Con người không chỉ
sống bằng cơm bánh
Chúa Giê-su luôn bị đám đông bao vây
đến nỗi có lúc Ngài và các môn đệ không có
giờ dùng bữa.
Có nhiều lý do: Ngài giảng dạy họ và
hấp dẫn:” Không ai nói được như
ông nầy”. Ngài giảng dạy
với uy quyền không như những ông ký lục Do Thái.
Ngài chữa lành mọi kẻ bệnh hoạn tật
nguyền. Như thế Ngài đem lại cho họ
những gì họ đang khao khát:” Con người không
chỉ sống bằng cơm bánh, nhưng bằng
những lời từ miệng Thiên Chúa phán ra.”Họ
khao khát, không chỉ( của ăn
vật chất, mà còn một nhu cầu khẩn thiết
hơn đang dày vò họ, đó là của ăn tinh
thần.
Đám đông chạy tìm Ngài, khi Ngài và các môn
đệ đang cần một chút thì giờ nghỉ
ngơi thư giản, và Ngài không từ chối , Ngài
tiếp tục giảng dạy họ, ân cần đem
lại cho họ những gì họ khao khát.” Ngài chạnh lòng
thương xót đoàn dân bơ vơ
vất vưởn như bầy chiên không có chủ
chăn”.
Chúa Giê-su là thế đấy. Ngài không bao giờ
từ chối ai đến với Ngài. Ngài luôn
sẵn sàng đón tiếp. Cuộc đời của Ngài
mãi mãi là một quà tặng nhưng không cho mọi
người, không trừ ai :” Ai
đến với Ta, Ta không bao giờ đuổi họ ra
ngoài”. Nét độc đáo của Ngài là
luôn sống cho người khác.
Đám đông theo Ngài, không đòi
hỏi điều gì khác là nghe lời Ngài giảng.
Con người là một quả tim luôn khao khát. Trần gian
nầy, với tất cả sự giàu sang, những món
ngon vật lạ, tiện nghi, không làm nguôi cơn khát
của con người. Họ được
tạo nên cho vô biên, cho tuyệt đối.Những
người giàu có nhứt trên trần gian, dù đầy
đủ mọi tiện nghi vẫn không thể hạnh phúc
nếu họ chỉ sống cho thân xác.
Chúa Giê-su không cần tiện nghi. Ngài đưa dân vào sa mạc, hoàn toàn trơ trọi. Ở đó chỉ có một người, đó là
Ngài, là Giê-su, Con Thiên Chúa đang ẩn mình. Đoàn dân
theo Ngài, không phải để dự một buồi
lễ long trọng, có kèn , có trống,
không phải để tìm một quyền lợi vật
chất nào. Họ cần “ những
lời ban sự sống “.
Chúa đón tiếp họ với tất
cả lòng thương cảm. Ngài chú ý tới những
người bệnh hoạn tật nguyền và Ngài
chữa lành họ.
Đám đông mang đến với Ngài
lòng khao khát của họ. Hôm nay, chúng ta hôm nay cũng đến
với Ngài, mang cho Ngài tất cả khối năng nề
của cuộc sống cam go, những nỗi niềm
ưu tư phiền muộn, những khao khát thầm kín
của chúng ta, những bệnh tật tâm hồn của
chúng ta.
Tâm hồn chúng ta luôn nghèo đói và
tật nguyền.
Hãy xin Ngài thương xót chúng ta.Chắc chắn, Ngài không
bao giờ từ chối một ai.Ngài sẽ lấy sự
sung mãn tuyệt diệu của Ngài bù đắp sự nghèo
nàn trống rỗng của chúng ta.
Đến với Ngài với tất
cả lòng tin cậy, chúng ta sẽ được no nê
cả hồn lẫn xác. Chúng ta dám tin như thế không? Chúng ta
có tin rằng Ngài có thể làm được mọi
sự, có thể giúp chúng ta hơn điều chúng ta mong
ước không ?
Chúng ta bị ô nhiễm bởi làn sóng vô
đạo hôm nay.
Chúng ta không còn tin Chúa vô điều kiện như các thánh
tổ phụ nữa. Chúng ta tin vào con người, vào
khả năng riêng của chúng ta. Hình như con
người của thế kỷ 21 nầy, với
những bước tiến thần tốc của khoa
học kỹ thuật, tự cho mình là vạn năng, không
còn muốn nói đến Thiên Chúa là Đấng tạo nên
họ nữa.Họ cảm thấy như không cần
đến ai khác.
Nhưng khi con người không cần Thiên Chúa,
họ sẽ tranh nhau làm thiên chúa, họ sẽ cắn xé
nhau và hủy diệt lẫn nhau.
