Suy niệm
của Lm Antôn
Nguyễn Văn Độ Hãy là
đất tốt để hạt giống Lời Chúa
sinh nhiều bông hạt
Cho đến bây giờ, "mọi tạo
vật đều rên siết và đau đớn như
người đàn bà trong lúc sinh con. Nhưng không phải
chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta là những
kẻ hưởng ơn đầu mùa của Thánh
Thần, chúng ta cũng rên siết trong khi ngóng chờ phúc
làm nghĩa tử và ơn cứu độ thân xác chúng
ta" (Rm 8, 22-23). Hỏi ai trong chúng ta lại không có kinh nghiệm
sống ở đời về tương phản
giữa khổ đau trong đời sống thường
ngày và vinh quang cũng như hy vọng mà Thánh Phaolô nói
đến trong thư gửi giáo đoàn Rôma (Rm 8 18-23)?
Giữa "những đau khổ trong hiện
tại" chúng ta mang trên mình, và "vinh quang mà Thiên Chúa
sẽ tỏ lộ trong tương lai" (Rm 8,18).
Hiện tại chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều, nên
chúng ta muốn nói như Đức Maria: "Việc đó
xảy ra thế nào được?" (Lc 1, 34) Phụng
vụ hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Mặc khải cho biết, khổ đau
đi vào thế giới như là hậu quả của
tội lỗi "không thể tránh khỏi"; cũng
như trái cấm trong vườn Êđen, vì một lời
nói dối, khiến con người chống lại Lời
sáng tạo, gây nên sự hỗn loạn, sau cùng cả và
nhân loại bị hủy diệt. Chỉ có Thiên Chúa,
Lời sáng tạo, mới có thể can thiệp để
cứu chuộc con người (x. Rm 8) và tái lập
trật tự hài hòa đã được thiết lập
ngay từ thuở ban đầu. Chúa phán: "Lời
từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta
mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý
muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác"
(Is 55, 11).
Hỏi: Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra
là gì vậy?
Thưa: Là chính Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng
ta, Con một Ngài, Thiên Chúa như người gieo giống
gieo Lời ( Con Ngài) vào thế giới chúng ta,
"Người cho ứ nước luống cày, Mô
đất đặt xuống phẳng phiu, Người
cho mưa rào đảo nhuyễn, chúc lành cho giống
trổ mầm" (Tv 64, 11) ; "Như mưa tuyết
từ trời rơi xuống … làm cho đất phì nhiêu,
cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt
giống, cho người ta có cơm bánh ăn" (Is 55,
10). Nước ở đây là nước Thánh Thần
tưới lên chúng ta để chúng ta sinh được
gấp trăm. Chính nơi Chúa Giêsu phục sinh mà nhân
loại được cứu, Người là
"Đấng cứu chuộc thế gian! nơi Ngài
đã được mạc khải một cách mới
mẻ và kỳ diệu hơn chân lý căn bản về
thế giới thụ tạo, điều mà sách Sáng
thế xác nhận khi lặp đi lặp lại nhiều
lần: "Thiên Chúa thấy như thế là tốt
lành" (Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Đấng Cứu
Chuộc con người, số 8. Ngày 4/3/1979).
Nhưng nếu Chúa Giêsu là Đầu đã
đạt đến chặng cuối của hành trình, thì
Thân mình là " mọi tạo vật rên siết và đau đớn
như người đàn bà trong lúc sinh con " (Rm 8, 22)
cũng được như vậy. Tuy nhiên, tiền
đề sự phục sinh của Chúa Giêsu đã
được trao ban: hạt giống sự sống
đời đời đã ẩn tàng trong tâm hồn các tín
hữu từ ngày họ chịu phép Rửa tội ;
Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Lời
tái tạo và biến đổi chúng ta. Thật hạnh phúc
biết bao khi có Thiên Chúa là Cha vô cùng nhân hậu ; Ngài
biết lòng dạ con người phức tạp và yếu
đuối. Vì thế, Ngài gieo cách hào phóng, kể cả
vệ đường, nơi bụi gai và sỏi đá.
Chim trời sẽ đến ăn mất, nhưng
đặt hy vọng vào hạt rơi vào đất
tốt sinh hoa kết quả dồi dào, "có hạt
được một trăm"(Mt 13, 23).
