Con Yêu Dấu
của
Ta – Lm Augustine
Khởi sự Tin Mừng Mátthêu nhìn nhận
Đức Giêsu là Con Vua Đavít (1,6-16).
Tên của Người là Giêsu có nghĩa là Thiên Chúa
cứu" (1,21) Nhưng người ta
còn gọi Người là Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa
ở cùng chúng ta" (1,23). Chính Người năng tự
xưng là Con Người (11,19; 12,8-)
Mầu nhiệm Đức Kitô phải đánh
động ta
Riêng các môn đệ khi được yêu
cầu phát biểu ý kiến, đã tuyên xưng
"Thầy là Đấng được Xức Dầu
Tấn Phong, Con Thiên Chúa hằng sống" (16,16). Điều quan trọng là lời ông
Phêrô mới tuyên xưng được chính Đức Giêsu
xác nhận là do Thiên Chúa Cha mạc khải (16,17)
Tiếp theo liền sau
đó, Đức Giêsu tiên báo về cuộc Thương Khó
lần thứ nhất. Rồi Người nêu điều
kiện cho những ai muốn bước theo Người,
là họ phải từ bỏ chính mình, phải vác thập
giá mình mà theo Người (16,24). Kế
đến Đức Giêsu tiên báo "Con Người
sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha
Người" (16,27). Chính Người
liền sau đó, đã lên núi và biến đổi hình
dạng như được kể trong bài Tin Mừng hôm
nay (17,1-9)
Như vậy, điều được hàm
ý là không ngôn ngữ loài người nào có thể nói cho ta
biết Đức Giêsu là ai nếu không có sự can
thiệp từ trời cao.
Với môn đệ Simon Phêrô, sự can
thiệp của Thiên Chúa đã đến với ông qua
lời giới thiệu của ông Gioan Tẩy Giả
với hai môn đệ của ông này trong đó có
người anh ruột của Simon Phêrô, là Anrê. Và ông Anrê này
đến lượt đã giới thiệu cho em mình khi
nói "Chúng tôi đã gặp Đấng được
Xức Dầu Tấn Phong" (Ga 1,41).
Tin Mừng Gioan còn cho biết chính việc Đức Giêsu
biến nước lã thành rượu ngon tại Cana
khiến các môn đệ tin vào Đức Giêsu (Ga 2,11)
Một cách nổi bật, quyền năng
của Thiên Chúa còn đụng chạm tới ông Simon Phêrô
cách riêng, khi Đức Giêsu chiếu cố đến nhà
ông và đụng vào tay bà mẹ vợ của ông,
để cho bà ta đang nằm liệt, được
chỗi dậy khỏi cơn sốt (8,14)
Tin Mừng Mátthêu còn cho thấy quyền
năng của Đức Giêsu không những cứu các môn
đệ khỏi chết giữa biển động (8,25) mà còn đặc biệt cứu Phêrô khi
ông bắt đầu chìm nên kêu xin Đức Giêsu cứu
ông (14,30)
Nhưng tất cả những trường
hợp nói trên cũng chỉ giúp Phêrô nhận ra sự bé
nhỏ của mình trước mầu nhiệm vô song
của Thiên Chúa hiện diện nơi Đức Giêsu. Phêrô sẽ chẳng bao giờ thấu hiểu
được mầu nhiệm đó, mà chỉ
được ban cho ơn hiểu biết từng chút
một về bản thân Đức Giêsu và về
chương trình cứu độ Ngài đến
để thực hiện. Do đó đă xảy
ra tình trạng tiền hậu bất nhất nơi Phêrô.
Ông được Thiên Chúa Cha mạc khải cho biết
Đức Giêsu là ai; hơn nữa Đức Giêsu còn chúc
phúc cho ông và gọi ông bằng danh xưng Phêrô do Ngài ban
tặng, để ông trở nên Tảng Đá, trên đó
Ngài sẽ xây Hội Thánh của Ngài (16,18). Thế mà khi
Đức Giêsu tiết lộ chương trình Chúa Cha giao
phó cho Ngài là lên Giêrusalem lãnh lấy nỗi chết,
để rồi sẽ sống lại, thì Phêrô đã kháng
cự lại chương trình đó và đã bị quở
trách nặng lời (16,23)
Vấn đề không phải chỉ là
Đức Giêsu thực hiện chương trình đó, mà
cả Phêrô cũng phải đặt mình để Ngài lãnh
đạo theo chương trình đó.
Thực ra, không riêng Phêrô, mà tất cả
những ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu
đều không có con đường nào khác ngoài con
đường vác thập giá mình mà theo Ngài (16,24). Bởi
lẽ trò không trọng hơn Thầy, nếu "Đức
Giêsu đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh
lấy các bệnh hoạn của ta" (x. 8,17),
thì làm sao ta có quyền từ khước vác lấy cây
thập giá Ngài dành cho ta để ta theo Ngài?
Nhưng đường thánh giá theo chân
Đức Giêsu là đường đưa ta tới vinh
quang vì "Con Người sẽ ngự đến trong
vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần
của Người, và bấy giờ, Người sẽ
thưởng phạt ai nấy xứng với việc
họ làm." (16,27)
Lời khẳng định tiếp theo
của Đức Giêsu khi nói: "Thầy bảo thật
anh em: trong số người có mặt ở đây, có
những kẻ sẽ không phải nếm sự chết
trước khi thấy Con Người hiển trị"
(16,28), lời khẳng định
ấy cho thấy Nước Thiên Chúa không xa. Nước
ấy gắn liền với bản thân Đức Giêsu,
Đấng hy sinh chịu đau khổ và chịu chết,
nhưng đến ngày thứ ba sẽ sống lại.
