Chúa hiển
dung – Lm. Ignatiô Trần
Ngà
Người đời thường mang hai
bộ mặt: mặt thật và mặt nạ. Khi mặt
nạ rơi xuống, bộ mặt thật sẽ
hiển dung (biểu lộ ra bên ngoài).
Khi nhập thể làm người, Chúa Giêsu
mang dung mạo con người, mang bản tính và khuôn
mặt con người, hoàn toàn trở nên giống như
con người, ngoại trừ tội lỗi. Vì thế,
người đồng hương Na-da-rét gọi
Người là "Bác thợ" (Mác-cô 6,3) hay "con Bác
thợ Giu-se, con bà Maria" (Lc 4, 22. Mt 13, 55)
Hầu hết người Do-thái đồng
thời với Chúa Giêsu chỉ nhìn thấy khuôn mặt nhân
loại của Chúa Giêsu mà thôi nên cho rằng Người
chỉ là người phàm. Họ trách Chúa Giêsu lộng ngôn
khi Người tỏ ra Người là Con Thiên Chúa. "Ông
là người phàm mà tự xưng mình là Con Thiên Chúa."
Nhưng ngoài bản tính nhân loại, Chúa Giêsu
còn có bản tính Thiên Chúa.
Khi Chúa Giêsu
hiển dung
Trước khi bước vào cuộc
khổ nạn, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ
biết Người sẽ lên Giê-ru-sa-lem để hiến
thân chịu chết. Lời tiên báo nầy làm cho tinh
thần các môn đồ bấn loạn.
Để củng cố tinh thần sa sút
của các ông, nhằm giúp các ông vượt qua thử thách
đau thương sắp đến và bền chí theo mình
đến cùng, Chúa Giêsu bộc lộ cho ba môn đệ
thân tín thấy chân tướng của Người:
Người là Đấng uy nghi sáng láng, là Con yêu dấu
của Chúa Cha. Sự kiện nầy được thánh
sử Mat-thêu thuật lại như sau: "Đức
Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan … tới một ngọn
núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng
trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi
như mặt trời, và y phục Người trở nên
trắng tinh như ánh sáng. Và bỗng các ông thấy ông Môsê
và ông Êlia hiện ra đàm đạo với
Người." … "Chợt có đám mây sáng ngời bao
phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng:
"Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về
Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!"
Dung mạo Thiên Chúa được hiển
dung nơi Đức Giêsu Na-da-rét trên ngọn núi cao đã
làm cho tâm hồn ba môn đệ ngất ngây trong niềm
hạnh phúc vô biên. Vì thế, Phêrô muốn sống mãi
giờ khắc tuyệt vời ấy và không muốn
rời bỏ khung cảnh thần tiên đó. Ông đề
nghị dựng lều ở lại lâu dài trên núi:
"Bấy giờ ông Phêrô thưa với Đức Giêsu
rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là
hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái
lều, một cho Ngài, một cho ông Môsê, và một cho ông
Êlia."
Sự hiển dung của Chúa Giêsu
trước mặt ba môn đệ đã khiến cho tâm
hồn các vị tràn ngập niềm vui và hạnh phúc; còn
khi chúng ta hiển dung, để lộ chân tướng,
để lộ khuôn mặt thật của ta ra thì
người khác sẽ cảm thấy thế nào?
Khi chúng ta
hiển dung
Jiddu Krishnamurti, người Ấn-độ
(1895- 1986) là một tác giả và nhà diễn thuyết
nổi tiếng về các vấn đề triết
học và tinh thần, cho rằng, trong mỗi con
người có ba "nhân vật" đang chung sống:
* Một là "tôi-là".
Đây là con người thật của tôi, chân
tướng của tôi. Ví dụ: bản chất tôi (tôi-là)
là người tham lam, ích kỷ, lười biếng…)
* Hai là "Tôi-muốn-là".
Đây không phải là bản chất con người tôi,
nhưng là con người mà tôi mong muốn trở thành. Ví
dụ: Tôi hiện là người tham lam, ích kỷ,
lười biếng nhưng tôi muốn sống như là
người quảng đại, vị tha, năng động…
* Ba là
"Tôi-tưởng-tôi-là". Đây cũng không
phải là bản chất con người tôi, nhưng là
ảo tưởng tôi có về mình. Ví dụ: Một số
kinh sư và Pha-ri-sêu thời Chúa Giêsu thực chất là
người tham lam dối trá, nhưng cứ tưởng
mình là người công chính đạo đức.
Đây chính là cái mặt nạ đẹp mà
tôi đeo lên để che đậy khuôn mặt thật u
ám của mình. Từ lâu nay tôi tưởng tôi là
người đàng hoàng, đạo đức, mẫu
mực… Tôi nhập vai khá tốt nên những người
mới tiếp xúc đều tưởng tôi là
người đạo đức chân chính và ngay cả
bản thân tôi cũng tưởng mình như vậy.
Nhưng đến một lúc nào đó, ở một nơi
nào đó, tôi vô tình đánh rơi mặt nạ khỏi khuôn
mặt mình; lúc bấy giờ tôi mới "hiển
dung", mới hiện nguyên hình là một tên đạo
đức giả.
Bài học
từ Lời Chúa
Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay mời gọi
tôi nhìn thật sâu vào đáy lòng mình, nhìn xuyên qua vai diễn
mà tôi đang đóng - vai "tôi-tưởng-tôi-là " -
để nhận ra bản chất con người tôi
(tôi-là) thật là khả ố. Từ đó, tôi mới
tự thấy xấu hổ về mình. Từ đó tôi
mới quyết tâm cải thiện cuộc đời, tô
điểm dung nhan, trau dồi cho mình những phẩm
chất cao đẹp.
Nhờ thế, khi phải "hiển
dung" (tức là bộc lộ chân tướng)
trước mặt người khác (dù muốn hay không
việc nầy cũng phải xảy ra), chân dung tôi không
đến nỗi u ám, xám xịt, mốc meo… nhưng có
được một chút sáng ngời, phần nào giống
như chân dung chói lọi của Chúa Giêsu khi Người
hiển dung trên núi với ba môn đệ năm xưa.
|