Chúa đi trên biển – R. Veritas.
Đứng bên cạnh con đang chuẩn
bị qua cơn giải phẫu nguy hiểm, người
cha không ngừng trấn an con mình với những lý
luận dựa trên tài năng nổi tiếng của nhóm
bác sĩ giải phẫu với những phương
tiện tối tân, ông còn trấn an con là sẽ hiện
diện bên cạnh để cung ứng mọi nhu cầu
cho con. Nghe xong lời cha khuyên, người con trả
lời cho cha:
Xin cha đừng lo lắng nhiều, con không
sợ đâu, con tin tưởng phó thác mọi sự cho
Chúa Giêsu, Người hiện diện bên con và giúp con
chịu đựng, hy sinh âm thầm trong tâm trí. Người
cha cảm phục lòng tin của con, vừa hổ thẹn
vì mình không có được thái độ tin Chúa như con
mình.
Chúng ta cũng
thường hành xử như vậy khi gặp những
thử thách xảy ra cho anh chị em xung quanh, cũng
như và nhất là cho chính chúng ta. Phản
ứng tự nhiên trước những thử thách, chúng ta
thường nghĩ ngay đến những phương
thế, những tài năng riêng của con người mà
quên đi phần đóng góp tích cực và quan trọng
của Chúa.
Bài Phúc Âm của Chúa
Nhật 19 mùa thường niên năm A, trích từ Phúc Âm
Thánh Mátthêu hôm nay trình bày cho chúng ta một toàn cảnh
thật ý nghĩa. Ở đây chúng ta thấy hai khía cạnh:
trước hết, Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi, xem ra
như Ngài xa cách không còn quan tâm gì đến những nguy
hiểm mà các Tông Đồ đang gặp sóng to gió lớn
trên mặt biển hồ Galilêa. Mặt
hồ của toàn cảnh là cảnh tượng các Tông
Đồ đang trên thuyền và phải tận lực
chiến đấu với những nguy hiểm. Các
ngài là những ngư phủ trên biển
hồ Galilêa này, và có thể nói là đã quen thuộc với
những cơn sóng to gió lớn. Hai khía cạnh này xem ra
như không có gì liên hệ với nhau; Thiên Chúa xem ra như
hoàn toàn xa lạ, vắng mặt khỏi hoàn cảnh sống
của con người, xa lạ, lạnh lùng với
những thử thách của con người đang gặp
phải.
Là môn đệ của
Chúa Giêsu, các ngài cũng có thể bị cám dỗ có
những suy nghĩ như vậy. Chúa
ở đâu mà tôi không nhìn thấy Ngài đâu cả? Nhưng thật sự không phải như vậy.
Thiên Chúa không vắng mặt, không rời xa con
người. Các Tông Đồ đang gặp sóng to gió
lớn là vì tuân lệnh Chúa Giêsu mà chèo thuyền vượt
biển cực khổ giữa ban đêm để qua bên kia bờ. Ban đêm thường có sóng to gió
lớn, các Tông Đồ biết như thế, vì là
những ngư phủ trong vùng.
Thông thường các
ngài có thể lý luận với Chúa để ở lại
với Chúa chờ qua ngày hôm sau đi lại ít nguy hiểm
hơn, và cũng để được nghỉ ngơi
sau một ngày mệt nhọc vì bận rộn lo cho hơn
năm ngàn người ăn uống khi
nghe Chúa giảng dạy. Thế nhưng lý do gì mà Chúa ra
lệnh cho các Tông Đồ lên thuyền chèo qua bên kia bờ biển hồ và giữa đêm
khuya như vậy?
Các Tông Đồ
gặp thử thách nguy hiểm kia là vì
tuân lệnh Chúa, và chúng ta thấy Chúa không để cho
những người vâng phục Chúa bị thiệt
hại. Phải, bị thử thách và chịu thử thách
nhưng không bị đè bẹp, Chúa để cho các Tông
Đồ phải chiến đấu với thử thách
trong một thời gian mãi đến ba giờ sáng rồi
Chúa mới đến với các ngài. Sau
biến cố, sau kinh nghiệm và có thể nói
được là hai kinh nghiệm, tập thể các Tông
Đồ đi trên thuyền và Phêrô muốn đi trên
mặt nước đang nổi sóng. Sau kinh
nghiệm đó, Chúa Giêsu rút ra bài học cho các ông:
"Tại sao các con kém tin thế?", tại sao không tin
rằng Chúa hằng hiện diện bên cạnh, Ngài không xa
vắng, Ngài không ngủ quên hay bỏ mặc những
kẻ Ngài đã chọn.
Đó là bài học
cho các Tông Đồ sau này khi lãnh nhận sứ mạng
chính thức sau khi Chúa phục sinh: "Thầy đã
được mọi quyền năng trên trời
dưới đất, chúng con hãy ra đi rao giảng Tin
Mừng cho muôn dân". Đây không phải là lời hứa
suông, mà là một bảo đảm mạnh hơn mọi
thứ bảo đảm do con người đặt ra
trong xã hội hôm nay. Những bảo hiểm của con
người sẽ vô ích nếu như không có sự bảo
đảm của Thiên Chúa, dù con người không chấp
nhận hay không biết đến sự bảo đảm
này, hơn ai hết, sau khi đã trải qua kinh nghiệm
trên biển hồ nổi sóng, các Tông Đồ sẽ xác
tín hơn sau này cho sứ mạng làm chứng cho Chúa:
"Không gì có thể tách rời tôi ra khỏi tình yêu
Chúa".
Mọi gian nan thử thách đều trở nên tốt
đẹp, hữu ích cho những ai yêu mến Chúa. Chúng ta hãy nhìn lại xem mình đã có kinh nghiệm
sống như bài học của Phúc Âm hôm nay Chúa đã
dạy các Tông Đồ chưa? Cùng với các ngài vâng
lệnh Chúa vào thuyền, và sau cơn giông tố chúng ta tuyên
xưng: "Thầy là Con Thiên Chúa", Chúa sống với
chúng ta thì chúng ta còn lo sợ chi nữa.
|