Theo
Thầy
Năm 1991, trung tá Jeff Patton đã lái phản
lực cơ chiến đấu F-15 trong trận đánh
được mệnh danh là Desert Storm – Bão sa
mạc. Ngay đêm đầu tiên của chiến
trường, sứ mạng của ông là hộ tống
những chiến đấu cơ thả bom xuống
những nhà máy chế tạo vũ khí hoá học ở phía
bắc Iraq. Ngày giờ của cuộc hành
quân đã được chọn lựa. Bởi
trời tối, không có ánh trăng, lại nhiều mây mù
đã giúp cho cuộc tấn công của những phản
lực cơ đồng minh không bị theo
dõi bởi dàn phòng không của Iraq, nhưng cũng rất
nguy hiểm cho các phi công. Họ phải hoàn
toàn tuỳ thuộc vào những dụng cụ máy móc
điều khiển.
Vừa bay vào không phận Iraq, phản
lực cơ của Patton đã bị “khoá chặt” bởi
dàn ra-đa chống hoả tiễn của Iraq. Ông cố gắng vùng vẫy mãnh liệt
để thoát ra khỏi sự kiểm soát của
ra-đa. Tuy thành công, nhưng ông lại gặp một
vấn đề mới. Sự vùng vẫy đảo
lộn trong đêm tối làm ông chóng mặt, và mất
phương hướng. Tâm trí ông phán đoán rằng phi
cơ quay về bên phải là phóng lên trời cao, nhưng
khi kiểm soát lại những dụng cụ máy móc, ông
thấy rằng chiếc máy bay đang ở vào 60
độ cắm đầu xuống đất! Trong khi lý
trí nghĩ rằng phải điều chỉnh lại phi
cơ về một hướng khác, thì những dụng
cụ hướng dẫn cho biết phải làm
ngược lại. Vì đang bay hoàn toàn trong đêm
tối, ông phải quyết định nhanh chóng tin vào phán
đoán của lý trí hay dụng cụ hướng dẫn. Số mạng của ông tuỳ thuộc vào
sự quyết định đúng lúc này. Ông trở cánh phi cơ lại cho thăng bằng
và kéo chiếc F-15 phóng thẳng lên trời. Sức kéo
mạnh gấp bảy lần lực hút của trái
đất, để lôi chiếc phi cơ khỏi lao xuống đất. Chỉ trong giây lát,
ông nhận ra mình đã quyết định đúng. Nếu
ông hạ mũi phi cơ xuống giống như
điều đã nghĩ, phi cơ đã đâm vào những
dãy núi ở Iraq. Tin tưởng vào dụng
cụ hướng dẫn đã cứu mạng sống
của ông. Mặc dù quyết định theo dụng cụ hướng dẫn, ông
cũng nhận ra rằng nếu trì hoãn thêm ba giây nữa
thôi, phi cơ vẫn có thể đụng vào núi. Quyết
định đúng, nhưng trễ cũng vẫn chết.
Trong cuộc hành trình
tinh thần, Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta “những dụng
cụ hướng dẫn”. Đó là tiếng
nói của lương tâm, lề luật, Thánh Kinh và
những giảng huấn của Giáo Hội. Chúng ta
phải từ bỏ tính ích kỷ và dục vọng
để vâng theo những hướng
dẫn tinh thần này là điều kiện căn bản
cho đời sống thiêng liêng. Từ bỏ mình, vâng theo thánh ý Thiên Chúa Cha như chính Chúa Giêsu
đã làm là điều kiện để trở nên môn
đệ của Ngài. Đây là hành
động chứng tỏ việc từ bỏ chính mình
để mang lại vinh danh cho Thiên Chúa và giúp xây dựng
vương quốc Thiên Chúa. Thập giá Chúa Giêsu
đề cập ở đây không phải là cái gì áp
đặt lên chúng ta, nhưng là điều chính chúng ta
đã chọn lựa với sự tự do để trung
thành với Chúa Giêsu.
Thập giá là một
sự hy sinh như chu toàn bổn
phận của một người cha, mẹ, chồng,
vợ, con cái... trong gia đình, việc dạy giáo lý ngày
Chúa nhật, viếng thăm người ốm đau.
Đó là một lời mời gọi tham gia vào việc tông
đồ mục vụ, sứ mạng truyền giáo, hay
thi hành một việc từ thiện bác ái trong xã hội.
Sách Giáo lý Công giáo
số 618 đã nói: “Thập giá là hy sinh độc nhất
của Chúa Kitô vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và
loài người. Nhưng, trong ngôi vị Thiên Chúa nhập
thể của Ngài, Ngài đã một cách nào đó hiệp
nhất với tất cả mọi người, Ngài dành
cho tất cả mọi người khả năng kết
hiệp với mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài,
theo cách thức mà Thiên Chúa biết”. Ngài kêu gọi các môn
đệ:”Vác thập giá và đi theo
Ngài”, bởi vì Ngài đã chịu đau khổ vì chúng ta,
Ngài đã vạch cho chúng ta con đường để
bước theo Ngài. Khi ta biến đổi đau khổ
thành ơn cứu độ, bước theo
những vết chân của Chúa Giêsu đã đi. Là người Kitô hữu, đã đón nhận
ơn sủng của Thiên Chúa trong đời sống mình,
chúng ta phải thể hiện ơn sủng đó ra
bằng hành động, qua những công việc bác ái yêu
thương đối với những người
cần giúp đỡ. Chúng ta phải
sống thế nào để người khác nhìn thấy
Chúa Giêsu đang sống trong chúng ta.
Carol Kent, trong
cuốn “Detours, Tow Trucks, and Angels in Disguise” đã chia sẻ
câu chuyện của một người đàn bà tên là
Katherine. Chồng của Katherine đã ra đi,
bỏ bà và đứa con trai 11 tuổi tên là John. Vài năm sau, John đòi dọn vào ở với cha
nó. Nhưng rồi người chồng
cũ của Katherine cũng bỏ rơi John luôn. John phải ra sống ở ngoài vỉa hè
đường phố. Một ngày
nọ, Katherine đã nhận được một cú
điện thoại cho biết con trai của bà đang
bị giữ trong trung tâm cải huấn của tiểu
bang vì tội sử dụng thuốc phiện.
Sau cùng John đã
được phục hồi, trở về nhà, làm
lại cuộc đời, trở nên một thanh niên
tử tế. Nhưng một số
người hàng xóm vẫn từ chối cậu vì
tiếng xấu của cha cậu. Quá đau khổ,
một ngày kia, John phải la lên với
mẹ mà rằng: “Tại sao người ta lại cứ
luôn luôn so sánh con với cha con? Con sẽ kết thúc cuộc
đời giống như cha con sao?” Katherine ôm lấy con
vào lòng và trả lời: “Johnny, con có tới hai người
cha cơ. Con phải chọn lựa xem theo
người cha nào”.
Phải, chúng ta có hai
cha, một người cha dưới đất và
người cha trên trời. Chúa Giêsu đã luôn ao ước và hoàn
toàn gắn bó với kế hoạch cứu chuộc
của Thiên Chúa Cha trên trời: “Điều này đã mang
lại sinh khí cho tất cả cuộc đời của
Ngài, bởi cuộc khổ nạn cứu chuộc là lý do
hiện hữu của sự nhập thể của Ngài”.
Và chúng ta, nếu muốn trở nên hoàn thiện, thì cũng
phải bước theo con
đường Ngài đã đi như lời Ngài phán hôm
nay: “Nếu ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình
đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy”.
|