CHÚA BẢO GÌ CỨ LÀM THEO! (Ga 2,5)
Chúng ta biết thuyền các Tông Đồ gặp sóng
gió sau khi Đức Giê-su hóa bánh cá cho dân ăn
no nê. Đó là dấu chỉ người Ki-tô hữu dù mỗi
ngày được ăn Bánh Hằng Sống
(rước Lễ), nhưng vẫn còn gặp sóng gió. Có nhiều
loại sóng gió :
* Sóng gió Chúa cho phép xảy đến để huấn
luyện con người, như núi lửa, động
đất, bệnh tật, sự chết. Sóng
gió này xảy ra trong một giai đoạn. Sở
dĩ Chúa cho phép sự dữ này xảy đến là muốn
nhắc hết mọi người : Trái
đất chỉ là quán trọ, ai cũng phải chuẩn
bị cho ngày ra đi định cư nơi Quê
Hương vĩnh viễn. Muốn được
thế, phải luôn chuẩn bị cho ngày chết của
mình. Ông Pascal, nhà Toán học, Vật lý và Triết gia
nói : “Vũ trụ có khả năng đè bẹp tôi,
nhưng tôi vẫn hơn cả vũ trụ, vì vũ trụ
không biết gì về chiến thắng của nói, còn tôi,
tôi biết về sự chết của mình”. Như vậy
ông Pascal có ý nói : Người nào biết
chuẩn bị hành trình cho ngày ra khỏi thế gian, người
ấy quý hơn giá trị cả vũ trụ cộng lại.
Vậy để chuẩn bị cho ngày ra đi cuối
đời, Chúa muốn ai cũng nhớ đến thân phận
yếu hèn của mình, bất lực trước đòi hỏi
nên giống Cha trên trời (x Mt 5,48) mà
ăn năn sám hối, xin Chúa thương xót. Chính vì vậy
mà thánh Tông Đồ đã khiêm tốn và can đảm thú
nhận tội mình với giáo đoàn Roma :
“Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi,
nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự
thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự
thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không
muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,18-19).
Khi cầu nguyện, Tông Đồ Phao-lô đã nhận ra rằng
Chúa cho phép sự dữ xảy đến để ông khỏi
tự cao tự đại về những mạc khải
cao siêu Chúa ban và để quyền năng của Thiên Chúa
được thể hiện trọn vẹn trong con
người yếu đuối ! (x 2Cr 12,7-10).
Như thế các loại sóng gió trên cần thiết phải
xảy đến để con người biết sợ
tội, biết sợ sự chết mà sống tốt
hơn.
* Sóng gió do tại lỗi con người tác động
vào thiên nhiên không đúng ý Chúa. Ngày nay chính quyền các nước
trên thế giới luôn cảnh giác về nạn phá rừng
cách bừa bãi, hoặc thải khí độc
hay hóa chất vào môi trường sống. Bởi
vì nếu không ngăn chặn được việc
làm vô trách nhiệm này, thì chắc chắn sinh nhiều bão tố,
lụt lội, hoặc làm thay đổi khí hậu trái
đất, sẽ gây tai họa lớn cho loài người,
và nó sẽ không dừng lại theo thời gian. Nhưng sóng
gió kinh hoàng nhất, gây hậu quả khủng khiếp
hơn nữa là con người không thực
hành Lời Chúa,chỉ làm theo ý mình. Đan cử :
1/ SÓNG GIÓ DO TỘI ADAM, EVA NGHE SATAN XÚI GIỤC NÊN ĐÃ
HÀNH ĐỘNG THEO Ý MÌNH, mà không
quan tâm, không tin tưởng vào giá trị Lời Chúa, hậu
quả gây sóng gió : vợ chồng đố kị nhau, con
cháu họ chém giết nhau, gây oán thù mỗi ngày mỗi gia
tăng (x St 3-6).
Những sóng gió trên đây xảy ra
trước Phục Sinh, không độc ác, không đau
đớn bằng những sóng gió gây ra bởi những
người Đức Giê-su đã tuyển chọn.
Vì không thực hành lời Mẹ Maria dặn “Giê-su bảo
gì cứ làm theo” (Ga 2,5). Thực vậy,
trình thuật thuyền các môn đệ gặp sóng gió trên biển
(x Mt 14,22-33 : Tin Mừng) báo trước
sóng gió Hội Thánh phải đương đầu, sau
khi Chúa Giê-su đã đánh gục tử thần đi vào
vinh quang với Cha. Bởi vì những chi tiết xảy ra
trong trình thuật này được lặp lại sau khi
Chúa Giê-su từ cõi chết sống lại :
SÓNG BIỂN TRƯỚC CHÚA PHỤC SINH
- Vào buổi chiều, sau khi làm phép lạ hóa bánh, Đức
Giê-su lên núi cầu nguyện một
mình (x Mt 14,22)
- Thuyền môn đệ gặp sóng gió (x Mt 14,24).
- Canh tư đêm tối, Đức Giê-su
đi trên biển đến với các môn đệ (x Mt
14,25)
- Môn đệ thấy Đức Giê-su lại tưởng là ma !
