Con người không phải
cỏ cây
(Suy
niệm của John. W.
Martens – Văn Hào, SDB chuyển ngữ)
Mt 13, 28: “Vậy
ông có muốn chúng tôi ra đi để gom cỏ lùng
lại không?”
Dụ
ngôn cỏ dại giữa ruộng lúa chỉ có trong tin
mừng Matthêu. Đó là
dụ ngôn về cánh chung, về ngày phán
xét sau cùng. Đối với những
người làm vườn, dụ ngôn gợi nhắc chúng
ta nhớ lại những kinh nghiệm vườn
tược. Kinh nghiệm cho thấy, ta
có thể phân biệt giữa lúa tốt và cỏ dại.
Nói thì dễ nhưng bắt tay vào làm thì
rất khó, nhất là đối với những ai mới
tập sự công việc ruộng rẫy. Ở đây
chúng ta đặt ra một câu hỏi khác: Cỏ dại
từ đâu mà ra?
Gia đình tôi đã mua một căn
hộ 10 năm về trước, và chúng tôi đã
chuyển đến căn hộ này vào mùa xuân. Tôi nhận thấy có một giống cỏ
lạ trong vườn nhà mình. Khi
loại cỏ này lớn lên vào mùa hè, tôi khám phá ra chúng không
còn giống một loại cỏ dại nữa.
Đó là loại rau ăn được, tên khoa học là
Antium lappa. Rễ của nó màu trắng, dài đến 1 mét
khi nó lớn và rất khó để nhổ lên. Rễ
của giống cây này sẽ bị gãy và tự phân hủy,
trước khi tôi có thể bứng nó đi. Tôi
còn khám phá ra một điều thú vị về loại cây
Antium lappa này. Nhiều người đã
dùng nó như một vị thuốc để chữa
bệnh. Đó cũng là một loại
thảo mộc mà bông của nó có thể được
dùng để dệt vải. Khi
người ta lấy sợi bông này dính vào lông cừu, thì
rất khó để gỡ ra. Đây là
loại cỏ dại đối với tôi và gia đình,
những đối với những người biết
công năng của nó, thì nó chẳng còn là một loại
cỏ dại nữa. Phân biệt cỏ dại
với một loại thảo mộc hữu ích, tùy
thuộc vào sự hiểu biết của từng
người.
Trong dụ ngôn về
lúa tốt và cỏ dại, dường như không có
sự phân định ró ràng giữa hai thể loại này. Một bên là lúa, để làm ra cơm bánh, một
bên là cỏ dại, tiếng Hy Lạp là Zizania, và tên khoa
học nó thuộc chủng loại Lolium Temulentum. Các
bản dịch cổ trong Kinh Thánh vẫn gọi là cỏ
lùng, hay cỏ dại. Zizania trông khá giống
cây lúa khi nó mới mọc lên, nhưng khi nó lớn lên,
người ta dễ phân biệt nó với cây lúa.
Dụ ngôn của Chúa Giê-Su khai sáng cho chúng ta thấy
loại cỏ Zizania này cuối cùng không thể
được sử dụng, không giống như loại
cỏ bông, cây thuốc chúng ta nói ở trên. Khi
người làm vườn phát hiện ra nó, nó sẽ
bị đốn bỏ. Tuy vậy, để phân
định lúa tốt với cỏ dại, phải
chờ đợi ngày cánh chung, eschaton,
khi nhũng người thợ gặt, là các thiên thần
sẽ đến thu gom lúa tốt cho vào kho lẫm và gom
đốt cỏ dại, như một cuộc phân
định chung thẩm.
Đôi
khi có một vài sinh viên hỏi tôi có phải dụ ngôn ám
chỉ việc tiền định, tức là có một
số người đã là lúa tốt, và một số khác
đã là cỏ dại ngay từ lúc ban đầu. Vấn nạn đó
chống lại gay gắt ý nghĩ ẩn dụ của
dụ ngôn. Cây cỏ chỉ là cây cỏ,
và con nguời vẫn là con người. Điểm
nhấn của Chúa Giê-Su nơi dụ ngôn, là Ngài không
chủ trương nói rằng có những người
vốn xấu xa ngay từ ban đầu, từ căn
rễ. Nhưng Giáo hội là một thân thể
mầu nhiệm pha trộn cả
những vị thánh và những tội nhân. Chúng
ta không thể nói ai là những người biểu trưng
cho lúa tốt, và ai là những cỏ dại, vì bản tính
bất toàn của con người chúng ta. Những hiểu biết và những quyết
định của chúng ta khi xét đoán người khác
không thể nào chính xác, khi chúng ta muốn tiếm quyền
Thiên Chúa trong công việc này.
Dương như
trong dụ ngôn này, Giáo hội được khuyến mời
hãy luôn có thái độ kiên nhẫn và khoan nhượng
đối với những con người mà chúng ta dễ
kết án.Tất cả chúng ta hợp thành một nhiệm
thể. Chúng ta được dựng nên tốt lành theo họa ảnh của Thiên Chúa, nhưng ai
cũng có khuynh hướng chiều theo tội lỗi. Không ai trong chúng ta trở thành lúa tốt nếu
Chúa không trợ giúp. Chúng ta dễ có khuynh hướng
sai lạc là muốn làm tinh sạch giáo hội bằng cách
loại trừ những ai phạm tội không theo kiểu cách của chúng ta, hoặc không
suy nghĩ giống như chúng ta. Khuynh
hướng này cần phải được loại
bỏ. Chúng ta phải kiên nhẫn
để cho Thiên Chúa làm việc, khi chúng ta đang chuẩn
bị cho ngày cánh chung sau cùng. Matthêu không
hổ thẹn khi nói về Ngày Chung Thẩm (Ngày Chung
Thẩm viết hoa). “Sẽ có nhiều người
bị ném vào nơi khóc lóc nghiến răng, và một
số nguời công chính sẽ sáng chói như ánh mặt
trời trong vương quốc của Chúa Cha”. Trong khi Giáo
Hội vẫn sử dụng quyền bính để thẩm
xét những hành vi của con người như trong Mt 18, và
những ai còn sống trong sự hiệp thông với Giáo
hội, thì với sự hiểu biết hạn hẹp
của chúng ta, chúng ta không thể kết luận ai là lúa
tốt, ai là cỏ dại. Về điều
này chúng ta cần phải nhấn thật mạnh một
lần nữa, dụ ngôn với ý nghĩa ẩn dụ thì
vẫn chỉ là ẩn dụ mà thôi. Chúng ta không
phải là cây cỏ, nhưng chúng ta là những con
người. Khác với cây cỏ, vì nó
chỉ là cỏ cây, thế thôi. Chúng ta là con nguời,
và chúng ta vẫn có thể lớn lên theo
cách thức mà Chúa muốn chúng ta phải là, để
phục vụ vương quốc với hoa trái mà chúng ta
không bao giờ biết đến, và hoa trái đó ở ngay
chính trong tâm hồn chúng ta.
|