Sống
mầu nhiệm Thánh giá
“Ai muốn theo Ta…”
Phúc Âm Thánh Matthêô mô
tả diễn tiến cuộc đời của Chúa và
đoạn đường ở Cêsarê Philipphê là một
khúc quanh lịch sử. Chúa đi về phí cực bắc xa
thành Giêrusalem “hay giết các Tiên tri”. Bỗng dưng Ngài
quyết định quay trở lại. Ngài
tỏ ra cho các môn đệ biết rằng “Người
phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau
khổ bởi các kỳ hào, luật sĩ và thượng
tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống
lại”.
Mấy lúc gần
đây, lời Tiên tri về “người tôi tớ đau
khổ” hay phảng phất trong trí khôn Ngài, trong khi các môn
đệ không hay biết gì cả. Ngài quyết
định bày tỏ rõ ràng những gì sắp xảy ra.
Đối với Ngài, việc phải đến sẽ
đến, vì đó là Thiên Ý Chúa Cha và Ngài là “tôi tớ”, là
Con sẽ thực hiện tất cả.
Nhưng khi ngài
vừa tiết lộ tất cả những sự
thật thì Phêrô, con người vừa được
đặt làm nền tảng Giáo Hội và được
trao cho chìa khóa Nước Trời đã đứng lên
phản đối. Ông kéo Thầy ra một nơi để can
gián: “Lạy Thầy, không thể thế được”.
Chúa Giêsu phản ứng lại mạnh mẽ: “Hỡi
Satan, hãy lùi ra đàng sau, con làm cớ cho
Thầy vấp phạm”. Lần này, chính “xác thịt và máu
huyết” đã soi sáng cho Thánh Phêrô. Phêrô không hiểu nỗi
mối tương quan mật thiết giữa Cha và Con, giữa
ý muốn Cha và Con. Ngày xưa, nguyên tổ nhân loại đã
nói lên hai chữ “bất tuân”, ngày nay con Thiên Chúa đáp
lại bằng hai chữ “xin vâng”, cho dầu phải
đau khổ tột độ, cho dầu phải chết
để cứu vãn nhân loại.
Đây là lần
đầu tiên Chúa loan báo cuộc tử nạn của Ngài.
Cũng trong giòng
tư tưởng đó, Chúa Giêsu, theo
Thánh Matthêô đã nói lên luật hy sinh cho những ai muốn
làm môn đệ, gồm 3 điểm: Từ bỏ mình, vác
Thập giá, và theo Chúa. Ba điểm đó, tuy là ba nhưng
cũng chỉ là một: theo Chúa trên con
đường khổ giá. Chúa lấy sự nhẫn
nại đu khổ như một điều kiện
để theo Ngài, làm đồ
đệ Ngài. Ngài long trọng tuyên bố: “Ai muốn theo
Ta thì hãy bỏ mình, vác Thập giá mà theo Ta” (Mt 16,24).
Chúa phán cùng các Tông
đồ: “Này, chúng ta lên Giêrusalem”. Chúa không nói: Thầy lên
Giêrusalem, mà chúng ta cùng lên, nghĩa là Thầy, cả các môn
đệ, Chúa và chúng ta. Vì thế mà Thánh Phaolô cũng nói:
“Tôi phải hoàn tất trong thân xác những gì thiếu sót
trong cuộc thương khó của Chúa Kitô” (Col 1,24)
Tại Lộ
Đức, hàng năm có cuộc hành hương cùa nhóm
“Tự nguyện chịu đau khổ” do Đức Cha Novarese
sáng lập. Họ đặt dưới chân
Đức Mẹ những bó hoa đỏ để nói lên
ý chí muốn thông phần vào cuộc tử nạn của
Chúa. Và phép lạ lớn lao hơn cả mà Đức
Mẹ đã làm cho bệnh nhân, không phải là 64 phép lạ
được công nhận trong số 6.000 được
ghi lại, mà là việc Đức Mẹ ban cho họ
biết vui lòng lãnh nhận Thánh giá.
Văn hào Mauriac nói:
“Chúa Giêsu không đến để xóa bỏ đau khổ,
nhưng Ngài đã đến để cùng hiện diện
với người đau khổ”.
Lạy Chúa, xin cho con biết sống mầu
nhiệm Thánh giá.
|