KHƠI GỢI TÌM KHO BÁU
Một
số chị em tha thiết với ơn gọi nhất là
được thúc đẩy bởi Thánh Thần mong muốn
cho nhiều người khám phá nhận biết Tình Yêu bằng
đời sống cầu nguyện. Đi tìm và
đào bới ra những Kho Báu
đã được chôn dấu từ lâu vì có thể họ
đang mải mê với những việc trần thế hoặc
chưa ai khơi gợi cho biết “trong
nhà” họ đang có sẵn món “Quà Tặng” đã để mốc
meo cả ra.
* Về phía họ...
Đôi
lần bắt gặp và gợi ý với họ nhưng họ
làm lơ không tha thiết gì,
có khi họ lại còn đang mải mê với những công
việc rất ư là thành công nữa thì nên tạm gác họ
qua một bên. Hãy đợi đấy !
Họ cũng đã
tham dự một lần tĩnh tâm năm, hoặc đôi
ba giờ cầu nguyện thinh lặng trước Chúa
Giêsu Thánh Thể... nhưng thời gian
sau đó, không thấy họ đến nữa, hiểu
được là họ đã tự
động rút lui, ra
đi thật êm không hẹn ngày trở lại. Hãy đợi
đấy !
- Điều khơi
gợi với họ nhưng ăn thua là họ có lòng muốn hay không ?
Phải cái mà họ đang chờ
đợi hay không
? Cái mà họ đang khát
khao hay không ?
Cái mà họ đang tìm tòi mà chưa thấy hay không ? Cái mà họ đang thấy thiếu
hay không ? Nếu không muốn hay không thích
thì mép có rách đến mang tai, có trẹo bạnh cả quai
hàm, cổ họng có rát cháy bỏng... thì lời gợi ý
cũng chỉ như nước đổ lá khoai, nước
trôi qua mặt đá cẩm thạch nhẵn bóng, chẳng
ăn thua gì ! Hãy đợi đấy !
Có người nói là
cần kiên trì nhẫn nại bền bỉ với họ
nhưng trong Tin Mừng Đức Giêsu nói với họ : “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng
Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa...” (Lc 4,43). Hoặc Ngài sai các môn đệ đi rao
giảng mà vào thành nào không tiếp đón các con thì các con bỏ
thành ấy mà sang thành khác, phủi lại cả hạt bụi
dính ở chân và nói với họ : Hãy
đợi đấy !
- Điều khơi gợi với
họ nhưng họ ngại,
họ sợ vì phải vất vả thêm, phải gò bó thêm, phải ràng buộc thêm, phải tuân giữ
thêm... Lý do chính là vì mất tự do.
Nhưng thật ra họ có tự do ở chỗ nào bởi
vì có thể họ đang bị ràng
buộc vào tình cảm bố mẹ, cho mình là quan
trọng, không có mình là không xong vì chẳng có đứa nào
biết lo lắng chăm sóc cho bố mẹ, hoặc họ
đang bị ràng buộc vào những sinh
hoạt, công việc... mà họ đang khoái chí thích
thú nên họ không muốn chuyện rầy rà phiền hà
thêm... Hãy đợi đấy !
* Phía chúng ta...
- Điều chúng ta khơi gợi
mà họ không đón nhận, thường chúng ta nghĩ lại
về phía mình : Tại sao họ không
đón nhận ? Tại chúng ta không
khéo, tại chúng ta tấn công họ quá, tại chúng ta
lên mặt thầy dậy đời
quá, tại chúng ta cho mình là ngon lành
quá, tại chúng ta coi thường
họ quá, tại chúng ta ép uổng
họ quá, tại chúng ta cuồng tín
quá, tại chúng ta chì chiết
họ quá, tại chúng ta áp đặt họ quá... từng
đó đủ để chúng ta xét mình.
- Điều chúng ta
khơi gợi mà họ không đón nhận, có thể chúng
ta đã khơi gợi không đúng
lúc, không đúng chỗ, không
có bầu khí, không có tâm tình...
không đụng chạm vào
điểm sâu trong tâm hồn đang khát vọng của họ.
- Điều chúng ta khơi gợi
mà họ không đón nhận, có thể vì chúng ta chưa xác tín đủ, việc cảm
nghiệm của chúng ta chưa đưa chúng ta đến
nhận được hoa trái của Thánh Thần (Gl 5,22). Hiền hòa vui vẻ khiêm tốn khó nghèo
dịu dàng... đó là bước đầu tiên lấy cảm
tình, dễ gần gũi, dễ tỏ
bày...
* Cách khơi gợi...
Có nhiều cách khơi gợi, tùy
theo đối tượng, nông dân hay trí thức, đau khổ
hay bình thản, giầu có hay nghèo khó, tu hay đời...
ngoài ra cũng cần đến bầu khí, thân thiện,
hoàn cảnh, môi trường...
