Con yêu dấu – Lm. Giuse Trần
Việt Hùng
Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể
đã được tỏa sáng trên đỉnh núi. Chúa
Giêsu biến hình, mặt Người chiếu sáng như
mặt trời. Chúa Giêsu tỏ mình: Bao lâu Thầy còn ở
thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian."(Ga.
9,5). Đây là hình ảnh Con Thiên Chúa thật. Thánh Matthêo
đã diễn tả sự biến hình một cách ngắn
gọn nhưng đã nói lên được ý nghĩa và
sứ mệnh cứu độ của Chúa Giêsu. Từ khi
Chúa Giêsu hạ sinh làm người, Chúa đã xuất
hiện trước công chúng một cách âm thầm như
mọi người trong tất cả mọi sinh hoạt.
Chúa chấp nhận sự phát triển tiệm tiến
trong thời gian và không gian tự nhiên.Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Hai,
là Ngôi Lời, là Con Thiên Chúa và là Con yêu dấu của Chúa
Cha. Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời
vẫn hướng về Thiên Chúa. Ngôi Lời là Con Thiên
Chúa (Ga. 1,1). Khi Ngôi Lời xuống trần, thiên thần
đồng thanh ca tụng: "Vinh danh Thiên Chúa trên
trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa
thương." (Lc.2,14). Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa
bởi Gioan tại sông Giođan: Lại có tiếng từ
trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha
hài lòng về Con."(Mc. 1,11). Chúa Giêsu biến hình trên núi có
tiếng Chúa Cha phán: "Đây là Con Ta yêu dấu rất
đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời
Người" (Mt.17,5). Sau khi sống lại từ cõi
chết, Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện với các
tông đồ qua nhiều cách và luôn chúc bình an cho các ông: “Các
ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng
giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em!" (Lc. 24,36).
Chúng ta nhận thấy hình ảnh xuyên suốt qua cuộc
đời Chúa Cứu Thế. Ngài là Con Thiên Chúa đến
đem bình an cho nhân loại.
Chúa đã chia sẻ cuộc sống với
con người một cách cụ thể. Chúa lao
động để kiếm miếng cơm manh áo như
mọi người. Hằng ngày, Chúa muốn học
biết và trải qua những kinh nghiệm của
đời thường. Chúa quan sát mọi việc trong nhà
ngoài ngõ. Khi ra giảng đạo, Chúa dùng tất cả
những câu truyện cụ thể kinh nghiệm trong
đời sống. Chúa lấy tất cả những ví
dụ dễ hiểu để truyền rao chân lý
Nước Trời. Chúa dùng các tỉ dụ, ngụ ngôn,
dụ ngôn hay câu truyện rất thật đi đôi
với cuộc sống nơi vùng quê thôn dã. Chúa rành rẽ
những phương thức gieo trồng, nấu
nướng, ép nho và ủ rượu. Chúa học biết
cách xử dụng muối ướp, men trong đấu
bột, đèn để trên giá và mang đèn phải mang
dầu theo.
Chúa lôi cuốn quần chúng lại gần qua
lời giảng dậy đơn sơ, thẳng thắn
và đầy uy quyền. Chúa không dùng những triết
thuyết cao siêu, trừu tượng hay lý thuyết khô khan
khó hiểu. Lời Chúa thật giản dị và cụ
thể dành cho mọi tầng lớp. Ai nghe cũng có
thể hiểu được ý nghĩa, trừ những
người nhắm mắt và bịt tai không muốn
lắng nghe. Từ những người chài lưới
thất học quê mùa đến những thầy thông
luật cũng đã thấm nhuần đạo lý của
Chúa. Lời của Chúa thật trong sáng và có sức
thuyết phục sâu đậm.
Chúa còn thực hiện rất nhiều phép
lạ để chữa lành nọi thứ bệnh
họan tật nguyền, cho kẻ mù được
thấy, kẻ điếc được nghe,
người câm nói được, người què đi
được, xua đuổi tà thần, hóa bánh ra
nhiều để nuôi dân, truyền sóng biển im lặng,
mẻ cá đầy tràn và cho kẻ chết sống
lại... Đây là những phép lạ tỏ uy quyền
của Chúa trên vạn vật. Chúa biến hình một
sự kiện vĩ đại trong lịch sử cứu
độ, Chúa tỏ mình cho các môn đệ thân tín. Chúa
biến hình trở lại nguyên dạng đã có từ
nguyên thủy. Một mầu nhiệm nhập thể không
ai hiểu thấu. Chúa mặc lấy xác phàm với thân
phận của con người giới hạn trong thời
gian và không gian. Chính Ngài đã tự nguyện tước
bỏ vinh quang và chấp nhận thân phận tôi đòi:
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến
nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập
tự (Ph. 2,8)
Chúa Giêsu có hai bản tính: bản tính Thiên Chúa
và bản tính loài người. Một Thiên Chúa thật trong
thân xác phàm nhân. Chính Thiên Chúa đó bị người
đời khinh bỉ, tẩy chay, xua đuổi, chối
từ, đánh đập, khặc nhổ trên mặt,
nhạo cười, đội mạo gai, vác thánh giá,
bị con người tội lỗi xét xử và kết án
tử hình. Chính những con người đã từng
chịu ơn đã giơ tay xin tha cho Baraba và giết Giêsu.
Giết Con Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là mặt trời công chính và là ánh sáng
thế gian. Chúa Giêsu lại nói với người Do-thái:
"Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải
đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận
được ánh sáng đem lại sự sống."(Ga.
