế, thích tìm hiểu. Ông đem
ảnh trái tim ấy để trên bàn và suy nghĩ. Trời
đã về khuya… Mãi đến gần một giờ sáng,
vị đại thần mới thở ra khoan khoái, tay
cầm bút lông ghi dưới bức ảnh mấy chữ
: “đối ngoại hữu kỳ tâm - đối
nội vô tâm giả.” Ông
đem đặt bức ảnh trái tim trên bàn làm việc
một cách kính cẩn. Một hôm có ông bạn tên Osaki
đến chơi, thấy vậy hỏi :
-
Thế nào, bạn lại thích
ảnh tượng của bọn tà đạo rồi sao
?
-
Đứng về mặt chính
trị của triều đình thì tôi không dám phản kháng.
Nhưng về mặt văn hóa và nhân đạo thì tôi
rất thích bức ảnh này. Nó đã nói lên lối xử
thế của Kitô giáo. Đây ông bạn coi : họ vẽ
trái tim để ra ngoài có nghĩa là đối với người
ngoài thì “Hữu Tâm”, tức
là phải đem hết trái tim của mình mà phục vụ
xã hội, giúp ích cho đời ; còn với bản thân mình
thì ”Vô Tâm” tức là về phần mình đừng bao
giờ để tâm lo cho riêng mình, thì phải hy sinh xả
kỷ, phải diệt cái ngã vị kỷ. Nội bức
ảnh nầy tôi thấy đầy đủ hơn
cả cái học Từ Bi của Phật, khoan dung hơn
cái Nhân Thứ của Khổng, cao siêu hơn cái Vô Ngã
của Lão, mạnh mẽ hơn cái học Dũng thuật
của Thần Đạo Nhật bản vậy. Một
tôn giáo dạy phụng sự nhân loại, yêu thương
mọi người, còn bản thân mình thì không màng tới,
không quan tâm đến tư lợi, thì quả là ngay chính
vậy.
Osaki cảm phục sự
diễn đạt của bạn. Không ngờ Đạo
Công giáo lại hàm chứa một triết lý nhân sinh cao siêu
như vậy. Từ đó hai ông trở nên những
người bạn chí thân và đã âm thầm nhận phép
Rửa, đồng thời vận động triều
đình thả hai linh mục...
…Y
|