Thiên Chúa kiên nhẫn và bao dung
(Suy niệm của
Lm. Phêrô Nguyễn Hương)
Nếu Chúa Nhật
vừa rồi dụ ngôn "người gieo giống"
diễn tả hình ảnh về một Thiên Chúa yêu
thương và quảng đại trong việc phân phát Lời
và Ơn Cứu độ của Người cho hết
mọi người, thì Chúa Nhật XVI này phụng vụ
Lời Chúa lại giới thiệu với chúng ta về
một Thiên Chúa kiên nhẫn và bao dung trước sự
dữ và tội lỗi của chúng ta.
1. Lúa và cỏ lùng, thực
tại của cuộc sống
Khởi đầu
dụ ngôn Chúa Giêsu ví Nước Trời như một
thửa ruộng trong đó "lúa và cỏ lùng" mọc
chung với nhau. Nếu lúa tượng
trưng cho những con người tốt và những
việc tốt, những điều thiện hảo, thì
cỏ lùng lại tượng trưng cho những
người xấu, những việc xấu, và tội
lỗi. Lúa mọc với cỏ lùng, sự
thiện ở bên cạnh sự dữ, người
tốt sống với kẻ xấu. Sự lẫn
lộn giữa "lúa và cỏ lùng" này chúng ta gặp
bất cứ ở đâu: trong gia đình, ngoài xã hội,
trong cộng đoàn, nơi công cộng, và ngay cả trong
chính lòng của mỗi người.
Dụ
ngôn của Chúa Giêsu cũng chỉ cho chúng ta thấy
nguồn gốc của sự lành và sự dữ. Tất cả mọi
sự tốt lành trong thế giới này đều
đến từ Thiên Chúa, Người là nguồn gốc
của mọi sự thiện hảo. Còn sự
dữ là do Ma quỷ gieo vào. Ma quỷ là
kẻ thù luôn chống lại chương trình cứu
độ của Thiên Chúa. Và Chúng tìm cách dụ dỗ
con người làm những điều xấu và gây đau
khổ cho người khác. Chúng ta phải tĩnh thức
vì ngày hôm nay Ma quỷ hoạt động càng tinh vi
để gieo rắc cỏ lùng sự dữ vào trong
cuộc sống chúng ta!
2. Tại sao Thiên Chúa lại
để như thế?
Trước
"cỏ lùng", sự dữ và người tội
lỗi, thái độ của chúng ta thường giống
như những người đầy tớ chủ
ruộng: là muốn nhổ đi, loại trừ, nổi
loạn, hoặc bất bao dung. Nhưng thái
độ của Thiên Chúa được dụ ngôn nói
tới thì hoàn toàn khác hẳn. Thiên Chúa kiên nhẫn và
bao dung trước sự dữ, nhất là trước
tội nhân. Bởi vì Thiên Chúa biết rằng: từ
sự dữ có thể đưa tới sự lành! Từ một người tội lỗi có
thể trở thành một vị thánh. Hay nói như
Đức HY Nguyễn Văn Thuận: "Thiên Chúa
biết vẽ những đường thẳng trên
những đường cong". Thiên Chúa luôn
hy vọng và cho chúng ta những cơ hội để hoán
cải, để thay đổi đời sống,
để trở thành điều mình phải là. Nói
như sách Khôn Ngoan: "Khi hành động như thế,
Người dạy dỗ dân Người rằng:
Người công chính phải ăn ở
nhân đạo... Người ban cho kẻ tội lỗi
ơn ăn năn sám hối" (Kn 12,19).
Hay nói như Thánh Vịnh hôm nay: "Lạy Chúa, vì Chúa nhân
hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với ai kêu
cầu Chúa" (Tv 85,5). Và Thánh Phaolô nói
cách tuyệt với rằng: "Có Chúa Thánh Thần nâng
đỡ sự yếu hèn của chúng ta" (Rm 8,26).
Thời
gian chúng ta sống là thời gian kiên nhẫn của Thiên
Chúa, thời gian của sám hối, thời gian để
làm điều thiện. Cỏ lùng thì mãi mãi là cỏ lùng, còn con
người thì khác, con người có thể cải tà qui
chính, có thể từ một thằng quỷ biến thành
một vị thánh. Trong cái nhìn đó, Đức Thánh
Cha Benedetto XVI trong lễ khai mạc sứ mạng giáo hoàng
của Ngài, đã có câu nói rất hay: “Chúng ta chịu
đựng vì sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, thế
nhưng chúng ta tất cả cần sự kiên nhẫn
của Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng đã trở thành con
chiên, nói với chúng ta rằng thế giới được
cứu độ bởi Đấng Chịu đóng
đinh chứ không phải những kẻ đóng đinh.
Thế giới này được cứu độ nhờ
sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và bị phá hũy
bởi sự bất kiên nhẫn của con người”.
(Benedetto XVI, Omelia nell'inizio solenne del
Pontificato, Roma, 24 aprile 2005)
Nếu Thiên Chúa hành
xử cách thẳng tay và ngay lập tức thì sẽ không
có: một Phaolô bắt bớ Giáo hội, lại trở
thành một người Tông đồ dân ngoại đi
khắp nơi hăng say rao giảng Tin Mừng Đức
Kitô; một Augustinô tội lội và phóng túng, đã trở
thành một vị đại thánh, bậc tiến sỹ
của Giáo hội; một Charles de Foucauld lêu lỗng
lại trở thành người sống nghèo khó và khiêm
tốn; một Ève Lavallìere cô đào nỗi tiếng của
Pháp đã từ bỏ vinh quang và phú quí để sống
cuộc đời hoàn toàn cho Chúa trong tu viện vv..vvv. Rất nhiều những chứng tích khác
đã là những vị thánh lừng danh nhờ sự kiên
nhẫn và bao dung của Thiên Chúa.
|