Suy
Niệm Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 2017
Để
Lên Trời cần bắt chước các nhân đức
của Mẹ
Sống trên
đời ai cũng có một người mẹ.
Người mẹ đó không chỉ sinh ra chúng ta mà còn yêu
thương và nuôi dạy chúng ta lớn lên thành
người. Vì vậy, qua mọi thời, con người
không ngớt lời ca ngợi công ơn sinh thành
dưỡng dục của người mẹ. Con dân
Nước Việt cũng có nhiều câu ca dao tục
ngữ, để nói lên tình yêu vô bờ bến của
người mẹ:
Đôi vai mẹ
một gánh đầy huyền thoại,
tình yêu
thương hào phóng đến khôn cùng;
Mênh mông bát ngát
đại dương,
Cũng không sánh
được tình thương mẹ hiền.
Nhưng cho
dầu có dùng hết ngôn ngữ trần gian để ca
tụng tình mẹ, thì cũng không thể nào diễn tả
hết:
Ngôn ngữ
trần gian khờ dại quá,
Đựng sao
đầy hai tiếng: Mẹ ơi !
Trong đức
tin Công giáo, mỗi người kitô hữu chúng ta có chung
một người Mẹ, đó là Đức Maria. Công
ơn của Mẹ Maria đối với mọi
người không những không thua kém người mẹ
trần thế mà còn gấp ngàn lần. Mẹ là Mẹ
Đức Giêsu, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh và là
Mẹ của mỗi người chúng ta. Nhờ Mẹ,
chúng ta có Đức Giêsu là Đấng Cứu Chuộc loài
người. Nhờ Mẹ chúng ta có tất cả trong
đức tin: Được làm người Công giáo,
được lãnh nhận các Bí tích, được có
nhiều cơ hội để lo phần rỗi hầu
ngày sau được về Thiên đàng.
Mẹ
được Thiên Chúa ban cho 4 đặc ân cao cả:
Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, đặc ân
Đồng trinh trọn đời, đặc ân làm Mẹ
Thiên Chúa và đặc ân Hồn Lẫn Xác Lên Trời.
Đối với đặc ân Hồn Xác Lên Trời đã
được truyền thống Giáo hội và các kitô
hữu tôn kính từ xa xưa, nhưng mãi tới ngày 01 tháng
11 năm 1950, Đức Giáo hoàng Piô XII mới tuyên bố
thành tín điều. Mặc dầu trong Kinh Thánh không có
chỗ nào nói rõ về đặc ân này, nhưng nếu chúng
ta để ý thì chúng ta vẫn thấy đặc ân Mẹ
Lên Trời cả hồn lẫn xác ẩn chứa trong
nhiều đoạn Kinh Thánh. Chẳng hạn, lời thiên
thần chào Mẹ “Kính chào Bà
đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà, bà có phúc lạ
hơn mọi người phụ nữ.” Hay lời ca
tụng của bà Êlizabét: “Em
được chúc phúc hơn mọi người phụ
nữ, và người con em đang cưu mang cũng
được chúc phúc” (Lc 1, 42). Rồi, lời ca tụng Thiên Chúa của
Đức Mẹ trong bài Magnificat: “Từ nay muôn đời sẽ khen rằng tôi có phúc,
bởi Đấng toàn năng đã làm cho tôi những
điều cao cả.” (x. Lc 1,48-49).
Mặt khác, bình
thường chúng ta cũng có thể dễ chấp
nhận đặc ân này. Bởi vì, thân xác chết là do
tội lỗi. Nhưng Đức Maria không hề mắc
tội Tổ tông truyền và tội riêng. Do đó, thân xác
Mẹ không bị hủy hoại tiêu tan.
Hơn nữa,
các thánh và nhiều bậc thông thái trong Giáo hội cũng
đã từng quả quyết về việc Đức
Mẹ được đặc ân lên trời cả
hồn lẫn xác. Thánh Đamascênô tiến sĩ quả
quyết: “Vì Đức Mẹ
đã được sinh con mà vẫn trinh nguyên, thì cần
thiết là sau khi qua đời, xác Đức Mẹ
cũng phải được bảo tồn nguyên vẹn.”
Cha Ađômêô thì nói rằng: “Thân
xác Đức Mẹ không hề bị hư nát vì đã
kết hợp với linh hồn và đã được
đầy ơn.”
Ngày lễ hôm nay,
cùng với Giáo hội, chúng ta tuyên xưng niềm tin
hồn xác lên trời của Mẹ. Đồng thời,
chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa vì đã thưởng công
Mẹ hồn xác lên trời. Mặt khác, đây là dịp
nhắc nhở chúng ta rằng, quê hương chúng ta ở
trên trời. Mẹ đã lên trời, đó là niềm hy
vọng để mỗi người chúng ta tiếp
bước theo sau. Nhưng để được lên
trời với Mẹ chúng ta phải cố gắng
sống như Mẹ, đi con đường Mẹ
đã đi. Sống như Mẹ, đi con
đường Mẹ đã đi đó chính là noi
gương bắt chước các nhân đức của
Mẹ:
Thứ nhất, chúng ta bắt
chước nhân đức khiêm nhường của Mẹ: Sau
lời sứ thần truyền tin, Đức Mẹ đã
khiêm tốn thưa với Thiên thần rằng: “Này tôi là tớ tớ Chúa, tôi xin
vâng như lời thiên thần truyền.” (Lc 1,38). Từ
đó, Mẹ sống tinh thần khiêm nhường thẳm
sâu trước mặt Chúa và mọi người: Khi Bà
Êlizabét ca ngợi Mẹ, Mẹ đã qui hướng
tất cả những gì mình có là do tình thương và
sự quan phòng của Thiên Chúa: “Đấng
toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn;”(Lc 1,49). Mẹ
sống âm thầm trong vai trò làm vợ và làm mẹ tại
mái ấm gia đình Nagiarét đến nỗi không ai
biết Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa; Khi Đức Giêsu
được nổi danh do lời giảng dạy và các
phép lạ Ngài làm, Đức Mẹ vẫn sống âm
thầm và ẩn danh…Tất cả điều đó cho
chúng ta thấy nhân đức khiêm nhường của
Mẹ. Đó là mẫu gương cho tất cả mỗi
người chúng ta noi theo.