Mầu nhiệm ấy phải lôi cuốn ta
Vậy biến cố Đức Giêsu
biến đổi hình dạng (17,1-9) là
để giúp các môn đệ thấy rõ hơn Ngài là ai theo
mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ta được
đặt đối diện với vực thẳm
của mầu nhiệm Thiên Chúa nơi Đức Giêsu -
mầu nhiệm ấy phải đánh động ta, lôi
cuốn ta, khiến ta say mê! Nhưng chìa khoá để
mở cho ta thấy mầu nhiệm lại do chính
Đức Giêsu nắm giữ! Một câu
chuyện nhỏ có thể giúp ta nhận ra vấn
đề vừa nêu.
Tác giả cuốn "Bảy
Thói Quen của Những Người Thành Đạt"
(The Seven Habits of Highly Effective People. Fireside.
New York 1989) là ông Trần Cao Vọng (Stephen R. Covey).
Sáng Chúa Nhật
hôm ấy, ông Vọng bước vào toa xe
điện ngầm ở Nữu Ước. Ông đặt
mình vào bầu khí yên lặng, trong đó người thì
đọc báo, người trầm ngâm suy nghĩ,
người trầm ngâm suy nghĩ, người lim dim
ngủ. Thật là một cảnh an bình.
Bỗng một
người đàn ông và các con ông bước vào toa tầu.
Bọn trẻ ồn ào, khó bảo, làm cho không khí trong toa
tầu thay đổi hẳn.
Ông Vọng
kể lại: "Người đàn ông ngồi xuống
cạnh tôi, nhắm mắt, hình như không chú ý đến
những gì đang xảy ra. Bọn trẻ la hét, ném đồ
vật, vồ cả mấy tờ báo của người
khác. Chúng quấy phá quá sức, nhưng người đàn
ông ngồi cạnh tôi vẫn không làm gì.
Thật
khó mà không nổi cáu.
Tôi không thể tin rằng ông ta vô tâm đến thế,
để cho bọn trẻ chạy loạn lên mà không làm gì
cả, choi như không có trách nhiệm. Dễ
nhìn thấy những người khác trong toa cũng
đều nổi giận. Sau cùng, không thể
chịu đựng được nữa, tôi quay sang ông ta
và nói: "Thưa ông, bọn trẻ nhà ông quấy
đảo quá, ông không bảo chúng được một câu
hay sao?"
Người
đàn ông ngước mắt như lần đầu tiên
biết được tình hình này và nhẹ nhàng nói:
"Vâng, thưa ông, ông nói phải. Tôi nghĩ
rằng tôi phải làm một cái gì. Vâng, chúng tôi
vừa ở bệnh viện ra, mẹ các cháu vừa
mất cách đây khoảng một giờ. Tôi
không biết nghĩ như thế nào. Tôi
cho rằng chúng cũng không biết xử trí ra sao."
Ông Vọng nói
tiếp: "Bỗng tôi nhìn sự vật một cách khác và
bởi vì tôi nhìn khác nên tôi cũng nghĩ khác, cảm
thấy khác, hành động khác. Cơn giận của tôi
biến mất. Tôi không phải lo kiểm soát thái
độ hay hành vi của tôi; con tim tôi
tràn đầy nỗi đau của người đàn ông
ấy. Một thiện cảm và lòng thương dâng lên
trong tôi: "Vợ ông mới mất ư? Ồ, xin
lỗi! Ông có thể cho tôi biết chuyện
được không? Tôi giúp gì
được ông đây?" Mọi cái
đã thay đổi trong chốc lát." (ibd., trang 30-31)
Mầu nhiệm phải khiến ta say mê
Cuộc biến đổi hình dạng
của Đức Giêsu là một thị kiến như chính
Ngài cho biết (Mt 17,9). Thị
kiến ấy mang lại một nhận thức hoàn toàn
mới về nhân vật chính trong thị kiến là
Đức Giêsu. Trước đó, Ngài chỉ là
một người giữa muôn người, lại là
người Nadarét nên dễ bị coi thường (x.Ga 1,46). Sau thị kiến, con
người ấy còn gặp phải biết bao nỗi
gian truân. Ngài bị phản bội,
bị bắt, bị vu khống và cuối cùng bị
giết chết trơ trụi trên thập giá. Cả sau khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết,
không phải thế giới ùn ùn kéo đến để
chấp nhận quyền lãnh đạo của Ngài.
Nhưng điều quan trọng là từng người
phải được hoán cải do nhận thức hoàn
toàn mới về con người Giêsu làng Nadarét. Nhận
thức ấy do ơn đức tin có thể
được tóm tắt như sau:
+ Dung nhan chói lọi gợi ý cho thấy
Đức Giêsu là Môsê mới đến để kiện
toàn Lề Luật cho dân mới của Thiên Chúa (Mt 5,17).
+ Hai nhân vật Môsê và Êlia đàm đạo
(Mt 17,3) về điều mà Luca gọi
là "Cuộc xuất hành Ngài sắp hoàn thành tại
Giêrusalem" (Lc 9, 31) vì chính Ngài cứu dân Ngài khỏi
tội lỗi của họ (Mt 1,21). Điều
này phải làm cho người có nhận thức mới trào
dâng một lòng thống hối và tri ân - Khác với ông
Vọng chỉ tỏ thiện cảm và lòng thương mà
thôi.
+ "Đây là Con yêu dấu của Ta - Hãy
vâng nghe lời Người" (17,5). Tùy ở mức lắng nghe Thần Khí của
Đức Giêsu nói, ta mới hiểu sâu hơn
được về mầu nhiệm Thiên Chúa nơi
Đức Giêsu và mới được hoán cải
để sống hợp với nhận thức mới.
|