Đỉnh
cao hôm nay – Đỉnh
cao ngày mai
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Cao
Luật)
Bên kia những
thực tại hữu hình
Bản văn của thánh Mát-thêu trình bày
một kinh nghiệm thần bí vượt trên những
thực tại hữu hình, qua những con người và
biểu tượng. Bản văn là một mặc
khải về một mầu nhiệm: căn tính của
Đức Giêsu.
Nơi chốn: "một nơi riêng",
"một ngọn núi cao". Đây không phải là
một địa điểm cụ thể về
địa dư. Có thể lấy làm tiếc vì một
truyền thống muôn thời đã muốn xác định
về một nơi rõ ràng, bởi vì việc Tin Mừng không
nói rõ nơi chốn có thể có nghĩa là mặc khải
này sẽ xảy ra ở mọi nơi.
Đàng khác, "ngọn núi cao" luôn luôn là
một nơi đặc biệt; tại đó đất
dường như nối liền với trời, và
cũng tại đó, con người vừa cảm
nghiệm được sự bé nhỏ của mình,
đổng thời vừa muốn vươn mình tới
những chiều kích bao la của vũ trụ.
Thời gian: đã được xác
định rõ là 6 ngày sau khi Đức Giêsu báo trước
cho các Tông Đổ về cuộc Khổ Nạn. Tuy nhiên,
cuộc Hiển Dung còn có ý nghĩa lớn lao hơn:
nối kết giữa quá khứ (Môsê + Êlia) và tương
lai (Đức Kitô phục sinh). Đây là một thời
gian vượt-thời-gian.
Các nhân vật: thái độ của các môn
đệ (theo Đức Giêsu, muốn ở lại,
sự kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất) cho
thấy một sự đảo lộn, một ý thức
do một nhận biết không thể diễn tả
nổi về thực tại nơi Đức Kitô. Con
đường này trở thành con đường của
các môn đệ sau khi Đức Kitô phục sinh,
đổng thời cũng là con đường của
tất cả mọi Kitô hữu.
Một bức
tranh để chiêm ngắm
Việc Đức Giêsu biến đổi
hình dạng không phải chỉ là một trình thuật
để nghe, nhưng còn là một bức tranh để
chiêm ngắm, tựa như hình ảnh ngắn ngủi
về một thế giới thần thiêng và bí nhiệm,
rất gần gũi mà cũng rất xa xăm. Trên dung nhan
của con người đang bị bóng tối tử
thần đe dọa, đã bừng lên ánh sáng chói lòa
của ngày Phục Sinh.
Biến cố Hiển Dung xảy ra sau khi
Đức Giêsu báo trước cuộc Khổ Nạn
của Người cũng như việc dự phần
của các môn đệ: biến cố này nhằm củng
cố lòng tin của ba vị tông đổ sẽ có
mặt vào những giờ phút cuối cùng của
Đức Giêsu tại vườn cây Dầu (Mc 14,33).
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên ba
vị này được "đi riêng" với
Đức Giêsu; ba vị đã từng được
chứng kiến việc Đức Giêsu làm cho con gái ông
trưởng hội đường sống lại (Mc
5,37).
Tuy vậy, sự kiện này còn có ý nghĩa
quan trọng hơn với mỗi vị. Trước
hết, với Phêrô, người sẽ được trao
quyền lãnh đạo Giáo Hội: từ đây, ông sẽ
phải học ý nghĩa đau khổ theo Thiên Chúa và thay
thế tư tưởng nhân loại bằng tư
tưởng thần linh. Thứ đến, với
Gia-cô-bê, vị tử đạo tiên khởi: ông sẽ hân
hoan đỗ máu để làm chứng vì ông đã tận
mắt nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa. Cuối cùng, với
Gio-an, người môn đệ được Đức
Giêsu yêu dấu: ông sẽ phải học biết rằng,
đau khổ là bằng chứng của tình yêu.
Như vậy, ba vị cột trụ trong
sinh hoạt của Giáo Hội thời đầu, nhờ
kinh nghiệm sâu xa về vinh quang Thiên Chúa, sẽ làm
chứng một cách sống động về Đức
Giêsu, Đấng đã đi qua con đường đau
khổ để bày tỏ lòng yêu mến và đem lại
ơn cứu độ.
Thình lình, các ông đã được chứng
kiến Đức Giêsu biến đổi hình dạng. Tác
giả đã dùng thuật ngữ khải huyền
để mô tả vinh quang Thiên Chúa xuất hiện trên dung
nhan Đức Giêsu. Điều đáng nói ở đây là
ánh sáng vinh quang mà các môn đệ nhìn thấy nơi
Đức Kitô, không phải là điều gì đến
từ bên ngoài, nhưng là sự biểu lộ bình
thường của vẻ đẹp vẫn gắn
liền với "Đấng từ trời
xuống". Do đó, điều gây ngạc nhiên không
phải là ánh sáng rạng ngời đó đã bao phủ
Đức Giêsu trong chốc lát, nhưng là sự che
giấu ánh sáng đó trong những lúc khác. Như vậy,
Đức Giêsu đã che giấu vinh quang của
Người, và giờ đây, trong một khoảng
thời gian ngắn, Người rời bỏ nhân tính
để con người có thể chiêm ngắm vinh quang
của Người; và nhờ đó, họ nhận ra
căn tính đích thực của Đức Giêsu: Con Thiên
Chúa.
