RẮC RỐI HÔN
NHÂN
[đăng
trên Tạp chí Thanh Niên – Tuổi
Trẻ Hạnh Phúc, số 26, ngày 16-7-2017]
Bất
kỳ ai đã kết hôn thì biết
rằng người ta không thể không có
những lúc “rắc rối” trong đời
sống hôn nhân. Chồng chén bát
để lâu ngày cũng còn bị xô
lệch kia mà. Đó cũng là một
phần tất yếu của cuộc sống vậy!![](3.%20R%E1%BA%AEC%20R%E1%BB%90I%20H%C3%94N%20NH%C3%82N_html_3faf541c.jpg)
1.
HỒI TƯỞNG –
Khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”,
hãy nhớ lại thời gian hai người
tràn trề hạnh phúc. Theo chị K., ký
ức đẹp có thể giúp làm
cho “gương vỡ lại lành”. Chị
cố gắng không cho phép mình thất
vọng. Đôi khi chị cảm thấy như
không thể chịu đựng nổi anh chồng
“vô tâm vô tính”, nhưng chị
nghĩ lại thì thấy mình thật ngớ
ngẩn. Chị cũng có những lúc làm
chồng thất vọng thì sao? Không thất
vọng về nhau để cố gắng nối
kết là điều cần lưu ý trong
đời sống hôn nhân.
2.
KIÊN NHẪN –
Đời sống hôn nhân không là
thảm hoa hồng cho người ta bước đi
êm ả. Hôn nhân nào cũng có
nhiều gập ghềnh, chông gai và thung
lũng. Nếu kiên nhẫn thì mọi sự
sẽ qua. Sau cơn mưa, trời lại đầy
ánh sáng.
3.
YÊU THƯƠNG – Một
số vấn đề trong hôn nhân do chính
áp lực ngoại tại. Nó khiến
người ta cố chấp, không nghe ai khuyên
và không chịu sửa sai – nhất là
khi người vợ thấy người chồng
tức giận với mình. Khi đó, người
vợ không nên để người chồng
lấn lướt, nhưng cũng đừng tự
ái mà “làm tới”. Bình
tĩnh đợi cho “sóng yên, biển
lặng” rồi cởi mở và chân
thành đối thoại với nhau trong tinh
thần xây dựng. Muốn làm vậy thì
phải có lòng yêu thương thực
sự.
4.
KHIÊM NHƯỜNG –
Nếu cảm thấy người chồng có
vẻ “thay lòng, đổi dạ”,
người vợ dễ lâm vào tình
trạng trầm cảm, dễ suy diễn lung tung
và tự ti mặc cảm, thậm chí có
thể do đó mà kiêu căng. Nên
nhớ rằng chẳng ai hoàn hảo, dù
nam hay nữ. Đó là sự thật. Vợ
hay chồng đều có vị trí và
vai trò riêng, không ai giống ai, nhưng
vai trò nào cũng cần thiết. Hãy
nhớ lại những lúc vắng chồng thì
vợ thấy thế nào? Hoặc vắng vợ
thì chồng thấy thế nào? Thế nên
đừng tự tôn cho rằng “tôi là
số dzách”, là “đệ nhất
phu quân” hoặc “đệ nhất hiền
phụ”.
5.
TRÚT BỎ –
Đừng giận cá mà chém thớt.
Nếu cần, có thể tìm ai đó
để “trút bầu tâm sự”
hoặc “nói cho hả giận”, thậm
chí bạn có thể đấm vào
tường cho… đau tay mình, hoặc
chui vào phòng để… khóc cho
“đã”. Thế là xong! Khi bình
tĩnh, chắc chắn bạn sẽ hối hận
và nhận ra mình quá “ngu xuẩn”.
Thế là bạn có kinh nghiệm để
lần sau… “xin chừa”.
6.
TỰ CHĂM SÓC –
Sự xung đột hôn nhân có thể
gây căng thẳng nhiều. Lo cho gia đình
là chuyện tất yếu, nhưng đừng
quên tự chăm sóc bản thân. Cần
thì mua sắm cho mình những gì cần
thiết, và đừng quên dành thời
gian tập thể dục và thư giãn.
VIỄN
ĐÔNG
|