CỦA BÁU
Bài Tin Mừng hôm
nay tiếp tục trình thuật về dụ ngôn (“Kho báu và
ngọc quý”, “Chiếc lưới”) mà Đức Giê-su Ki-tô
dạy các môn đệ về Nước Trời. Tôi
cũng đã có bài viết về “chiếc lưới” (xc
“Lưới người” – Trang bài vở - Thanhlinh.net).
Nay xin chia sẻ về “Kho báu và ngọc quý”.
Một phần nữa thúc đẩy tôi chon dụ ngôn này
để chia sẻ là vì phần kết luận của những
dụ ngôn có Lời dạy của Đức Ki-tô: "Anh
em có hiểu tất cả những điều ấy không? " Họ đáp: "Thưa hiểu”.
Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ
kinh sư nào đã được học hỏi về
Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà
kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới
lẫn cái cũ." (Mt 13, 51). Ở trên có dụ ngôn “Kho báu” thì ở phần kết
luận Người lại nhắc đến “kho tàng”.
Thử tìm hiểu xem kho báu với kho tàng có
liên quan gì với nhau không?
Suy niệm dụ ngôn “Kho báu và ngọc quý”, tôi
lại nhớ tới truyện “Của Báu” trong Cổ Học
Tinh Hoa. Truyện kể rằng:
”Nước Tống có người
được hòn ngọc, đem biếu quan Tư thành là
Tử Hãn. Tử Hãn không nhận.
Người biếu ngọc thưa rằng: "Ngọc nầy,
tôi đã đem cho thợ ngọc xem, quả là một thứ
ngọc rất báu, mới dám đem dâng quan lớn, xin quan
lớn nhận cho tôi được vui lòng."
Tử
Hãn nói: "Ngươi cho ngọc là của báu, ta cho tính
không tham là của báu. Người
đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên cùng mất
cả của báu. Âu là
người cứ đem về. Ai giữ lấy của báu của người ấy,
như thế của báu của hai người đều
còn cả thì chẳng là hơn ư!"
Người
biếu ngọc, cúi đầu thưa: "Chúng tôi là
thường dân mà lại có ngọc nầy, chỉ sợ
trộm cướp mà có khi hại đến thân..." Tử Hãn thấy thế, lưu
người ấy lại, gọi thợ ngọc đến
giũa ngọc, bán được tiền rồi, bèn
đưa cho người ấy đem về để làm
giàu”. (Tả Truyện)
Truyện
cổ “Của báu” và dụ ngôn “Kho báu và ngọc quý” đều
đưa ra hình ảnh viên ngọc, mà theo quy ước của
loài người, là một vật dụng quý hiếm;
nhưng lại khác nhau ở một điểm: Trong truyện
“Của báu” thì người được biếu ngọc
(không tốn tiền mua) lại không coi đó là của báu,
từ chối không nhận. Còn trong dụ ngôn
“Kho báu và ngọc quý” thì người tìm được viên
ngọc lại đem bán hết của cải đi để
mua cho bằng được viên ngọc ấy. Trước hết, nói đến ngọc thì ai mà
chẳng ham. Là người Việt Nam chắc
ai cũng chưa quên được chuyện xuống biển
mò ngọc trai. Mò được ngọc trai rồi,
nhưng không được dùng mà phải đem cống nạp
Thiên triều (Trung Quốc). Chỉ nội
một việc lặn xuống biển mò tìm ngọc trai
thôi, thì cũng đã không ít người làm mồi cho cá, về
chầu Hà bá, Diêm vương. Thời gian gần
đây chuyện đào đãi vàng ở miền Trung VN lại
rộ lên biết bao chuyện thương tâm (tranh giành cứ
điểm đào đãi vàng, lún sập hầm mỏ làm chết
nhiều người…). Như vậy, cái mà
người ta tôn trọng, coi là quý hiếm lại là cái thứ
giết người, làm mất nhân cách phẩm giá con
người. Ví thế nên Tả Hãn mới
nói “tính không tham” mới là “của báu” thực sự. Tình không tham là đức tình thanh liêm, chính trực
và ai là người thanh liêm chính trực thì chính đó là
người công chính vậy. Đức
công chính quý hơn vàng ngọc là như thế.
Ấy cũng bời vì loài người quy
ước với nhau vàng ngọc là quý hiểm, nên Đức
Ki-tô mới đem hình ảnh viên ngọc ra để ngầm
ví (ẩn dụ) với Nước Trời. Đức
Ki-tô chỉ muốn dùng những hình ảnh, những câu
chuyện rất đời thường để nói về
một bí nhịêm, một mầu nhiệm. Rõ ràng viên
ngọc quý thực sự chỉ có thể là viên ngọc
tâm linh. Một cách cụ thể thì đó chính
là một tâm hồn ngay thẳng, chính trực, một tâm hồn
công chính vậy. Và thực sự chỉ có như thế
mới có thể sở hữu viên ngọc vô giá mà Đức
Ki-tô muốn dạy bảo: Nước Trời.
Như thế thì còn đợi gì mà không bắt
chước người thương gia trong dụ ngôn
đem bán hết những gì mình có để mua cho bằng
được viên ngọc ấy? Tất
nhiên sự mua bán ở đây phải được hiểu
là một cách sống Đạo, một cách đầu
tư toàn bộ con người và cuộc sống minh vào
ngân hàng Nước Trời. Có như thế,
thực sự chỉ có như thế mới mong chiếm
hữu được “Kho báu và ngọc quý” Nước Trời.
Ước được như vậy.
Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
|