Đang khi Đức Giêsu bày tỏ Thiên tính
của Người, thì Môsê, vị anh hùng của Lề
Luật, và Êlia, thủ lãnh các ngôn sứ, đã đến
đàm đạo với Người. Sự hiện
diện của hai chứng nhân thời Cựu Ước
cho thấy tính siêu việt của thời đại
cuối cùng, đổng thời loan báo Vị Ngôn Sứ
thiên hạ vẫn mong chờ, nay đã xuất hiện.
Ngoài ra, nội dung cuộc đàm đạo
giữa Đức Giêsu với Môsê và Êlia không phải là
những điều Người đã giảng dạy,
nhưng là cuộc Khổ Nạn của Người.
Đó chính là nhiệm vụ của Người,
Đấng hoàn tất Lề Luật và lời loan báo
của các Ngôn sứ. Việc loan báo đã kết thúc, và
Đấng phải đến đã đến để
thực hiện công cuộc cứu độ.
Cuối cùng, sự hiện diện của
Chúa Cha qua đám mây và tiếng nói là một xác nhận rõ
ràng và dứt khoát về sứ mệnh của Đức
Giêsu.
Ở đây, cũng như trong biến
cố phép Rửa, vẫn là sự giới thiệu sâu
sắc về Đấng phải đến để
thực hiện lời hứa của Thiên Chúa dành cho dân
Người. Lời giới thiệu này cho thấy mối
hiệp thông sâu xa và bất khả phân ly giữa Chúa Cha và
Chúa Con. Tuy thế, lời giới thiệu trong biến
cố Hiển Dung còn thêm lệnh truyền "hãy vâng nghe
lời Người". Hãy nghe lời Đức Kitô, hãy
đón nhận tất cả những gì Người sẽ
thực hiện, cả vinh quang và đau khổ, cả
sức mạnh lẫn yếu đuối, cả sự
chết lẫn sự phục sinh. Đó là ơn cứu
độ.
Hãy rời
ngọn núi, tiếp tục con đường
Một tuần lễ trước khi xảy
ra biến cố này, Phêrô đã thử tìm một con
đường dẫn đến vinh quang mà không có
Thập giá. Giờ đây, ông nghĩ rằng việc
Hiển Dung có thể là con đường tắt
để thực hiện ơn cứu độ. Ông
hiểu đôi chút về điều đang xảy ra, có một
cái gì đó rất lớn lao, và một lần nữa, ông
cố gắng thuyết phục Đức Giêsu
đừng đi Giêrusalem, bằng cách xin dựng lều
ở trên núi này. Với Đức Giêsu, vinh quang hôm nay
chỉ là chốc lát, chỉ là khởi đầu, chỉ
là lời báo trước cho vinh quang vĩnh cửu sau
cuộc Khổ Nạn. Còn với Phêrô, đây là vinh quang
của ơn cứu độ, và ông phải dấn mình
vào: ông tưởng rằng không cần có thập giá
vẫn có vinh quang. Mãi đến sau này, sau biến cố
Phục Sinh, ông mới hiểu rõ và thuật lại toàn
bộ sự kiện (xem 2 Pr 1,16-20).
Bởi vậy, trước khi đạt
đến vinh quang đích thực, Đức Giêsu phải
rời ngọn núi để tiếp tục con
đường lên Giêrusalem. Ngài còn phải đến
vườn cây Dầu, còn phải lên đồi Gôn-gô-tha.
Mặc dù bóng tối của đổi Gôn-gô-tha có che
khuất khuôn mặt vinh quang, như là chẳng còn nhìn
thấy gì, chẳng còn chi hi vọng; nhưng điều
đó chỉ xảy ra trong giây lát, trong một thời gian
ngắn. Ánh sáng đã một lần bừng lên thì không
phải là điều ảo tưởng, điều
đã xảy ra trên núi không phải là giấc mơ.
Biến cố Phục Sinh sẽ cho thấy rằng sự
sống có thể nảy sinh từ sự chết.
Biến cố Hiển Dung của Đức
Giêsu thực là một kinh nghiệm cho tất cả
những ai muốn cùng được tham dự vào vinh
quang của Người: Chính kinh nghiệm này là chìa khóa, là
sức mạnh giúp chúng ta dám chấp nhận những hi
sinh, những từ bỏ để càng lúc càng gắn bó
hơn với Đức Kitô. Biến cố này thực là
một cuộc xuất hành tiến về Đất
Hứa, xuyên qua những thử thách. Ai không chấp nhận
xuất hành, không cùng đi với Đức Giêsu trên con
đường lên Giêrusalem, người ấy sẽ không
được tham dự vào vinh quang vĩnh cửu.
Mỗi người sẽ có thể có một kinh nghiệm
nào đó về Đức Giêsu, nhưng đó chưa
phải là tất cả. Đỉnh cao này còn chờ
một đỉnh cao nữa.
|