Truyền giáo
Hạt
cải ở đây là một thứ hạt người ta
quen dùng làm đồ gia vị. Nó tuy nhỏ nhưng lại có một
sức sống dồi dào và mau lớn. Đôi
khi nó có thể trở thành cây cao trên 2m, chim trời có
thể đến đậu. Chúa muốn áp dụng
ở đây một bài học: Giáo Hội Chúa khởi
đầu rất nhỏ bé với mấy vị tông
đồ vô danh tiểu tốt khác nào một hạt cải
nhỏ bé. Nhưng rồi Giáo Hội ấy
dần dần mở rộng, quy tụ muôn dân nước
và bao trùm cả thế giới. Ngày nay
chỗ nào cũng có bóng cây của Giáo Hội.
Mấy vị tông
đồ như chúng ta đã biết chỉ là những ngu
phủ quê mùa dốt nát, thế mà đã tạo nên nền
văn minh Kitô giáo thay thế cho nền văn minh Hy Lạp
và Lamã cổ xưa. Dưới bóng mát của
Giáo Hội, có đủ mọi hạng người không
phân biệt giàu nghèo, có đủ mọi dân tộc mọi
màu da, không phân biệt ngôn ngữ và văn hoá. Cái
mấu chốt của dụ ngôn nằm ở trong việc
mở mang Nước Chúa, nằm ở trong sự
tương phản giữa cái bé nhỏ lúc ban đầu
và sự to lớn lúc phát triển. Tiếp
đến là dụ ngôn nem bột. Nếu
dụ ngôn hạt cải nói lên sự phát triển rộng
rãi của Nước Trời thì dụ ngôn men bột nói
đến sức biến đổi, thâm nhập của
Tin Mừng Phúc Âm. Đúng thế, một dúm men có
thể làm cho cả đấu bột dậy lên để
bánh có hương vị thơm ngon thì
cũng thế, giáo lý của Chúa sẽ thấm nhập và
làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng đối với chúng ta thì hai dụ ngôn
trên có ý nghĩa gì?
Theo tinh
thần bác ái Công giáo, chúng ta không được nghĩ
tới việc tiêu diệt, nhưng phải nghĩ
đến việc hoán cải. Một chút men làm cho cả đấu
bột dậy lên. Chúng ta cũng là men
của Chúa, chúng ta phải ảnh hưởng đến
gia đình và xã hội, phải làm cho môi trường chúng
ta sống trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên
nếu men mà xấu thì thật là tai
hại, nó sẽ làm cho bột bị chua và làm hỏng
cả bánh. Bổn phận của chúng ta là
phải đem tinh thần Phúc Âm vào mọi cơ cấu gia
đình cũng như xã hội. Mỗi
người chúng ta phải là men biến đổi thế
giới trong môi trường sống của mình.
Người
ta kể lại trong trận thế giới đại
chiến lần thứ hai. Những binh sĩ người Anh
bị quân đội Nhật bắt giữ. Họ phải làm việc khổ cực và bị
đối xử tàn nhẫn. Lúc
đầu những người Anh còn giữ
được lòng cao thượng và tinh thần
tương trợ. Nhưng dần dần vì miếng
ăn, vì cực nhọc, họ đã trở nên hung dữ,
đối xử với nhau theo luật
rừng. Nhưng trong số đó có hai người Công
giáo, với đức tin mạnh mẽ, với
đức ái sâu xa, họ đã là men của Phúc Âm, là ánh
sáng của Thiên Chúa. Họ đã yêu
thương tất cả. Tình yêu đó
không gì làm phai mờ được. Họ đã
sống phần nào câu nói của một thi sĩ: Tôi đi
tìm một tâm hồn mà không thấy. Tôi đi
tìm Thiên Chúa mà cũng chẳng có tiếng trả lời.
Tôi đi tìm người anh em và với
người anh em đó, tôi đã thấy tất cả.
Gương bác ái yêu thương của hai
người Công giáo này đã cảm hoá được
cả đám tù nhân. Để rồi
họ đã yêu thương nhau, giúp đỡ nhau như
anh em một nhà.
Để góp phần
vào công cuộc truyền bá Phúc Âm, để góp phần vào
việc làm cho Giáo Hội được lớn mạnh,
thì mỗi người chúng ta phải là men của Phúc Âm,
làm dậy lên vẻ bác ái và thánh thiện cho cả một
thôn ấp, cho cả một khu phố, cho cả một
phiên chợ, cho cả một lớp học, cho cả
một công sở. Hãy là men của Chúa.
|