Nước
Trời quý giá – Đam. Lê
Đức Thiện
Bài Tin Mừng thuật lại ba dụ
ngôn của Chúa Giêsu: dụ ngôn kho báu giấu trong ruộng,
dụ ngôn viên ngọc quý và dụ ngôn cái lưới
đánh cá. Dụ ngôn cái lưới đánh cá,
ý nghĩa gần giống như dụ ngôn cỏ lùng,
đã được nói tới vào Chúa Nhật tuần
trước. Vì thế, ở đây chúng
ta chỉ tìm hiểu hai dụ ngôn kho báu và viên ngọc quý.
Hai dụ ngôn này có ý nghĩa tương
tự nhau.
Trước hết, chúng ta thấy hai
dụ ngôn này đều nhằm mục đích diễn tả sự quý giá tột bậc
của Nước Trời, không một thứ gì ở
trần gian quý giá bằng hay có thể sánh ví
được. Tuy nhiên, trong dụ ngôn thứ nhất,
Nước Trời quý giá vì đem lại lợi ích vô cùng
to lớn, là được hạnh phúc đời đời,
còn dụ ngôn thứ hai, Nước Trời quý vì vẻ
vinh quang tuyệt vời của nó. Trong dụ ngôn
trước, kho báu đến với người nông dân
một cách ngẫu nhiên, tình cờ, tức là nhấn
mạnh đến hạnh phúc Nước Trời do tình
yêu Thiên Chúa ban nhưng không. Còn trong dụ ngôn
sau cho biết ông thương gia phải vất vả tìm
kiếm viên ngọc quý tức là muốn nói đến thái
độ phải cộng tác tích cực vào việc
chiếm hữu Nước Trời. Nhưng
trong bất cứ trường hợp nào, Nước
Trời luôn luôn là điều quý giá nhất, đòi hỏi
người ta phải hy sinh tất cả để
chiếm đoạt cho bằng được.
Đàng khác, hai dụ ngôn này còn cho chúng
ta thấy thái độ khôn ngoan của người tìm
được kho báu cũng như của người tìm
được viên ngọc quý. Họ bán hết gia tài sản nghiệp để
mua, vì họ biết chắc rằng: kho báu kia,
viên ngọc quý kia đáng giá hơn gia tài sản nghiệp
họ đang có. Và đây cũng chính là bài học Chúa Giêsu
muốn dạy chúng ta: người nào biết đi tìm
Nước Trời trước nhất, dám hy sinh tất
cả những gì mình có, kể cả mạng sống,
để chiếm đoạt cho bằng được, đó
là người khôn ngoan. Chúng ta biết, khôn ngoan là một ân huệ, một đức tính cao quý, làm cho
trí khôn chúng ta, trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc,
biết lựa chọn những phương cách tốt
hơn để thực hiện, đồng thời
biết quy hướng tất cả về mục đích
sau cùng.
Tuy nhiên, khôn ngoan cũng có nhiều
thứ: khôn ngoan xác thịt, khôn ngoan tự nhiên và khôn ngoan
siêu nhiên. Khôn ngoan xác thịt là cái khôn chỉ
biết khéo léo tìm mọi cách để thực hiện
những ước muốn tội lỗi, để
thỏa mãn những khát khao của dục vọng, danh giá
và tiền tài. Chẳng hạn vua Đa-vít, sau khi
phải lòng và sa ngã với bà Bét-sa-bê, ông
đã khôn khéo biết bao: nhà vua đã bày mưu tính kế
để cho U-ri-a, chồng bà Bét-sa-bê về thăm nhà và ép
ông uống rượu để giấu nhẹm tội
ngoại tình của mình. Không thành công ông lại khôn khéo làm
cho U-ri-a chết ngoài mặt trận để
được tự do thoải mái kết hôn với bà
Bét-sa-bê. Chúng ta có thể nói: bao nhiêu mánh lới, bao nhiêu
thủ đoạn, bao nhiêu cách thức để
đạt được mục đích chơi bời,
thỏa mãn bản năng,… bấy nhiêu
trường hợp đều cần đến trí óc suy
nghĩ, xếp đặt, lừa dối, trá hình khôn ngoan. Nhưng khôn ngoan ấy là khôn ngoan xác thịt.
