Hiến mình
vì người
mình yêu – Anmai
Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe thánh
Matthêu thuật lại thấy nó làm sao ấy? Đang vui
vẻ với nhau vậy mà Thầy lại nói đến
cái chuyện chết chóc rồi đến thập giá
rồi đến chuyện vác thập giá rồi thêm
nữa là thiệt mạng.
Thật ra, chẳng ai muốn nghe chuyện
chết chóc và nhất các môn đệ nghe thầy mình báo
trước một cái điềm "gỡ" mà
chẳng ai mong đó là thầy mình phải chết trong
đau khổ do các kỳ mục và thượng tế.
Bởi vậy, Phêrô do yêu Thầy quá nên kéo Thầy riêng ra
một bên và thỏ thẻ với Thầy: "Xin Thiên Chúa
đừng để Thầy phải chết như
vậy ! Chúng con, những môn đệ của Thầy không
thích và không muốn Thầy phải chết như thế
đâu?". Nếu như chúng ta có mặt ở đó
với Thầy Giêsu, chúng ta cũng sẽ làm như ông Phêrô
vậy nhưng quê quá ! Sau khi nói thế, tưởng
Thầy sẽ khen nhưng ngược lại, Thầy đã
mắng Phêrô. Sau khi mắng xong, Thầy lại nói thêm
về chuyện vác thập giá. Thử hỏi ai trong chúng ta
- những môn đệ của Chúa - mong vác thập giá không?
Chưa dừng lại ở chỗ đó, Chúa Giêsu còn
đòi hỏi mỗi người chúng ta, như các môn
đệ phải đi thêm một bước nữa là
phải hiến mạng sống mình. Phải nói thật
với nhau rằng lời này nghe sao mà "chói" tai
thế? Thế nhưng, chính khi sống những lời
"chói" tai ấy mới đích thực là môn
đệ của Chúa và được hưởng
nước Trời như Chúa hứa.
Chúa Giêsu rất thẳng thắng: một là
một, hai là hai chứ không lập lững trong lập
trường về Nước Trời. Chúng ta còn nhớ:
nào là không được làm tôi hai chủ, nào là thà cụt
một tay một chân mà được vào Nước
Trời và hôm nay Chúa mời gọi môn đệ của Chúa
đi đến mức đỉnh điểm: Nếu người
ta được cả thế giới mà phải thiệt
mất mạng sống, thì nào có lợi gì?
Nhìn lại cuộc đời, nhiều lúc
chúng ta lại bé cái lầm, chúng ta lại cứ muốn vun
vén cho mình nhiều quá để rồi đánh mất
đi cái điều căn cốt của cuộc
đời. Chưa nói đến cái cùng đích của cuộc
đời, chưa nói đến cái Nước Trời mai
hậu, chỉ cần nhìn lại cái thực tại
của cuộc sống ngày hôm nay chúng ta sẽ thấy
được chúng ta là ai? Chúng ta sống như thế nào
với anh chị em đồng loại?
Đời sống gia đình: là cha, là
mẹ, là con cái trong gia đình, ngày hôm nay chúng ta có thật
lòng sống để hiến mạng sống mình cho gia
đình nho nhỏ của chúng ta hay không? Chúng ta có dám dẹp
bỏ cái tự ái, cái tôi của chúng ta để chúng ta xây
dựng hạnh phúc gia đình hay không? Hay là chúng ta cứ
khư khư giữ lấy cái ích kỷ của chúng ta
để chúng ta phá vỡ hạnh phúc gia đình, phá vỡ
hạnh phúc của "nước trời" trong
trần gian này?
Ngày hôm nay, đời sống gia đình
đã đánh mất đi cái nền tảng của nó là
đơn hôn và vĩnh hôn. Vì sao? Vì lẽ mạnh chồng
chồng sống, mạnh vợ vợ sống, không còn ai
dám hiến mình cho nhau nữa. Cái ngày mà họ đưa ra
nhà thờ cam kết, tuyên bố và thề hứa sao mà hay
quá: "...Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan,
khi ốm đau cũng như lúc mạnh khoẻ,
để yêu thương anh (em) suốt đời em
(anh)" nhưng thử hỏi còn bao nhiêu gia đình
sống đúng cái lời mà mình tuyên hứa trước
mặt Chúa qua sự chứng kiến của Hội Thánh?
