Thọc gậy bánh xe
(Suy niệm của Hoàng Cát Minh, O.Carm)
Lời tuyên xưng "Thầy là con Thiên Chúa
Hằng sống" của Phê rô mới chỉ là chìa khóa
đức tin, là đá tảng của đời sống
Ky tô hữu. Là nền tảng đức tin của
người Ky tô hữu vì nó là sự mạc khải
từ Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, để sống với lời
tuyên xưng đó là cả một thách đố cho
cuộc sống Ky tô hữu và cả Giáo Hội khi xây
dựng ngôi nhà đức tin đó. Sống đức tin
là một cam kết vĩnh cửa với Đấng mà
mình tin: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ
bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy."
Theo con đường của đức Ky tô chính là theo con
đường thập tự cho những ai cam kết
sống trọn vẹn với lời tuyên xưng của
mình để cùng sống, cùng chết và cùng sống
lại với Ngài. Chính Chúa Giêsu đã đi tiên phong trên con
đường tiến về Giêrusalem, phải chịu
nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ
và thượng tế, sẽ phải vác thập giá, sẽ
bị giết và ngày thứ ba thì sống lại. Con
đường của Đức Giê su đi là con
đường mang thân phận kiếp người
nhưng do Thần Khí hướng dẫn. Cũng Thần
Khí đó hiện diện tại sông Gio đan khi Ngài chịu
phép rửa, dẫn Ngài vào hoang địa trong 40 ngày đêm
chịu thử thách và dẫn Ngài vào con đường rao
giảng Nước Trời.
Con đường thập tự là con
đường đau khổ, bị nghi nghờ, bị
lăng nhục, bị nhục hình và bị tử hình.
Thập tự chính là biểu tượng nhục hình và tử
hình để trừng phạt những kẻ nổi
loạn chống lại đế quốc Roma, những tên
trộm cướp giết người cướp
của. Nhưng đó cũng là một cảm hứng cho
người môn đệ bước đi theo chân
đấng Cứu độ, là tự hủy mình đi cho
người mình yêu. Cảm hứng đó không phải do con
người, nhưng từ sự dẫn dắt của
Thần Khí Thiên Chúa. Một khi đã được
Thần Khí chúa dẫn dắt thì không ai có thể
cưỡng lại được. Ngôn sứ Giê rê mi a
đã cảm nghiệm và thốt lên: "Lạy Chúa, Chúa
đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ
được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và
thắng được tôi." Dẫu cho Giê rê mi a
suốt ngày bị trở nên trò cười, và bị
mọi người đều chế nhạo; dẫu cho
ngôn sứ phải la lớn và loan báo sự hung bạo và
điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho ông bị nhục
nhã và bị chế nhạo suốt ngày. Ông cố quên đi
vị Thiên Chúa đã dẫn dắt ông, sẽ không nhân danh
Ngài mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng ông lại hừng
hực nóng bỏng như lửa đốt nóng, âm ỉ
trong xương cốt, khiến ông kiệt sức, khiên
ông không thể chịu nổi nữa, để làm theo ý
định của Thiên Chúa.
Thánh Vịnh gia cũng cảm nghiệm
tự đáy lòng mình sự hấp dẫn của Thiên Chúa:
"Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa
con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp
nước!" Những ai làm nghề nông có thể
cảm giác được nỗi khao khát cơn mưa trong
những mùa nắng hạn, ruộng đồng khô
nứt.
Thánh Phao lô là người cảm nghiệm sâu
xa nhất về con đường thập tự của
Đức Ky tô khi người sống hoàn toàn lệ
thuộc vào sự dẫn dắt của Thần Khí của
Đức Ky tô. Thánh Phao lô cảm nghiệm được
những đau khổ nơi trần gian mà người Ky
tô hữu hứng chịu không thể nào sánh kịp với
sự đau khổ Đức Ky tô đã gánh chịu
cũng như vinh quang của Ngài tỏ hiện nơi
những môn đệ tín trung. Thánh Paho lô được
mệnh danh là môn đệ của Đức Ky tô bị
đóng đinh vì người cảm nhận sự đau
khổ mà Đức Ky tô tỏ hiện nơi người
và những gì người đã can qua. Cảm nghiệm
được vinh quang của Thiên Chúa, thánh nhân đã khích
lệ cộng đoàn tín hữu Rôma của mình: "hãy hiến
thân anh em làm của lễ sống động và thánh
thiện, đẹp lòng Thiên Chúa." Đó là lời khíc
lệ cho những Ky tô hữu tiên khởi ở Rôma một
khi phải đối diện với thử thách và
phải chọn lựa: tuyên xưng đức tin vào
Đức Ky tô là con Thiên Chúa để rồi phải chịu
nhục hình và tử hình hoặc tôn vinh Cesa là chúa để
lãnh quyền tự do và trở thành công nhân hạng nhất
thời bấy giờ.
Một khi được Thần Khí Thiên Chúa
thúc đẩy, không ai trong chúng ta có thể cưỡng
lại được. Người giáo lý viên có thể
từ bỏ chút thời giờ riêng tư, nghỉ ngơi
để đi dạy giáo lý; người thanh niên có
thể từ bỏ gia đình để theo tiếng
gọi làm linh mục, tu sĩ hay nữ tu; nhà truyền giáo
có thể từ bỏ nơi ấm cúng của mình
để đến một nơi xa vắng, nghèo nàn
phục vụ những người nghèo; những
người đấu tranh cho công lý và hòa bình phải
chịu nhiều cảnh đau thương; những
người giám nói lên tiếng nói ngôn sứ cho công lý
dễ bị mất mạng; v.v...
Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu
thương và sáng tạo thế giới qua Thần Khí
của Ngài để đem vạn vật tiến về
tương lai tốt đẹp, tràn trề sự
sống và đầy những ngạc nhiên. Chống
lại công trình sáng tạo và tình yêu Thiên Chúa chính là chống
lại Thần Khí, là "chọc gậy bánh xe" vào công
trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa
đối với con người và tạo vật. Với
suy nghĩ và hành động của mình, Phê rô đã
"chọc gậy" vào bánh xe tình yêu của Thiên Chúa
một cách ngây thơ như thể để cản
lại bước đường nguy hiểm mà
Đức Giê su sẽ đến. Nhưng ông có ngờ
rằng, hành động đó chỉ là những suy tư
hợp lý của thế gian đi ngược lại
với ý định của Thiên Chúa. Kẻ luôn đi
ngược lại ý định và đường lối
của Thiên Chúa luôn là hành động thúc đẩy của
Satan. Satan là kẻ đã thử thách Thiên Chúa trong sa mạc
về: quyền lực, vật chất và vinh quang thế
gian. Trong chương trình cứu độ của Thiên
Chúa, Satan vẫn là kẻ luôn "chọc gậy bánh xe"
tình yêu của Ngài qua việc xúi dục con người
nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Anh chị em hãy
tự nghĩ mình là ai? Là kẻ trợ lực hay trở
lực đối với Thần Khí Thiên Chúa?
|