Kho báu đã mở
– Charles E. Miller
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Không một nông dân nào
thích thú bởi cảnh gieo giống lãng phí hạt
giống như người nông phu trong bài
Phúc âm hôm
nay. Một nông dân cần
cù thì sẽ
gieo cẩn thận ở những nơi mà ông
bảo đảm sẽ gặt hái được vụ mùa bội
thu. Nhưng người nông dân trong Phúc
âm thì phung
phí những hạt giống, nhờ đó ông giới thiệu Thiên Chúa là Đấng luôn luôn quảng
đại ban phát những hồng ân của Người.
Những hạt giống được giới thiệu đây là Lời Chúa, Lời ấy được tìm thấy trong những trang được linh ứng trong Thánh Kinh.
Có bốn mươi sáu cuốn trong Cựu ước và hai mươi
bảy cuốn trong Tân ước.
Thiên Chúa gieo những hạt giống của Người vào trong tâm
trí chúng ta và trong lòng
của chúng ta trước, bởi ý nghĩa của Phụng vụ Lời Chúa trong khi cử hành thánh lễ.
Theo phụng vụ trước đây, những bài đọc thường được dùng hàng năm và
thế là không thể giới thiệu được kho tàng phong
phú của Thánh Kinh. Một
hậu quả của việc xếp đặt như thế là một số lớn những đoạn súc tích rất hay không bao
giờ được
những người
công giáo nghe vào những
ngày chúa nhật. Dụ ngôn người con hoang đàng không có phần
nào trong nghi thức phụng vụ ngày chúa nhật
và câu chuyện
người Samaritanô
tốt lành cũng như thế. Những bài Thánh Thư
cung cấp cho bài đọc
đầu tiên như một danh sách dài
đang chờ được chấp nhận để biên soạn sách Tông đồ
công vụ, câu chuyện của Giáo hội tiên khởi được chọn một lần trong năm vào Chúa
nhật Hiện Xuống. Không có bài đọc
nào được lấy từ Cựu ước và sách Khải
Huyền cũng chẳng bao giờ đọc trong thánh lễ
ngày chúa nhật.
Công đồng
Vaticano II, dùng một hình ảnh phong phú đã quyết
định rằng:
“Kho tàng Thánh Kinh đã
khai mở cách dư thừa
và phong phú để cung cấp cho các tín
hữu” (Hiến chế về phụng vụ, số 51). Việc tu sửa phụng vụ đã làm viên mãn
quyết định
này bằng cách chọn lựa những đoạn Thánh Kinh được chia làm ba thời
kỳ vào các chúa nhật
chứ không còn là một thời kỳ như trước bằng việc cung cấp thêm bài đọc
trước Phúc âm chứ không
phải là một như trước.
Năm nay tính theo chu kỳ
phụng vụ là năm A, những bài Phúc âm
sẽ theo thánh Mathêu. Chu kỳ phụng vụ năm B giới thiệu Phúc âm theo
thánh Marcô và chu kỳ phụng vụ năm Chúa theo
thánh Luca. Phúc âm theo thánh
Gioan trước hết được dùng vào các
chúa nhật năm A trong suốt mùa chay, suốt mùa Phục Sinh và điền vào chu kỳ phụng vụ năm B. Suốt mùa Phục Sinh, bài đọc I được lấy từ sách Tông
đồ công vụ, những mùa khác thì
trái lại, bài đọc I luôn luôn lấy
từ Cựu ước, bài đọc II thì luôn luôn lấy
từ Tân ước. Sách Khải huyền là bài đọc II trong suốt mùa Phục sinh trong chu kỳ phụng vụ năm C.
Để thu được nhiều lợi ích qua việc giới thiệu cách dồi dào kho
tàng Thánh Kinh, tất cả chúng ta phải làm cho mình nhiệt
tình hơn trong việc tham dự thánh
lễ. Quả thật, chúng ta phải công nhận rằng chúng ta có đến
nhà thờ với nhiều thời gian nhưng chú ý đến các bài đọc thì không có
mấy. Chúng ta phải lắng nghe trong tinh
thần đức
tin, đó là Đức
Kitô đang nói với chúng
ta khi Thánh Kinh được tuyên đọc (Hiến chế Phụng Vụ, số 56-57)
Cho Lời Chúa một vị trí quan trọng
như thế, còn tiệc Thánh Thể thì sao? Một
cách nhìn sự hiệp lễ là xem Mình và Máu
của Chúa giống như mưa và tuyết
đổ xuống từ trời cao và làm
cho đất phì nhiêu. Sự
hiệp lễ cho chúng ta ý nghĩa chúng ta cần, để khi nghe đọc Thánh Kinh chúng
ta được những
chân lý trong
ấy hướng dẫn để sống theo ý muốn của Thiên Chúa. Thánh
Thần không chỉ linh ứng cho những
trang Thánh Kinh, Thánh Thần
còn chúc phúc cho chúng
ta qua công trình của Công đồng Vaticano II.
|