8,12). Thiên Chúa cao cả sáng chói như mặt trời
vậy mà bị con người vô tâm xô đẩy vùi
dập, đánh đập tàn nhẫn, máu me dính bết châu
thân, nhịn đói nhịn khát, bị đóng đinh chân
tay vào thánh giá và bị treo lên lơ lửng cho chết
dần. Ngài chính là Thiên Chúa. Con người phàm hèn mà dám
giết chết Thiên Chúa trong xác phàm.
Tiếng từ trời cao: Đây là Con Ta yêu
dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe
lời Người (Mt.17,5). Loài người đã giết
người Con yêu dấu của Thiên Chúa Cha. Ngày nay
nhiều người vẫn tiếp tục hùa nhau giết
Con của Thiên Chúa và loại trừ Ngài ra khỏi
đời sống. Người Con đó bị xét xử
như một tội nhân và được xếp vào hàng
các tội nhân đem đi xử tử. Người Con
đẹp lòng Thiên Chúa Cha đã hy sinh mạng sống
để cứu độ chúng sinh. Chúng ta suy gẫm và
chăm chú nhìn hình ảnh người Con yêu dấu chết
giang tay trên thập giá. Qua hơn hai ngàn năm, Ngài vẫn
tiếp tục bị người đời tẩy chay,
khinh bỉ và xua đuổi. Không phải người ta xua
đuổi loại trừ một ông Giêsu nào đó, mà là
đang loại trừ chính Con Một Thiên Chúa.
Con Ta yêu dấu chiếu sáng như mặt
trời và áo Ngài trắng như tuyết. Chúa Giêsu là ánh sáng
chiếu dọi vào đêm tối, nhưng bóng tối không
tiếp nhận ánh sáng: Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng (Ga.
1,5). Nhìn thấy ánh sáng chói lòa, các môn đệ sợ hãi và
ngã sấp mình xuống đất. Ánh sáng của Chúa Kitô soi
dọi thấu tận tâm can của các tông đồ, các
ngài thốt lên rằng: Lạy Thầy, chúng con
được ở đây thì tốt lắm (Mt. 17,4).
Thật sung sướng khi được ở bên Chúa.
Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình trên núi đã
hé mở một chút vinh quang của Ngài cho các tông
đồ. Sự vinh quang luôn hiện diện trong Ngài qua
lời giảng dậy, qua các phép lạ và qua chính con
người của Ngài. Chúa Giêsu sẽ trở lại
với vinh 59
quang đích thực khi Ngài hoàn tất công
trình cứu độ qua con đường thập giá.
Chúa Giêsu đã đổ tới giọt máu cuối cùng trong
thân phận con người. Tình yêu trọn vẹn hiến
dâng Chúa Cha để đền bù tội lỗi của
chúng ta. Ngài yêu chúng ta tới cùng: Không có tình thương nào
cao cả hơn tình thương của người đã
hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga. 15,13).
Chúng ta được cứu chuộc
bằng giá máu của Con Thiên Chúa. Chúa Con đã hiến
tế một lần là đủ để đền
tội thay cho cả thế giới. Chúng ta hưởng
nhờ ơn cứu độ mang lại nguồn
sống. Chỉ nơi Đức Kitô chúng ta sẽ có
sự sáng và sự sống: Ở nơi Người là
sự sống và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (Ga.
1,4). Chúa Giêsu biến hình mặc khải cho chúng ta về
vinh quang ngày sau mà chúng ta hy vọng sẽ được
chung hưởng ánh sáng ngàn thu với Ngài.
Trong cuộc lữ hành thế gian còn
nhiều bóng tối che phủ và còn nhiều thử thách mà
chúng ta phải vượt qua. Đừng khi nào chúng ta chán
nản bỏ cuộc. Hãy nhớ rằng con
đường Chúa đã đi qua là con đường
thập giá. Phải đi qua đau khổ mới tới
vinh quang. Nhiều lần Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng
ta: Thầy đây, đừng sợ. Chúng ta hãy khẩn
khoản xin với Chúa như thánh Phêrô: Nhưng thấy gió
thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông
la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! (Mt. 14, 30).
Sau khi biến hình sáng chói, Chúa Giêsu và các tông
đồ phải đi xuống núi và trở về
cuộc sống thực tế hằng ngày. Chúa Giêsu không muốn
đi theo con đường tắt dễ dàng. Ngài muốn
đi trọn con đường và sứ mệnh mà Cha
đã trao phó. Sứ mệnh cứu độ không chỉ
qua sự giảng dạy và thực hành các phép lạ,
nhưng là chấp nhận đau khổ và cái chết. Không
có một hy lễ nào cao trọng hơn hy tế của
Chúa Giêsu trên thập giá. Con Thiên Chúa đã đi đến
cùng tận trong tất cả mọi trạng huống
của cuộc đời. Từ khi Chúa hạ thân nghèo hèn
trong máng cỏ cho tới lúc thân trần treo trên thập giá.
Không có một con người nào dám bươc xuống
thẳm sâu như Chúa. Chúa đã bước xuống và
cứu con người lên.
Chúng ta không thể đi con đường
tắt để đến ơn cứu độ. Chúng
ta hãy cố gắng sống tốt từng phút giây mà Chúa
đã ban. Hoàn tất tốt giây phút hiện tại trong yêu
thương tha thứ và chia sẻ bác ái. Hãy ngước
nhìn lên thập giá của Chúa để tìm nguồn ủi
an và gắn kết yêu thương. Chúa sẽ dẫn chúng
ta đến nguồn ơn cứu độ. Chúng ta
biết rằng phải qua thánh giá mới đạt
tới vinh quang.
Đây chính là hồng ân cứu độ.
Đây chính là tình yêu! Chúa đã chết vì yêu! Chúa đã
chết vì tội lỗi chúng con. Chúng con dâng lời
ngợi khen, cảm tạ và tán tụng danh Chúa đến
muôn ngàn đời.
|