Khúc rẽ quyết
định
Xa
khỏi mọi người, dưới chân núi Hermon,
một mình trong thanh vắng bên sông Giođan, Đức Kitô
nêu lên cho các môn đệ một vấn nạn quan
trọng: “Các con nói thầy là ai? Nói chung những
người khác không nhận biết Ngài, và bây giờ, các
môn đệ phải phát biểu ý kiến về Ngài.
1) Vấn nạn
Đức
Kitô không hỏi: Các con tin gì? Các con coi điều gì là
phải? Nhưng Ngài hỏi cách trực tiếp: “Các con nói
Thầy là ai?” Đức tin Công giáo trước hết
không phải là một vấn đề lý thuyết,
một tổng số chân lý siêu hình, hay chỉ là một tín
điều. Đối tượng của đức tin
Công giáo là chính Đức Giêsu Kitô. Trong Ngài, Thiên Chúa đã
nhập thể, Ngài là hành động quyết định,
là biến cố chủ yếu. Con người chỉ có
thể có một thái độ duy nhất là nhận
biết hay không nhận biết Ngài. Lập trường
đối với Chúa Giêsu là yếu tố quyết
định để phân biệt ai là Công giáo, ai là
lương dân. Vậy luân lý không phải là yếu tố
cốt yếu nhưng chính là đức tin. Nếu có
người nhờ đức tin hiểu được
Chúa Giêsu là ai, tự nhiên họ sẽ lãnh nhận lời
Ngài, và nhất thiết đáp ứng những đòi
hỏi của Ngài. Đức tin vào Đức Giêsu Kitô là
tất cả! Kitô giáo là thái độ chấp nhận
Đức Kitô.
2) Lời đáp trả
“Thầy là Đức Kitô con Thiên Chúa hằng sống”. Lời tuyên xưng ấy của Thánh Phêrô cho chúng ta
thấy Chúa Giêsu cao trọng biết bao trong chức vụ
của Ngài. Ngài là tiên tri được Chúa thánh hiến.
Ngài là vua, là chánh tế. Ngài còn hơn tất cả
những tước hiệu ấy, vì Ngài là chính con Thiên Chúa
hằng sống. Vậy phải biết vượt qua các
tước hiệu bên ngoài để tìm tới chính Ngôi
vị thâm sâu của Đức Kitô. Đó là tất cả
ý nghĩ cao xa của đức tin: Đức tin là
cuộc gặp gỡ trực tiếp với Con Thiên Chúa. Câu
trả lời của Thánh Phêrô dựa trên hai lý do vững
chắc. Trước hết, nhờ suy tư và tác
động đức tin của Phêrô: Người là
kẻ từng chứng kiến lời nói và phép lạ
của Chúa Giêsu. Tất cả những gì xẩy ra
trước kia nay đều đem lại hậu quả
mong muốn nơi Ngài: Nào những lần được
thấy Chúa chữa bệnh, hai lần hoá bánh ra nhiều,
nào những lần chứng kiến Chúa đi trên mặt
biển và trở giúp Phêrô bị lao đao trên sóng
nước. Phêrô đã hiểu các dấu hiệu, rồi
từ đó đạt tới tác nhân của các dấu
hiệu. Ngoài ra để tuyên xưng Đức Kitô là con
Thiên Chúa hằng sống, người còn được
thêm ánh sáng Chúa Thánh Thần soi dẫn bên trong “Không phải
huyết nhục cho con biết điều ấy, nhưng
chính Cha ta ở trên trời đã tỏ lộ cho con! Đức
tin quả thật đã hợp nhất hai yếu tố
tự nhiên và siêu nhiên.
3) Kết quả
Câu
trả lời này đã hình thành một thái độ
chọn lựa quyết liệt, đưa tới một
khúc rẽ lớn lao trong toàn thể lịch sử: đó
là bước tiến từ Cựu Ước sang Tân
Ước, từ Do Thái xác thịt sang Do Thái thiêng liêng,
từ giảng đường đến Giáo Hội,
từ việc tuyển chọn một dân tộc
đến tiếng gọi gửi đến muôn dân. Vì
thế, sau lời tuyên xưng của Phêrô, Đức Kitô
hứa xây dựng Giáo Hội. Đây là sự chọn
lựa vĩnh viễn. Không gì có thể chiến thắng
Giáo Hội kể cả quyền lực ma quỷ. Còn
một lối chú giải khác về câu “Cửa hoả
ngục không thể nổi lên chống lại”, theo lối
chú giải đó, thì câu này có nghĩa là Giáo Hội có
quyền mở cả cửa Thiên đàng và hoả
ngục, cả hai lối chú giải trên đều làm sáng
tỏ một ý nghĩa sâu xa, nhằm mô tả tính chất
vĩ đại siêu nhiên và thần linh của Giáo Hội.
Tính
chất vĩ đại ấy dựa trên hai cột
trụ: tinh thần và định chế. Tinh thần chính
là đức tin vì nhờ đức tin Phêrô
được khen ngợi là diễm phúc. Do đó, chỉ
có ai tin mới thuộc về Giáo Hội này. Đức tin
là nền tảng và là cội rễ. Cột trụ thứ
hai là định chế. Vị tông đồ đầu
tiên khi tuyên xưng đức tin, đã được
Đức Kitô trao cho chức vụ thủ lãnh: “Ta
trao cho con chìa khóa nước trời, và tất cả
những gì con cầm buộc dưới đất, trên
trời cũng sẽ cầm buộc, những gì con tha
dưới đất, trên trời cũng sẽ tha”.
Simon con Giona được nâng lên cao khỏi chính bản
thân hèn yếu của mình, được Con Thiên Chúa trao phó
sứ mệnh, lãnh nhận quyền cai trị tối cao,
tượng trưng bằng chìa khóa rồi nhờ danh Chúa,
Người thực hiện quyền cầm buộc và tha
thứ.
Một
Giáo Hội hoàn toàn thiêng liêng không phải là Giáo Hội
Đức Kitô, Giáo Hội Chúa cũng không phải là hoàn
toàn định chế. Giáo Hội Đức Kitô chỉ
hiện diện trong sự hoà hợp thâm sâu giữa tinh
thần và định chế, giữa đức tin và uy
quyền.
Tất
cả đoạn văn thánh này đã toát ra niềm hân hoan
của Chúa Giêsu. Từ nay, những lời giảng và phép
lạ của Ngài đã làm chứng. Như thế,
đoạn văn này vừa cho thấy một tính chất
khởi thuỷ, lại vừa biểu lộ một
trạng thái đạt đích: đoạn văn có phác hoạ
một khúc rẽ trung thực, một thái độ
đoạn tuyệt và chấp nhận: được
lời Chúa khai mào, các phép lạ hỗ trợ, con
người đi tới chỗ lãnh nhận đức
tin. Vậy chính ngôn ngữ và hành động thần linh
đã đặt nền móng Giáo Hội.
|