Gọi điện thoại
trong địa phương
Một người cao cấp
trong ngành kinh tế Hoa-Kỳ sang thăm Canađa và
đã gọi một cú điện thoại viễn liên
(long distance) từ nơi ông ở Toronto
sang tận Montreal.
Sau khi nói chuyện xong, ông đã hỏi giá và
được cho biết là cú điện thoại
viễn liên ấy tốn mười bốn đồng,
năm mươi xu tiền Mỹ-kim. Vị kinh tế gia
ấy nổi sùng lên và nói: “Sao đắt quá vậy? Ở
xứ tôi ở, tôi gọi đến hỏa ngục hay
gọi từ đó cũng chỉ mất có mười
bốn đồng năm mươi xu!” Nhân viên tổng
đài điện thoại trả lời: “Đúng vậy
thưa ông, nơi ông ở và chỗ ông gọi đó cùng
trong vùng mà thôi!”
Có
những lúc trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy Chúa
Toàn Năng là Đấng quá xa vời với chúng ta. Tuy nhiên, cũng có
đôi lúc ta lại cảm thấy Thiên Đàng lại
rất gần với chúng ta. Bài Tin
Mừng hôm nay mô tả lại một mối cảm
nghiệm chót đỉnh trong cuộc sống của Chúa
Giêsu và ba vị Tông Đồ.
Chúa
Giêsu dẫn Thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan “lên một ngọn núi cao”
(Mt 17:1). Các ngài lên núi cao ấy để “cầu nguyện”
như Thánh Luca đã thuật lại (Lk 9:28). Chúa Giêsu và ba môn
đệ đã tách biệt nhau khi cầu nguyện. Mỗi vị có một nhu cầu riêng. Chúa Giêsu đã đi đến khúc ngoặc
mới của cuộc sống và công việc truyền giáo
của Ngài. Các kẻ thù đang toan tính ám hại Ngài,
và do đó Ngài phải quyết định xem cần
phải rời bỏ Đất Thánh hay tới thẳng
Giêrusalem và thẳng thắn đối đầu với
những kẻ muốn giết Ngài. Lúc này đây Chúa Giêsu
cần biết rõ ràng Thánh Ý Chúa Cha trong vấn đề
này: Ngài có đang làm công chuyện và quyết định
đúng như ý Chúa Cha không? Ngài có đang làm
tròn mục đích của đời Ngài không?
Còn ba vị môn
đệ kia thì đây là lúc tìm sự
hướng dẫn để có thể hiểu công
cuộc của Chúa Giêsu. Chỉ mới tám ngày trước
đó, Phêrô đã có một ánh nhìn tuyệt vời về
Chúa Giêsu là: “Thầy là Đấng Thiên Sai”. Nhưng
ngay sau đó, khi Chúa Giêsu mặc khải về sự
đau khổ và phải chết của Đấng Thiên Sai
thì Phêrô đã từ chối không muốn nghe. Ngay còn
tấm bé, Phêrô đã được nghe biết rằng
Vị Thiên Sai sẽ là vị tướng anh hùng vĩ đại, bách chiến bách thắng.
Bởi đó, lúc này đây thật là khó cho Phêrô có thể
chấp nhận Chúa Giêsu như là “Người Đầy
Tớ Đau Khổ”; và do vậy Phêrô đã nói với Chúa:
“Điều ấy sẽ không xảy đến cho
Thầy, lạy Chúa”. Nhưng Chúa Giêsu đã gay gắt
mắng Phêrô: “Hãy lui ra sau Ta, Satan! Ngươi là cớ
vấp phạm cho Ta; vì ngươi chỉ theo
ý loài người mà không theo ý Thiên Chúa” (Mt 17:22- 23). Chính vì thế, giờ đây
ba vị môn đệ cần phải cầu nguyện xin
được ơn soi sáng trong vấn đề này. Khi Chúa Giêsu và môn đệ đang cầu
nguyện thì Môisê, đại diện cho Luật và 'lia,
đại diện cho các ngôn sứ, hiện ra và đàm
đạo với Chúa. Thánh Mátthêu
muốn cho chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu và ba môn
đệ đã phải suy ngắm sâu xa về truyền
thống và quá khứ của họ hầu có thể tìm ra
được Ý Thiên Chúa. Và chúng ta có thể
dường như nghe được tiếng của Môisê
và 'lia xác định những gì Chúa Giêsu đã nói với các
môn đệ: “Ngài nói đúng!... Hãy nghe
lời Ngài! Hãy cùng đi với Ngài lên
Giêrusalem mà đừng để ý tới những trắc
trở.”