(x
Mt 14,27)
- Đức Giê-su trấn an các môn
đệ : “Hãy vững lòng, Thầy đây, đừng
sợ !” (x Mt 14,27)
- Đức Giê-su truyền cho ông
Phê-rô đi trên biển mà đến với Ngài (x Mt 14,29).
- Ông Phê-rô vẫn còn sợ sóng gió, nên
ông kêu lên : “Lạy Thầy, xin cứu con !” (x Mt
14,30)
- Đức Giê-su mắng các môn
đệ : “Hỡi kẻ kém lòng tin, sao lại hoài nghi?”
(x Mt 14,31b)
- Đức Giê-su giơ tay nắm lấy
ông Phê-rô!
(x
Mt 14,31a)
|
SÓNG GIÓ NIỀM TIN SAU CHÚA P.
SINH
+ Vào buổi chiều, sau bữa tiệc ly, , Đức
Giê-su cầu nguyện một mình ở núi Cây Dầu (x Lc
22,39t ; Lc 23,34)
+ Chúa Giê-su sống lại rồi mà các môn đệ vẫn
còn run sợ, cửa nhà các ông luôn đóng kín (x Ga 20,19)
+ Vào canh tư đêm tối, lúc tảng sáng, Chúa Giê-su Phục
Sinh đến với các môn đệ đang ngồi run
trong căn phòng đóng kín cửa ! (x Ga 20,1t)
+ Chúa Giê-su Phục Sinh đến với các môn đệ,họ la lên: Ma kìa! (x Lc 24,27)
+ Chúa Giê-su Phục Sinh nói với
các môn đệ : “Bình an cho anh em !” (x Ga 20,19)
+ Ai muốn đến với Chúa Giê-su Phục Sinh, phải
qua nước Bí tích Thánh Tẩy (x Mt 28,19).
+ Trong mỗi Thánh Lễ, kẻ sợ tội phải kêu lên : “Xin Chúa Ki-tô, thương xót chúng con
!”
+ Chúa Giê-su Phục Sinh mắng các môn đệ: “Chậm
tin !”
(x Lc 24,25) Ngài sai họ đi loan báo Tin Mừng khắp thế
gian, “trong số đó có kẻ còn hồ nghi” (Mt 28,17)
+ Kẻ tin Chúa đưa tay nắm lấy Chúa Giê-su
Phục Sinh (rước lễ).
|
Như vậy, sóng gió về Đức Tin sau Tử
Nạn và Phục Sinh của Chúa Giê-su vẫn diễn ra
dường như bất tận. Đan cử :
- Những
người được Chúa Ki-tô cứu chuộc vẫn
còn gặp đau khổ : Các môn đệ đều bị
hành hạ, bị giết chết chỉ vì nhiệt
tình giảng Tin Mừng ; các tín hữu, nhất là giáo
đoàn Roma suốt 300 năm bị đế quốc
Roma trù dập không trông sống nổi! Nhất là ông
Phao-lô dù được Chúa ở cùng, nhưng ông không
thoát khỏi nỗi đau khổ bởi những
người đồng chủng, đồng đạo
gây nên, vì họ chỉ tin vào thế lực Luật Mô-sê
mà được trở nên công chính, chứ không tin vào
Chúa Giê-su. Bởi đó họ đã gây đau khổ cho
ông, như ông nói : “Lòng tôi rất
đỗi ưu phiền và đau khổ mãi không
ngơi. Quả vậy, giả như vì anh em đồng
bào của tôi theo huyết thống,
mà tôi bị nguyền rủa và xa lìa Đức Ki-tô, thì
tôi cũng cam lòng. Họ là người Israel, họ
đã được Thiên Chúa nhận làm con, được
Người cho thấy vinh quang, ban tặng các Giao Ước,
Lề Luật, một nền phụng tự và các lời
hứa ; họ là con cháu các tổ phụ,
và sau hết, chính Đức Ki-tô, xét theo huyết thống,
cũng cùng một nòi giống với họ”
(Rm
9,2-5 : Bài đọc II). Mỗi lần ông bị người
đồng chủng, đồng đạo tấn
công, họ đều đánh ông tối đa 39 roi (x
2Cr 11,24). Tông Đồ của Đức
Giê-su đau khổ như thế cũng chẳng lạ
gì, ngay vị đại ngôn sứ Ê-ly-a sau khi đã
thành công dâng lễ trên núi Carmen, ông còn giết luôn các
tư tế thờ thần Baal, nên ông bị vua Akhaz
truy nã, ông vội chạy trốn lên núi, xin Chúa ra tay che
chở,trong lúc ấy ông chợt thấy gió xé núi non,
đập vỡ đá, rồi lại thấy động
đất, sau lại thấy lửa bốc cháy, ông
tưởng là Chúa đang bày tỏ sức mạnh
đến để bênh đỡ ông, nhưng ông không
thấy Chúa hiện đến, sau đó ông nghe tiếng
gió hiu hiu, lúc đó Chúa mới hiện diện, ông lấy
áo choàng che mặt rồi ra đứng ở cửa
hang đón Ngài (x 1V 19,9a.11-13a : Bài đọc I). Chúa đến
trong làn gió hiu hiu là báo trước ngày Chúa Giê-su ra tay cứu
độ loài người, Ngài lội xuống sông
Gio-đan để ông Gioan làm phép rửa, lúc ấy
Thánh Thần Chúa xuất hiện qua làn gió hiu hiu nghe
như tiếng chim câu bay đến (x Mt 3,16b). Chúa Thánh
Thần là Dầu Chúa Cha dùng xức trên Chúa Giê-su, để
Ngài thi hành quyền Vua cứu độ loài người
- Giáo
sĩ bỏ việc chính mà làm việc phụ. Cụ thể
các môn đệ vì được dân tín nhiệm, họ
bán cả tài sản lấy tiền đặt cả
dưới chân các ông, để các ông phân phát đồng
đều cho mọi người, không còn người
giàu, kẻ nghèo (x Cv 2,42t). Vì quá bận
rộn công việc này nên các ông đã xao nhãng việc cầu
nguyện và giảng Lời. Hậu quả gây sóng gió
trong cộng đoàn, vì trong việc phân phát lương
thực hằng ngày, các bà góa bị bỏ quên (x Cv 6,
1-7).
