Cuộc đời
(Trích trong ‘Như
Thầy Đã Yêu’)
Tại Úc Châu có dân
tộc Chimbu thuộc đảo Tân Ghinê. Hàng
ngàn năm qua họ sống khép kín trong những bộ
tộc riêng tại vùng núi hiểm trở. Các bộ tộc này không quan hệ với nhau
họ sống hoàn toàn biệt lập. Vì
thế, chỉ có 3 triệu người mà họ nói
tới 700 ngôn ngữ.
Các vị thừa sai
cố học được một ngôn ngữ, và họ
dựa vào đó mà đặt ra một thứ tiếng chung gọi là Esperanto, có nghĩa là Niềm Hy
Vọng. Tiếng này được rút ta từ các nhóm ngôn
ngữ khác nhau để làm nên một thổ ngữ
Melanesien.
Khi chị nữ tu
Mary Claude đem Lời Chúa đến rao giảng thì
được họ đón nhận rất dễ dàng. Dường
như lịch sử truyền khẩu của họ qua các
thế hệ đều nói tới một Vị nào đó
sẽ đến.
Chị Mary Claude
kể: “Có một bà góa trẻ làm công cho địa
điểm truyền giáo để kiếm tiền nuôi ba
đứa con. Xảy ra có những
người thuộc bộ lạc của bà đến xin
tiền. Tôi khuyên chị nên tiết kiệm tiền
để lo cho các con. Nhưng chị ấy đã nói
một câu làm tôi bất ngờ: Chúa Giêsu dạy rằng ai
cho người thân cận đang túng thiếu là cho chính
Chúa, nên con phải có bổn phận giúp đỡ họ”.
Cho đi đã
trở thành nét văn hóa truyền thống của
người Chimbu và chia sẻ đã đi vào bản
sắc dân tộc của họ. Được
như thế, chính là nhờ Lời Chúa đã thấm
nhập vào máu thịt của họ, vào từng suy nghĩ,
hành vi của họ, Lời Chúa đã đưa họ thoát
ra khỏi tình trạng biệt lập, và qui tụ họ
lại thành một cộng đoàn yêu thương.
Tin mừng hôm nay
Đức Giêsu dùng dụ ngôn “Người gieo giống”
để dạy chúng ta về giá trị của Lời
Chúa, nhờ đó chúng ta biết lắng nghe, suy niệm và đem
ra thực hành, để có thể trổ sinh nhiều bông
hạt.
Tâm hồn chúng ta có
thể ví như vệ đường: Nghe mà không hiểu
hay cố tình không hiểu, vì Lời Chúa bắt ta phải
thay đổi nếp sống.
Tâm hồn chúng ta
cũng có thể ví như gai góc: Những lo lắng sự
đời với danh vọng của cải, là nỗi
đam mê đã bóp nghẹt lời Chúa.
Nhưng nếu tâm
hồn chúng ta là mảnh đất tốt: Lắng nghe và
thấu hiểu, tin cậy và khiêm tốn sống Lời
Người, thì ngày mai phía trước sẽ là một
vụ lúa bội thu.
Như thế,
chỉ có thái độ thành tâm lắng nghe Lời Chúa
mới là quan trọng, chỉ có sự mau mắn đáp
trả Lời Người mới có giá trị. Ai nghe
và hiểu được điều đó mới thật
có phúc. Đức Giêsu nói: “Còn anh em, mắt anh em
thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có
phúc vì được nghe”. Nhưng nghe và hiểu
được những đòi hỏi gắt gao của Lời Chúa, quả thật cũng
không phải dễ dàng. Và càng khó khăn hơn khi ta dám can
đảm thực thi Lời Người.
Đã hơn 2000
năm qua, hạt giống Lời Chúa không ngừng gieo vãi
trên các tâm hồn thiện chí. Kinh thánh đã
được dịch ra 2123 ngôn ngữ. Kể
từ khi cuốn sách in đầu tiên trên thế giới
ra đời cách đây 550 năm, thì Kinh thánh vẫn liên
tiếp là cuốn sách được dịch ra thêm
nhiều ngôn ngữ mới, kể cả các thổ ngữ
của dân tộc Yami ở Đài Loan, thổ dân da
đỏ ở Paraquay, kenya… chưa kể hàng triệu
băng cassette, video và CD-ROM không ngừng phát triển.
Chúng ta không thiếu
các phương tiện thông tin hiện đại
để gieo vãi Lời Chúa.
Chúng ta cũng
chẳng thiếu các nhà truyền giáo nhiệt tâm rao
giảng Lời Người.
Chúng ta chỉ
thiếu những mảnh đất tốt, những tâm
hồn ngoan ngùy để cho hạt giống Lời Chúa
gieo xuống, nẩy mầm, vươn lên và trổ bông:
Hạt được 30 hạt được 60 và
hạt được một trăm.
Để chuẩn
bị luống cày cho những hạt giống tốt. Người
Kitô hữu không chỉ thán phục khi nghe Lời Chúa, không
chỉ xúc động khi đón nhận Lời
Người. Nhưng phải can đảm và
nhiệt tâm thực thi Lời yêu thương của
Người.
|