Thiên Chúa rất đỗi khoan dung, không
những mạc khải cho chúng ta tình yêu của Ngài
bằng cách hòa giải với chúng ta nhờ sự chết
của Con Ngài khi chúng ta còn là kẻ thù (x. Rm 5, 10), Ngài gieo
Lời cứu độ là chính Con Ngài xuống trên chúng ta,
bất kể chúng ta thờ ơ, từ chối, nhưng
chắc chắn sẽ có hạt đâm rễ và mọc lên.
Dụ ngôn này thật an ủi cho những
kẻ cứng đầu cứng cổ như chúng ta, và
cũng là lời khuyên an ủi những ai đang chịu
trách nhiệm dạy giáo lý cho thiếu nhi và giới thành
niên.
Còn nỗi khổ nào hơn đối
với các bậc làm cha mẹ khi thấy con cái mình từ
bỏ đức tin! Nhưng đức tin không thể
được truyền theo nhiễm sắc thể hay dòng
sữa của mẹ nuôi con, chúng ta có thể trình bày cho
trẻ em về tình bạn của Chúa Giêsu, nhưng không
thể áp đặt đức tin cho chúng.
Thiên Chúa không đòi hỏi nơi chúng ta
những điều không thể: chúng ta hãy vui lòng làm như
Ngài, gieo cách hào phóng bằng lời nói và gương sáng,
ngay cả trong sự khác biệt; hãy tin rằng sẽ luôn
có cái gì đó thúc đẩy hạt giống mọc lên
đúng thời vụ; bởi vì Lời từ miệng Chúa
phán ra sẽ không trở lại với Chúa nhưng theo ý
Chúa mà sinh kết quả (x. Is 55, 10-11).
Chúng ta cần chuẩn bị một thửa
đất tốt để đón nhận hạt
giống, và chăm sóc để nó có thể đơm hoa
kết trái. Có người không muốn mình bị thử
thách hay gặp khó khăn, người ấy sẽ có ngàn lý
do để từ chối. Nhưng ai "nghe lời
giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết
quả" (Mt 13, 23).
Tất cả đều nghe dụ ngôn,
nhưng người hiểu được là người
mang nó về nhà, trân trọng như một tài sản quý
giá. Chúng ta sẽ hạnh phúc nếu chúng ta nghe những gì
Chúa nói và nghiêm túc hoán cải theo tiếng Chúa gọi: Ngài
sẽ chữa lành và làm cho chúng ta được sống,
"giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát,
để được thông phần vào sự tự do
vinh hiển của con cái Thiên Chúa" (Rm 8, 21), chúng ta
sẽ đơm hoa kết trái.
Trong năm Phúc Âm gia đình, chúng ta cùng nghe
lời vị cha chung dạy: "Tất cả việc
Phúc Âm hóa được thiết lập dựa trên sự
lắng nghe, suy niệm, sống, cử hành Lời Chúa và
làm chứng cho Lời Chúa. Thánh Kinh là nguồn mạch
của việc Phúc Âm hóa. Vì vậy, chúng ta phải liên
tục được đào luyện trong việc lắng
nghe Lời Chúa. Hội Thánh không rao giảng Tin Mừng
nếu không liên tục để cho mình được Phúc
Âm hóa…
Việc Phúc Âm hóa đòi hỏi chúng ta
phải làm quen với Lời Chúa, và điều này đòi
buộc các giáo phận, các giáo xứ và các nhóm Công Giáo
đề ra một chương trình học hỏi Thánh
Kinh nghiêm túc và kiên trì, cũng như thúc đẩy việc
đọc Thánh Kinh trong cầu nguyện của cá nhân và
cộng đồng… " (Đức Phanxicô, Niềm Vui
Phúc Âm §174-175).
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta
hãy nhìn lên Mẹ Maria như bậc thầy của việc
lắng nghe Lời Thiên Chúa cách sâu đậm và kiên trì. Xin
Mẹ giúp chúng ta theo gương Mẹ, là "đất
tốt", nơi hạt gống Lời Chúa có thể
đem lại nhiều bông hạt. Amen.
|