Khi
mà một người được cảm nghiệm
sự hiện diện của Chúa trực tiếp như
trên núi cao xưa thì thật khó mà tìm lời để
diễn tả tâm tình mình. Trong trường hợp này, các Thánh Sử Tin
Mừng đã diễn tả cách hay nhất cho chúng ta. Các ngài thuật rằng kìa có một đám mây
xuất hiện, và mây trong quan niệm cổ thời
bấy giờ được coi là có sự trực
tiếp Hiện Diện Vinh Quang Thiên Chúa. Rồi từ đám mây ấy, Thiên Chúa trực
tiếp phán ra. Nôm na cho vui, đây là
cú điện thoại trong vùng nhưng nó mang ý nghĩa
rất quan trọng đối với chúng ta. Thiên Chúa
đến với chúng ta trong muôn ngàn cách, nhưng không có
cách nào quan trọng hơn khi Ngài tỏ Mình trực tiếp
với chúng ta và chúng ta cảm nghiệm được
sự đối diện trực tiếp ấy với
Ngài cách rõ ràng mật thiết. Chúa Giêsu và ba môn đệ kia chắc chắn đã muốn trèo lên núi
cao để có thể cảm nhận cách rõ ràng mật
thiết sự Hiện Diện Linh Động của Thiên
Chúa. Mối cảm nghiệm đó rồi nó
cũng tự kết thúc, song các ngài còn trách nhiệm
phải đáp trả. Phêrô đã
muốn dựng mấy lều và lưu lại luôn trên núi
đó. Điều này xảy ra chúng ta cũng dễ
hiểu thôi, vì ngay như chúng ta chỉ mới
được Thánh Thần soi sáng xoa dịu trong những
cuộc tĩnh tâm thôi mà đã không muốn bỏ đi
rồi. Chúa Giêsu đã tảng lờ lời
đề nghị của Phêrô và dẫn các ông xuống núi
trở về lại xóm làng. Khi các ngài
trở lại thôn xóm đã nhìn thấy gì? Các ngài đã nhìn thấy những nhu cầu
cần thiết của dân chúng. Ngay tức khắc,
các ngài đã phải nghe lời van xin của một
người cha cho con mình: “Xin Thầy hãy thương
đến con trai tôi vì nó bị bịnh phong giật
khổ sở lắm” (Mt 17:15).
Trong Giáo Hội
có những dòng tu chuyên lo việc cầu nguyện và
điều đó rất tốt! Song phần đông còn
lại chúng ta chuyên chú trong việc cầu nguyện cần
phải theo Chúa Giêsu xuống khỏi núi
mà đi vào những thôn xóm đang cần sự giúp
đỡ. Những người theo Chúa
Giêsu phải biết trung thành và cân bằng trong việc
cầu nguyện và hoạt động!
Nhiều
lần Chúa Giêsu đã trách mắng đám đông theo Ngài vì họ chỉ muốn xem phép
lạ. Ngài đã từ chối không muốn
trở thành Vị Thiên Sai phù phép của họ. Thường xen kẽ giữa những lúc
tuyệt vời của dấu lạ và phép lạ là
những ngày dài khó khăn, bẩn thỉu, đói khát
thực hành sự vâng phục đối với các môn
đệ Chúa Giêsu. Nếu bốn
cuốn Phúc Âm dài gấp ngàn lần cuốn hiện tại
thì chúng sẽ ghi nhiều những công việc của Chúa
Giêsu trong ba năm hoạt động công khai, và rất có
thể chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy những
hoạt động của Chúa trong những ngày ấy
thật bình thường. Chúng ta có thể chắc
rằng giữa cuộc cảm nghiệm ngây ngất trên
núi là những ngày gian nan khó khăn trong các xóm làng, đó là
lúc các môn đệ Chúa phải vượt qua bằng
đức tin chứ không phải bằng dấu lạ.
|