Sự cố trên ngày nay vẫn còn tiếp diễn
nơi hàng giáo sĩ, hầu hết các ngài bận rộn
lo việc mục vụ như xây Nhà Thờ, chăm lo cho
người nghèo, hoặc tổ chức những lễ hội
linh đình, nên không còn giờ để cử hành các Bí tích
cách tích cực và chu đáo, nhất là không đủ giờ
đọc kỹ các Bài đọc trong Thánh Lễ,
để tìm ra sợi dây giáo lý xuyên suốt theo đúng quy
định trong Hiến Chế Phụng Vụ số 24 : “Trong
việc cử hành Phụng Vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối
quan trọng. Thực vậy, Hội Thánh trích từ Thánh
Kinh những Bài để đọc, những Bài để
dẫn giải trong Bài giảng. Phải xúc tiến việc
canh tân, phát triển và thích ứng Phụng Vụ, cần
phải phát huy lòng mộ mến Kinh Thánh đậm đà
và sống động”, và số 52
: “Bài giảng phải căn cứ vào Thánh Kinh, để
trình bày các mầu nhiệm Đức Tin và những quy tắc
cho đời sống Ki-tô giáo trong suốt chu kỳ năm
Phụng Vụ, rất đáng được coi như một
phần của chính Phụng Vụ”. Bởi thế, nếu
không giảng đúng quy luật Phụng Vụ này, thì không
còn phải là giảng Lời Chúa, trở thành kẻ nói dối,
Kinh Thánh nặng lời kết án loại này : “Nơi con
người, nói dối là điều đê tiện xấu
xa,kẻ dốt nát cứ luôn mồm nói dối. Trộm cắp
còn đỡ hơn nói dối, nhưng cả hai đều
chuốc lấy hư vong. Kẻ quen nói dối là kẻ
vô liêm sỉ,nỗi nhục không bao giờ
rời xa nó.” (Hc 20,24-26).
Thực vậy, ngôn sứ Kha-nan-gia tự cho mình nhân
danh Thiên Chúa mà nói những điều đẹp lòng mọi
người : dân không còn cảnh lưu
đày, ông chứng minh bằng việc lấy gông gỗ
đang đeo cổ ngôn sứ Giê-rê-mi-a mà bẻ nát
quăng đi. Nhưng hành động ấy ông chỉ dối
gạt, không đúng ý Chúa, nên Chúa phán với ngôn sứ
Giê-rê-mi-a rằng : “Hãy đi nói với
Kha-nan-gia Chúa phán thế này : ngươi đã bẻ gãy cái
gông bằng gỗ, thì hãy làm những cái gông bằng sắt
thế vào. Quả thật, Ta sẽ quàng một cái ách bằng
sắt vào cổ tất cả các dân này, khiến chúng phải
làm tôi Nabukodonosor, vua Babylon.
Ngay cả những giống vật ngoài đồng,
Ta cũng trao cho nó”.
Như vậy ông Kha-nan-gia vì nói dối mà dân phải khổ
hơn trước, và ông phải chết vào tháng thứ bảy
năm ấy (x Gr 28,1-17).
Ngày nay rất nhiều chủ chăn không có tinh thần
giảng giống Chúa Giê-su,cũng chẳng
giống các Tông Đồ. Thực vậy, ta cứ đọc
Tân Ước cho thấy
1.
Đức Giê-su giảng
cho dân tới ba ngày, họ phải bỏ việc, bỏ ngủ,
nhịn ăn để nghe Ngài, mà chẳng
thấy ai phàn nàn. Đức Giê-su thấy thế Ngài chạnh
lòng thương, nói với các môn đệ :
“Ta xót thương dân này bởi đã ba ngày rồi họ
lưu lại với Ta mà không có gì ăn! Để họ
nhịn đói mà lui về thì Ta không muốn, kẻo họ
xỉu mất dọc đường” (Mt 15,32). Nhưng không phải lúc nào Ngài giảng
cũng được mọi người chấp nhận.
Đan cử có l
|