Lòng
quảng đại
Mẹ Têrêsa Calcutta đã kể lại câu
chuyện một lần kia mẹ đi
ngang qua một gia đình Hin đu đã đói nhiều
ngày. Mẹ cầm theo một ít gao cho gia
đình ấy. Điều xảy ra sau đó
làm mẹ kinh ngạc. Không chút lưỡng lự,
người mẹ trong gia đình đã chia số gạo
ra làm hai phần. Rồi bà đem một nữa cho gia
đình nhà bên cạnh, tình cờ là những người theo Hồi dào. Thấy điều đó,
mẹ Têrêsa nói với bà mẹ “Bà còn lại
được bao nhiêu? Liệu có đủ
cho gia đình bà không?”. “Nhưng họ cũng đã nhịn
đói nhiều ngày rồi”, người đàn bà ấy
trả lời.
Lòng quảng
đại như thế làm chúng ta phải trở nên khiêm
nhường. Phép lạ hóa bánh ra nhiều
ấy còn được gọi là phép lạ của lòng
quảng đại. Trước hết là lòng
quảng đãi tuyệt vời của cậu bé, vì với món quà của cậu là năm
chiếc bánh và hai con cá mà phép lạ mới được
thực hiện. Có thể tự nó là ít ỏi, nhưng
đối với cậu bé đó là to lớn vì đó là
tất cả những gì cậu có. Cho vật
gì mà cả người cho lẫn người nhận
rất cần. Đó mới thật
sự là cho và là một sự hy sinh.
Do đó có sự
quảng đại kỳ diệu của Đức Giêsu. Để đánh giá điều đó, chúng ta
cần xem xét hoàn cảnh của phép lạ. Đến với những người khác khi
không gặp sự phiền nhiễu nào là một việc
dễ dàng. Nhưng sự việc không
dễ dàng khi nó ào đến chúng ta vào lúc mà chúng ta đang
gặp rắc rối.
Ở đây bao hàm
một sự hy sinh. Chúng ta phải để
mọi dự định của chúng ta qua một bên và
quyên cả chính mình. Đức Giêsu
đà làm như thế. Người
vừa mới biết tin người anh họ là Gioan
Tẩy Giả đã bị giết chết. Người cần được yên tĩnh và
thinh lặng. Đó là lý do khiến Người
vừa bước ra khỏi thuyền, Người
thấy đám đông dân chúng chờ Người. Hẳn Người có thể tức giận và
giải tán họ. Thế nhưng
Người lại thương xót họ và hoàn toàn
cống hiến cho họ.
Rồi với lòng
quảng đại tuyệt đối, người
đáp ứng cơn đói của dân chúng. Người
không chỉ cho họ ăn, nhưng còn cho mỗi
người nhiều hơn họ cần, và còn dư
mười hai thúng đầy.
Bạn có thể
thấy tại sao phép lạ này được gọi là
một phép lạ của lòng quảng đại. Lòng
quảng đại không phải là lúc nào nào cũng biếu
đồ vật. Thường gặp
hơn, dâng hiến chính mình là cho thời gian và các tặng
vật của mình. Cho đồ vật
có thể là dễ dàng, nhưng cho chính mình không bao giờ
dễ dàng. Trước khi Người ban chính mình
như của ăn, của uống trong Thánh Thể,
Đức Giêsu đã ban chính mình cho dân chúng bằng
nhiều cách khác nhau.
Câu chuyện hóa bánh
ra nhiều để nuôi đám đông đã
được các Kitô hữu tiên khởi trân trọng
giữ gìn. Phép lạ nhắc lại câu chuyện Man-na trong sa mạc thời Cựu Ước.
Đối với họ, Đức Giêsu là Môsê mới, nuôi
dân chúng trong sa mạc. Vì thế, họ nhìn
thấy trong phép lạ này một sự tiên báo của Thánh
Thể. Chính ở bàn tiệc Thánh Thể mà Đức Giêsu
nuôi dưỡng họ.
Và Đức Giêsu
giờ đây cũng nuôi dưỡng chúng ta ở đó. Chỉ
ở bàn tiệc của Thiên Chúa, chúng ta mới có
được sự nuôi dưỡng và tâm hồn chúng ta
hằng mong ước. Trong Thánh Lễ
chúng ta được nuôi dưỡng với Lời Chúa và
Bánh Sự Sống. Và khi mời gọi chúng ta đến
chia sẻ bữa tiệc sự sống nơi trần
gian, Thiên Chúa mời gọi chúng ta chia sẻ bữa
tiệc sự sống đời đời trên Thiên
Đàng.
Khi dân chúng trở
về nhà vào cuối ngày hôm ấy, họ biết rằng
họ đã có kinh nghiệm và lòng tốt và tình yêu của
Thiên Chúa tình yêu mà Thánh Phaolô nói không điều gì có thể
tách chúng ta khỏi tình yêu của Đức Kitô.
Trong Thánh Lễ chúng
ta nếm hưởng tình yêu của Thiên Chúa. Bằng
chứng việc chúng ta có kinh nghiệm tình yêu ấy là chúng
ta sẵn lòng yêu thương những người khác.
Chúng ta có thể chỉ cho bằng những phương
tiện nhỏ bé và số lượng nhỏ bé. Tuy nhiên,
từ cậu bé trong Tin Mừng, chúng ta thấy một
số lượng nhỏ bé có thể trở thành một
số lượng lớn khi được đặt vào
đôi tay của Chúa.
|