VƯƠNG
QUỐC THIÊN CHÚA KHÔNG CÓ LỐI TẮT
Chúa Nhật XVII Thường
Niên – Năm A (1 Kings 3: 5-12; Psalm 119; Romans 8: 28-30; Matthew 13:
44-52)
Bạn có thể cho một người
nào đó những gì khi người đó xuất hiện
để được đủ mọi thứ không?
Thiên Chúa đã giải quyết vấn đề
này bằng cách cấp cho Solomon một giây chứng nhận
quà trên trời – ông có thể dùng nó để đổi bất
cứ thứ gì ông muốn. Thiên Chúa đòi hỏi những
gì Solomon muốn và gợi ý những ngờ vực thông
thường: phú quí, trường sinh và kết liễu của
kẻ thù của mình. Nhưng những gánh nặng
thuộc địa vị vương quyền đè nặng
trên Solomon và ông cảm thấy hoàn toàn thiếu năng lực
đối với công việc của mình. Sự
đơn độc đó đã tách ông sang một bên: chạy
trốn những bạo chúa hung tàn, những người mà
ông cảm thấy thiếu năng lực và sẽ không có sự
chăm lo ở đia vị đứng đầu. Solomon
yêu cầu một tinh thần minh mẫn để cai trị người khác và khả năng
để phân biệt giữa cái thiện và cái ác. Thiên Chúa
vô cùng xúc động và ban cho ông những phẩm chất
đó với một mức độ ưu tú nhất. Sẽ không có những người khác giống
như ông.
Chúng ta chỉ
có thể hy vọng rằng ở những vị trí của
trách nhiệm và thẩm quyền sẽ tạo những yêu
cầu tương tự của Thiên Chúa. Được
ban cho những ước muốn bởi một số quyền
lực siêu nhiên hoặc sức mạnh thiêng liêng là một
chủ đề giống như trong những câu chuyện
và những truyền thuyết của những nền
văn hóa thế giới. Niền đam mê đang thấy
những gì mà con người yêu cầu và tưởng
tượng những gì mà chúng ta sẽ yêu cầu trong những
hoàn cảnh tương tự. Câu trả lời
cho những câu hỏi đó có thể bộc lộ nhiều
về tính cách cá nhân hơn là chúng ta sẽ quan tâm thừa nhận.
Nhưng những điều này không phải là một câu
chuyện về sự thỏa mãn những ảo tưởng
mong muốn cũng chẳng phải là Thiên Chúa có nhiệm vụ
ban phát những ước ao. Đó là việc
tập trung và duy trì một lý tưởng cao cả. Lý tưởng của Solomon là sự khôn ngoan,
đánh giá đúng đắn và sự lãnh đạo
được tin cậy. Chúng ta có thể cầu xin
Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để
thực hiện và sống bằng những lý tưởng
cao cả nhất của chúng ta. Nhưng
điều này phải được duy trì một cách sinh
động và lưu lại trong tâm hồn, tâm trí một
cách kiên định, trước sau như một.
Lầm đường, lạc lối và
cho phép lý tưởng của mình chỉ là những lời
nói thì quả là dễ. Rất tiếc,
đây là thiên mệnh cua Solomon. Sau nhiều
năm từng trải và vương quyền đích
đáng, lý tưởng tinh thần của ông đã trở
nên khá mờ nhạt. Những năm triều đại
của ông bị suy thoái đã được đánh dấu
bởi việc tôn sùng thần tượng và những
mưu đồ dan díu. Về cái chết của ông và
vương quốc của ông bị tan rã chia thành hai
vương quốc hoàn toàn đối địch. Lý tưởng của chúng ta đem chúng ta qua khỏi
khó khăn cuộc sống và cung cấp chúng ta những
nguyên tắc được hướng dẫn. Nhưng điều đó chưa đủ để
có nhưng lý tưởng – người ta cũng phải sống
nhờ chúng.
Giống
như một chuỗi những liên kết với nhau trong
những cách riêng mà Thiên Chúa luôn thực hiện nhân danh chúng
ta. Thiên Chúa biết trước chúng ta và
tiên đoán cho chúng ta. Người kêu gọi
và minh chứng cho chúng ta; và Thiên Chúa cũng làm cho chúng ta
được vinh hiển. Điều
này không phải là một vài thứ thuộc sự lãnh
đạo và thống trị của ê-kip xuất chúng của
một vài lựa chọn. Thánh Phao-lô duy
nhất bảo đảm rằng đây không phải là sự
thể hiện của chúng ta hoặc một điều gì
đó mà chúng ta xứng đáng. Thiên Chúa
luôn ở cùng chúng ta và cho những ai mà Thiên Chúa là tất những
điều lý tưởng của họ sẽ thực hiện
mãi mãi – ngay cà lúc họ gặp khó khăn, đau đớn.
Những phép tỷ giảo
khá bí ẩn và xua tan nghi ngờ của vương quốc
cho chúng ta những manh mối trong cuộc hành trình tới
Thiên Chúa. Tại sao không chỉ khai thác kho báu
giấu kín trong cánh đồng này và chạy trốn. Bởi vì chúng ta không có quyền đối với
nó – nó không thuộc về chúng ta, và chúng ta không thể sở
hữu nó cho đến lúc chúng ta hoàn trả những món nợ
của chúng ta. Không xa xôi hoặc ở
mãi trên trời. Trong thực tế, nó hiện
hữu trong sâu thẳm chúng ta. Nhưng
trước hết phải có sự hy sinh và từ bỏ
- không bằng cách tìm kiếm nó mà bằng cách tự mình tạo
ra khả năng lĩnh hội và sử dụng nó một
cách khôn ngoan. Phải có sự ăn năn
hối cải, hòa giải và tuân phục. Tương tự
như viên ngọc vô giá: chúng ta phải có khả năng nhận
thức những gì có giá trị tối cao, những gì thấp
hơn hoặc tương đối. điều
đó rất dễ dàng bị quyến rũ bởi vẻ
đẹp của những viên ngọc khác và thậm chí
thuyết phục bản thân rằng chúng ta sẵn sàng chấp
nhận chúng. Nhưng duy nhất có một giá trị
được chấp nhận và vì chưng
giá trị duy nhất đó chúng ta phải được
chuẩn bị để sẵn sàng cho đi bất cứ
thứ gì khác mà có thể là những khao khát mà chúng ta mong
đợi.
Dụ ngôn thứ ba dạy chúng ta về
sự mơ hồ. Chúng ta đang sống trong một
thế giới mà ánh sáng và bóng tối pha
trộn nhập nhằng lẫn lộn, và sự mơ hồ
giống nhau này tồn tại bên trong mỗi người
chúng ta. Nhưng chúng ta nên chống lại tính
cứng nhắc, thiếu kiên nhẫn và cầu toàn. Vương Quốc của Thiên Chúa ở bên trong
chúng ta và tất cả mọi người được
mời gọi. Nhưng có sự nhận thức và
tranh đấu liên quan để công bố nó – không có những
lối tắt và những ân sủng rẻ
tiền trong chuyến hành trình của chúng ta tới Thiên
Chúa.
Jos. Tú Nạc, NMS
|