Chủ nghĩa mackeno (mặc kệ nó) ăn sâu vào mỗi
người để rồi chẳng còn ai dám hiến mình
cho ai nữa.
Một gia đình nọ về đời
sống kinh tế khá vững vàng, đời sống danh
vọng tạm gọi là có tiếng và nhìn bên ngoài có vẻ
đạo đức lắm vì vẫn còn trong vòng lễ
giáo của cha mẹ hai bên, vẫn còn tham gia ban hát, ca
đoàn nhưng bên dưới của nó đang dần
dần rạn nứt và có thể đi đến
chuyện ly hôn bất cứ lúc nào. Nguyên nhân? Nguyên nhân là vì
hai vợ chồng chẳng còn ai sống cho nhau nữa,
không còn hiến mình cho nhau nữa. Chồng đổ cho
vợ, vợ đổ cho chồng. Chồng đổ cho
vợ là suốt ngày chỉ ham đi kiếm tiền,
cắm cúi đi kiếm tiền còn chồng thì đổ
cho vợ là không lo cho gia đình, không lo cho vợ cho con. Xét
ra thì ai cũng có cái lý cả, ai cũng cho mình là đúng
cả nhưng thực tế thì vấn đề của
gia đình này quá căng thẳng vì họ không biết
hiến mình cho nhau. Đi sâu hơn một chút: họ không
hiến mình cho con cái theo đúng nghĩa của nó. Đành
biết đồng tiền rất cần cho cuộc
sống nhưng đâu phải có tiền là có tất
cả để rồi người vợ cứ cắm
cúi đi tìm tiền mà không lo cho hạnh phúc gia đình.
Lẽ ra hai vợ chồng phải tạm gọi là
"dừng lại cuộc chơi" tìm tiền
để mà lo cho hạnh phúc gia đình, lo hiến mình cho
gia đình của mình. Không phải chị không biết
hậu quả của việc lao đầu vào kiếm
tiền, không phải anh không biết hậu quả của
việc sống thờ ơ với việc bổn
phận gia đình nhưng hình như hai người đã
không tìm được tiếng nói chung: tiếng nói của
sự hiến dâng cho nhau thật sự.
Nhìn vào hai đứa trẻ của gia
đình ấy, tôi thật sự e ngại. Nếu như
cha mẹ chúng không thay đổi lối sống, không thay
đổi lập trường thì tương lai của
chúng không biết sẽ đi về đâu khi cha mẹ
chúng chia ly?
Đời sống tu cũng thế,
người ta không còn biết sống hiến mình cho nhau
nữa. Không phải là nhiều, không phải đi tu ai
cũng thế nhưng có vài trường hợp đáng
tiếc đã xảy đến. Một vị nữ tu
tuổi đời mới ngoài ba mươi,
được lợi thế hơn các "sơ già"
một chút là được ăn được học
và được học cái ngành "thầy cãi"
nữa nên cãi lý rất hay. Chuyện đáng tiếc đã
xảy đến đó là khi nghe "tin hành lang" là
vị nữ tu ấy sẽ thay thế vị trí của
vị bề trên đương nhiệm để rồi
từ đó cách hành xử của vị nữ tu trẻ
chẳng ra làm sao cả. Chịu không thấu, vị
phụ trách đã trình bày với vị hữu trách và
cuối cùng hậu quả vị nữ tu trẻ ấy
phải rời cộng đoàn để về nhà Mẹ
của Tỉnh Dòng !
Chắc có lẽ vị nữ tu ấy đã
quên đi lời khấn hứa trong ngày khấn dòng,
lời khấn hứa vâng phục bề trên, lời
hứa sẽ cộng tác với chị em để
phục vụ, để hiến mình cho người nghèo.
Chính vì đánh mất tâm tình dâng hiến nên mới có
trục trặt, có đổ vỡ trong cộng đoàn.
