Nghe giảng
Benjamin Franklin là một vị tổng thống nổi tiếng của nước
Mỹ. Ngày kia, ông nhân được
món quà, đó là một cái chổi từ Ấn Độ. Ông nhìn thấy
mấy hạt giống còn dính vào cái
chổi, và thế là ông bứt ra và đem gieo những
hạt giống ấy.
Sau lần
thu hoạch đầu tiên, ông đem phân
phát tất cả những hạt giống mình có cho
bà con lối xóm. Và vu thu
hoạch của họ cũng thành công tốt
đẹp. Bằng cách này, ông
trở nên người đầu tiên đưa rơm vào Hoa
Kỳ và khởi đầu cho kỹ nghệ
sản xuất chổi.
Từ câu chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng vừa nghe. Thực vậy, tất cả chúng ta đều được
mời gọi phải hành động như thế. Chúa Giêsu ban cho chúng
ta những chân lý của Người,
đó là như những hạt giống chúng ta cần phải gieo trồng trong tâm trí
chúng ta đã đành, mà còn
phải đem gieo trồng trong tâm trí
những người
khác nữa.
Những hạt giống này, những chân lý này, Người
ban cho chúng ta qua Thánh Kinh, qua sự giáo huấn
của Hội Thánh, cụ thể là qua sự giảng dạy của các linh
mục.
Như vị tổng thống nước Mỹ, chúng ta hãy đón
nhận những chân lý ấy,
hãy gieo trồng trong cõi lòng chúng
ta, đồng thời
cũng hãy chia sẻ những chân lý ấy
cho những người chung quanh.
Bổn phận của tôi là nói nói về
những chân lý ấy cho
anh chị em. Còn bổn
phận của anh chị em
là lắng nghe và làm cho
những chân lý ấy được
nảy mầm và lớn lên,
như lời Chúa Giêsu đã
phán: Ai có tai để nghe, thì hãy nghe.
Tôi xin đưa
ra một vài việc gợi ý cần làm ngay
để chúng ta thâu lượm được những thành quả tốt đẹp khi nghe giảng.
Như một bác nông phải,
trước khi xạ
lúa cân phải
chuẩn bị ruộng đất. Chúng ta cũng thế. Thật là hữu ích nếu
như trên đường tới nhà thờ tham
dự thánh lễ, chúng ta biết tự chuẩn bị đón nhận chân lý. Chúng
ta đừng nói: Lạy Chúa, hôm nay xin
đừng để
cha giảng quá dài. Trái
lại hãy thân thưa: Lạy Chúa, xin giúp con đón
nhận những chân lý để
nuôi sống đời sống thiêng liêng của
con. Chính người
giảng cũng phải cầu nguyện như thế, để những người nghe mình giảng
sẽ lợi dụng được những điều mình trình bày,
và sẽ cung cấp được những mảnh đất phì nhiêu cho
những chân lý mình đang
cố gắng gieo trồng. Chúng ta không phải chỉ cầu nguyện cho mình, mà
còn phải cầu nguyện cho người giảng nữa. Đó quả thực là một việc làm quí giá biết
bao.
Tiếp đến,
khi bước chân vào trong nhà
thờ, chúng ta hãy làm dấu
thánh giá trên mình, như
để rũ sạch những lo âu trần
thế và mở rộng tâm hồn cho
hạt giống chân lý. Chúng
ta hãy chăm chú lắng nghe những lời cầu nguyện, những bài đọc Thánh Kinh, nhất
là bài Tin Mừng, đồng thời cũng hãy chú
ý tới bài giảng, bằng cách cố gắng
hiểu và nhớ.
Đức Kitô nói với chúng
ta qua môi miệng của vị linh mục, thế nhưng, vị linh mục
cũng chỉ là một con người, nên cũng có
những giới hạn của mình. Con người đứng trên bục giảng có thể là một dụng cụ hữu hiệu, nhưng cũng có thể
là một dụng cụ vô tích
sự. Sứ điệp có thể được quảng diễn một cách trong sáng hay
mù mờ, thế nhưng, nội sung của sứ điệp mới là điều quan trọng, còn cách diễn tả chỉ lả điều thứ yếu. Hãy lắng nghe và thực
thi trong cuộc sống những điều đã đón nhận, để Lời Chúa thực sự nảy mầm, đâm bông và
kết trái trong cuộc sống chúng ta.
|