Chiến tranh hôm nay là một đe
dọa liên lỉ, như một áng mây xám đang đè
nặng trên bầu trời. Những thiên tai khủng khiếp đã
qua ( động đất, núi
lửa,sóng thần vv…) và những thiên tai được
dự đoán đang là một ám ảnh nặng nề,
không đánh thức được sự kiêu căng mù
quáng của họ.Không nhìn nhận Thiên Chúa, con người
sẽ đi về đâu ?
Đứng trước trào lưu vô đạo hôm
nay, chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã cho chúng ta niềm tin.
Thánh Phê-rô dạy:” Giữa một thế hệ gian
tà, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên bầu
trời”.
Chúng ta hoàn toàn tin cậy vào Đấng đã
thương xót chúng ta, đã nhìn thấy nỗi cơ
cực của chúng ta và đã dùng quyền năng cứu
giúp chúng ta như đã cho đám dân lành đang đói
được ăn no nê.
Chúa Giê-su, đứng trước tình thế khó
xử đó, Ngài biết phải làm gì, nhưng Ngài bảo
các môn đệ:” Chúng con hãy cho họ ăn đi”. Các ông
ngỡ ngàng, nhìn nhận sự hèn kém của mình:” Chúng
con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá”.
Các môn đệ lo âu là phải. Khả năng
của họ chỉ có bao nhiêu đó thôi. Trước
năm ngàn người đang đói, năm chiếc bánh có
nghĩa gì.Làm sao bây giờ ?
Chúa Giê-su giải đáp thắc mắc
của họ. Chính Ngài làm cho họ lúng túng, chính Ngài giải
quyết tất cả.
“ Chúng con hãy cho họ ăn đi”. Đây không phải là một
lệnh truyền lúc bấy giờ mà thôi mà cho
mãi về mai sau. Sau nầy, các môn đệ sẽ nuôi
sống mọi người bằng “ Bánh
bởi trời, bằng Bánh hằng sống” mà Ngài
sẽ ban cho trong bữa Tiệc Ly.
Thánh Matthêu và các thánh sử khác ghi lại:”Ngài
cầm lấy bánh,
Ngước mắt lên trời,
đọc lời chúc tụng,
Bẻ ra và trao cho các môn đệ…
Phải chăng các thánh sử đã
nghĩ đến và muốn nhắc lại những cử
chỉ của Chúa trong bữa Tiệc Ly?
“ Mọi người đều ăn no”. Chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá. Bánh còn dư là mười hai thúng đầy.
Điều nầy chứng tỏ Chúa Giê-su là sự sung mãn
tràn trề. Quyền năng của Ngài vượt xa
tất cả những gì con người có thể
tưởng tượng. Ngài có thể không cần mấy
chiếc bánh nhỏ hèn đó… Ngài chỉ cần phán một
lời là mọi người có thể ăn no như
xưa kia trong sa mạc cằn khô, dân Do Thái đã
được nuôi dưỡng bằng manna suốt
bốn mươi năm. Nhưng Ngài muốn dùng mấy
chiếc bánh để báo trước một thức
ăn quan trọng hơn mà Ngài sẽ ban cho mọi
người, không trừ ai. Đó là Thịt Máu Ngài
được ban cho thế gian được sống.
Hơn nữa, Ngài muốn cho các môn
đệ tham dự vào việc Ngài làm, vào chương trình
cứu độ của Ngài:” Chúng con hãy cho họ ăn”. Trong bữa
Tiệc Ly, Ngài sẽ truyền:” Anh em hãy làm việc
nầy mà nhớ đến Thầy”.
Trong nơi hoang vắng, Ngài chỉ nuôi năm ngàn
người, sau nầy, các môn đệ sẽ nuôi hàng
triệu triệu người trên khắp thế giới,
trong mọi thời bằng của ăn
Hằng Sống.
Chúa Giê-su chứng tỏ Ngài là VÔ BIÊN, là SỰ SUNG MÃN
TUYỆT ĐỐI, nhưng đồng thời là TRAO BAN.
Hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta vào bàn tiệc
yêu thương của Ngài, ăn chính
Thịt Máu Ngài…Bàn tiệc dành cho nhữngngười khao
khát tình yêu của Ngài, khao khát sống gắn bó với Ngài.
Ngài mãi mãi là HIẾN DÂNG và TRAO BAN. Chúng ta , khi
ăn lấy Ngài sẽ là một với Ngài, Ngài mong
ước chúng ta biết trao ban như Ngài. Chúng ta có
cảm thấy như thế không ?
Linh
Mục Trầm Phúc
|