Bên cạnh những người quên đi
việc hiến mình cho anh chị em đồng loại, cho
chồng, cho vợ cho con trong gia đình chúng ta vẫn
gặp đâu đó những hình ảnh đẹp chứ không
phải là ai ai cũng ích kỷ cả ! Trận
động đất xảy ra cách đây hơn chục
năm ở ácmênia thuộc Liên Xô cũ chắc chúng ta còn
nhớ, sau trận động đất tan thương
đấy người ta lại phát hiện ra tình mẫu
tử thật tuyệt vời. Dưới đống
gạch vụn đổ nát bi thương của một
toà nhà bị sập, người ta nghe được
tiếng của một đứa trẻ oe oe khóc. Gỡ
đống gạch vụn đó lên người ta thấy
được một đứa bé đang ngậm tay
mẹ của nó, nó đang mút từng giọt máu từ ngón
tay của mẹ nó. Hoá ra là trước khi chết, mẹ
nó đã khứa tay của mình vào mảnh chai để cho
con mình bú những giọt máu từ tay của mình. Chính
những giọt máu ấy đã cứu đứa bé
sống sót cho đến lúc đội cứu hộ tìm
thấy cháu. Một kỳ tích của tình người,
một thiên tình sử của tấm lòng mẹ con.
Với tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, ai ai
cũng biết về Cha Thánh Lập Dòng của mình. Cha
Thánh Anphongsô đã phải nhục nhã, cay đắng bị
trục xuất ra khỏi tu viện mà chính mình sáng lập
vì bị hiểu lầm, bị chà đạp. Ngài đã
sống tâm tình "Hiến mình cho ơn cứu
độ" một cách viên mãn. Vì Chúa, vì Nhà Dòng, vì anh em,
Ngài đã hiến mạng sống mình cho đến
chết.
Hiến mình cho Chúa, hiến mình cho ơn
cứu độ, hiến mình cho nhau là cử chỉ
rất đẹp, cử chỉ tuyệt vời nhất
mà con người dành cho Chúa, cho anh chị em đồng
loại. Cử chỉ đó được Thánh Phaolô nhắc
cộng đoàn Rôma cũng như nhắc mỗi
người chúng ta: "Thưa anh em, vì Thiên Chúa
thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng
thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện
và đẹp lòng Thiên Chúa" (Rm 12,1a). Ngài còn kết
luận một cách xác tín: Đó là cách thức xứng
hợp để anh em thờ phượng Người (Rm
1,1b). Hoá ra là cách thờ phượng xứng hợp mà Thiên
Chúa mời gọi mỗi người chúng ta đó là
hiến dâng thân mình chúng ta cho Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa
gần nhất đó là Thiên Chúa đang hiện diện
nơi anh chị em đồng loại của mình.
Ngài quả quyết với chúng ta rằng: vì
Thiên Chúa thương xót chúng ta. Nếu chúng ta thấy Thiên
Chúa thương xót chúng ta thì chúng ta mới có thể
hiến dâng cho Chúa cũng như cho anh chị em
đồng loại được. Ngài còn nhắc chúng ta
rằng: Đức Kitô đã chết thay cho mọi
người, để những ai đang sống không còn
sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã
chết và sống lại vì mình (2 Cr 5,15).
Vấn đề còn lại là của mỗi
người chúng ta. Nếu chúng ta cảm nhận, chúng ta
xác tín rằng Đức Kitô đã chết thay cho chúng ta,
chết vì tội lỗi chúng ta và chết để
đền bù tội lỗi chúng ta thì chắc chắn chúng
ta sẽ không sống cho chính mình nhưng chúng ta sẽ
sống lại cho Đấng đã chết và sống
lại vì mình. Đấng đó đang ở đâu? Xin
thưa: Đấng đó ở ngay trong gia đình bạn,
Đấng ấy hiện diện ngay trong chính con
người của vợ, của chồng, của con
của bạn và Đấng đó đang ở trong
cộng đoàn tu trì của bạn, là anh chị em cùng
lớp, là anh chị em cùng trong Tu Viện, trong cộng
đoàn của bạn.
Thử nhìn lại đời sống của
chúng ta, chúng ta có hiến mình vì anh chị em đồng
loại hay chúng ta lại bắt anh chị em đồng
loại hiến mình vì chúng ta?
|