Cái khôn mang lại những thiệt thòi,
đổ vỡ, hối hận. Cái khôn
mà người liêm khiết khinh chê, miệng đời
đàm tiếu, mai mỉa. Cái khôn mà thánh
Phao-lô đã kết án, vì nó đối nghịch lại Thiên
Chúa và thiệt hại cho linh hồn.
Tiếp đến, khôn ngoan tự nhiên
là cái khôn chỉ khéo léo lựa chọn những
phương thế tốt đẹp để
đạt mục đích tự nhiên mà không quy về
mục đích sau cùng. Chẳng hạn tài khéo trong việc buôn bán, tính toán
giỏi trong công việc làm ăn, bặt thiệp trong
việc giao tế với mọi người. Đó là sự khôn ngoan để dùng người,
khôn ngoan để được vật chất, lợi
lộc trần gian. Người phú hộ trong Tin
Mừng đã khôn ngoan kiểu này: thấy mùa màng bội thu, không đủ chỗ chứa hoa lợi,
nên ông tính toán: phá kho lẫm cũ, xây kho lẫm mới
rộng lớn hơn. Bảo đảm
rồi, yên chí lớn nghỉ ngơi, hưởng thụ.
Nhưng Chúa đã bảo: “Người khờ dại, chính
đêm nay ngươi chết, thì của cải
ngươi thu tích để lại cho ai?”.
Thánh Mátthêu cũng ghi lại lời Chúa Giêsu kết án
thứ khôn ngoan này: “Được lời lãi cả
thế gian, mà không được Nước Trời thì
ích gì?”.
Sau hết, khôn ngoan đích thực là cái
khôn của những người, trong mọi hoàn cảnh,
biết lựa chọn những phương cách tốt
hơn để thực hiện, đồng thời
biết quy hướng tất cả về mục đích
sau cùng. Người
có khôn ngoan này biết khước từ những khoái
cảm chốc lát, vì biết rằng nó sẽ khuấy
động lương tâm, làm mất bình an, làm phai nhạt
hình ảnh Thiên Chúa trong tâm hồn. Họ biết lánh
xa nếp sống dễ dãi, đua đòi, vì sợ xác
thịt được voi sẽ đòi tiên, sợ lời
cảnh cáo: “Ai gieo trong nguy hiểm, sẽ ngã trong hiểm
nguy”. Người có thứ khôn ngoan này biết suy rằng:
không phải bất cứ cái gì thiên hạ làm
được là mình cũng có thể làm được.
Họ biết rằng: có nhường nhịn đôi chút
thì cũng chẳng mất mát gì, nhưng chắc chắn
sẽ được đền bù. Họ biết
rằng: có phải ép mình cầu nguyện nửa giờ,
dự thánh lễ một tiếng, chỉ là cách đổi
công khó nhọc chóng qua để lấy những công phúc to
lớn hơn. Người có thứ khôn ngoan này, biết
lợi dụng những cái trước mắt để
sinh ích lợi sau này, nhưng luôn cảnh giác: không vì cái
lợi trước mắt mà quên cái hại sau lưng.
Như vậy, bài Tin Mừng hôm nay
nhắc nhở chúng ta: Nước Trời là kho báu vĩ đại nhất, là viên ngọc quý
giá nhất, chúng ta phải cố gắng, phải hy sinh
để kiếm cho bằng được. Bởi vì
đời là một dịp tiện, moi ngày sống là
một dịp may, chúng ta có ý chí, tự do và khôn ngoan
để lựa chọn. Vì thế, chiếm đoạt
được Nước Trời hay không là do chính chúng ta.
|