Thứ hai, chúng ta bắt
chước Mẹ sống tin tưởng và phó thác vào Chúa: Sau khi
thưa xin vâng, Mẹ trở thành Mẹ của Chúa Giêsu. Bào
thai trong cung lòng của Mẹ ngày càng lớn lên. Nhưng
không ai hiểu về nguyên nhân, kể cả Thánh Giuse. Bằng
chứng là Thánh Giuse định tâm bỏ Mẹ mà trốn
đi. Rồi, người thân và làng xóm láng giềng,
chắc chắn không thiếu những lời đàm
tiếu, thị phi. Vậy mà Mẹ vẫn tin tưởng
phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Đúng như
lời bà Thánh Êlizabét ca tụng Mẹ: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ
thực hiện những gì Người đã nói với em”(Lc
1,45).
Sự tin tưởng và phó thác vào Chúa của
Mẹ là mẫu gương cho tất cả mỗi
người chúng ta noi theo.
Thứ ba, chúng ta bắt
chước Mẹ để sống hiền lành và
nhịn nhục: Từ khi cưu mang Đức
Giêsu cho đến khi Con Mẹ chịu chết treo trên
thập giá, Đức Mẹ phải đối diện
với biết bao đau khổ: Đau khổ khi nghe ông
Simêon nói tiên tri về Mẹ và Hài Nhi; Đau khổ khi
đưa Hài Nhi trốn sang Ai Cập khỏi tay Hêrôđê
lùng bắt; Đau khổ khi lạc mất Con ở
Jêsusalem trong ba ngày; Đau khổ khi gặp Đức Giêsu
vác Thập giá trên đường đến Núi Sọ;
Đau khổ khi thấy Đức Giêsu bị đóng
đinh; Đau khổ khi chứng kiến việc tháo xác
Đức Giêsu xuống khỏi thập giá; Đau khổ
khi phải chứng kiến việc chôn xác Đức Giêsu
trong mồ. Nhưng trong khi chịu đựng những
đau khổ đó, Đức Mẹ không hề trách móc
kêu la một lời nào. Sự hiền lành và nhịn
nhục cảu Mẹ là mẫu gương cho tất
cả mọi người chúng ta noi theo.
Thứ tư, chúng ta bắt
chước Mẹ để hết lòng yêu mến Chúa: Lòng yêu
mến Chúa của Mẹ được thể hiện qua
như việc tiêu biểu như:
Ba tuổi Mẹ đã dâng mình trong đền thờ;
Khi Thiên thần đến truyền tin cũng là lúc Mẹ
đang đắm chìm trong lời kinh nguyện; Mẹ
thưa “Xin Vâng” để cộng tác với chương
trình cứu độ của Thiên Chúa; Hơn ba mươi
năm Mẹ nuôi nấng chăm sóc Đức Giêsu; Mẹ
chạy đôn đáo tìm cho bằng được khi
Đức Giêsu đi lạc trong đền thờ... Tất
cả những thái độ trên đều thể
hiện một lòng yêu mến Chúa hết lòng hết sức
trên hết mọi sự của Mẹ. Đó là mẫu
gương cho tất cả mỗi người chúng ta noi
theo.
Thứ năm, chúng ta bắt
chước Mẹ để sống yêu thương
hết mọi người: Vì yêu thương nhân
loại nên Mẹ đã chấp nhận làm Mẹ Thiên Chúa,
nhờ đó nhân loại được cứu chuộc. Vì
yêu thương nên Mẹ đã vội vã lên
đường thăm bà Êlizabét để chia sẻ
niềm vui có Chúa và để giúp đỡ bà chị
họ trong những ngày thai nghén sinh nở. Vì yêu
thương nên Mẹ đã cầu bầu cùng Đức
Giêsu làm phép lạ biến nước thành rượu ngon
để cứu gia chủ khi họ hết rượu. Vì
yêu thương nên khi đã về trời Mẹ vẫn
hiện ra đây đó trên thế giới để ủi
an nâng đỡ con cái loài người…Đó là mẫu
gương yêu người cho tất cả mỗi
người chúng ta noi theo.
Như vậy,
Đức Mẹ được lên trời cả hồn
lẫn xác không chỉ nhờ những đặc ân Thiên
Chúa ban mà còn nhờ những nhân đức mà Mẹ ra
sức rèn luyện. Chúng ta muốn được lên Thiên
đàng phải đi con đường Mẹ đã
đi, phải sống như Mẹ đã sống, đó là
biết noi gương bắt chước các nhân
đức của Mẹ.
Lạy Thiên Chúa
là nguồn Tình Yêu, Chúa đã cho Mẹ hồn xác lên
trời. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin giúp
chúng con biết sống làm sao để một ngày kia
cũng được hưởng hạnh phúc trên Trời
với Mẹ. Amen.
Lm.
Anthony Trung Thành
|