Cách khó khăn nhất vẫn là
những tập thể sống chung. Những
tập thể trí thức, bằng
cấp đầy mình, kiến thức rộng, địa
vị cao, tu trì trọng đại... Điều khơi gợi
ra dễ bị phỉ báng chê cười coi thường...
như thầy thuốc hãy chữa lấy mình đi, ai có
thân người ấy lo, ai có linh hồn người ấy
giữ, anh muốn lên thiên đàng thì cứ lên một mình
đi... Để khơi gợi cho tập thể không gì
khác hơn, đó là bằng tất cả cuộc sống của mình, cuộc sống hoa trái của Thần Khí (Gl
5,22), vui vẻ thân thiện bình an hiền hòa chịu khó
khiêm tốn khó nghèo giản dị lạc quan... với những
giờ cầu nguyện thinh lặng âm thầm lặng lẽ
một mình ; chu toàn kỷ luật ; giữ giờ kinh hạt
chu đáo... với tất cả bằng tấm lòng chân thật,
tình yêu sống động chứ không giả dối che
đậy. Một sức sống dồi dào
phong phú phát xuất từ một Thiên
Chúa đang hiện diện trong cuộc sống
hàng ngày của mình.
Chính vì thế, phải
là người can đảm và có niềm tin sâu xa mới
dám dấn thân vào công việc này.
Đây là một công
việc rất đỗi khó khăn bởi vì ẩn sâu
trong lòng họ đều có một sức mạnh kháng cự
chống lại sự thay đổi. Khi người
ta đã có được một vị trí tương
đối an toàn, người ta luôn có khuynh hướng bám chặt vào vị trí
đó, không muốn thay đổi, vì thà có
được một vị trí tương đối nào
đó còn hơn là dấn thân vào cuộc phiêu lưu mạo
hiểm mà không biết là sẽ đi đến đâu. Vì
thế, từ một góc độ nào đó, con người
luôn luôn bảo thủ và khước từ khả năng
tuyệt diệu của mình, đó là khả năng đổi
mới, đổi mới liên lỉ. Họ khước từ
lời mời gọi của Chúa Giêsu, Đấng đã nói
với ông Phêrô : “Lúc còn trẻ anh tự mình thắt
lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về
già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt
lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”
(Ga 21,18). Có một điều kỳ lạ trong câu nói
này, vì người ta thường quan niệm trưởng
thành là tự lo cho mình, tự giải quyết lấy không
cần nhờ đến ai, nhưng Chúa Giêsu lại diễn
tả là “dang tay ra và chấp nhận
để cho người khác dẫn”, chấp nhận
giao phó đời mình trong bàn tay yêu thương âu yếm của
Thiên Chúa.
* Kết luận...
Điều
khơi gợi có kết quả thì đòi chúng ta biết
đối thoại và cởi mở.
- Đối thoại ở đây
không phải chỉ là nói qua nói lại, chia sẻ hay phát biểu
nhưng là nói lên cái kinh nghiệm sống
cụ thể của mình, nhất là kinh nghiệm
thiêng liêng để có thể đụng chạm vào
được nỗi lòng sâu xa của họ, đồng
cảm được với tâm trạng cuộc sống
của họ. Điều chúng ta khơi gợi
trong việc đối thoại với họ y như gột
lên được nỗi lòng của họ. Họ có cảm tưởng là chúng ta thấu cảm
được tâm hồn họ.
- Còn cởi mở với người
khác thì chính chúng ta phải cởi mở và trung thực với
chính mình trước. Bởi trước
đó chúng ta cũng có hoài nghi, âu lo, sợ
hãi, buồn chán, thất vọng... như thế họ
không sợ hãi khi phải đối diện với chính cuộc
đời của họ nữa, vì bằng chứng cho họ
thấy sự đối diện đó giải thoát họ.
Carl Roger nói một câu có vẻ khó
hiểu nhưng thực sự là thế :
“Điều có tính cá vị nhất
lại là điều phổ quát nhất”.
Và Thomas Oden giải thích : “Tôi rất ngạc
nhiên khi khám phá ra điều này : Những cảm xúc mà tôi
cho là riêng tư nhất, và vì
thế tôi không hy vọng gì người khác đồng cảm
với mình ; thế nhưng khi được trình bày và diễn
tả ra, thì nó lại âm vang chính
kinh nghiệm của người khác. Điều
đó khiến tôi tin tưởng rằng cái mà tôi cảm nghiệm cách độc đáo
và riêng tư nhất, cũng chính là cái mà những
người khác cảm nghiệm bằng những nẻo
đường tương
tự”.
|