Vượt
qua khổ đau
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn
Văn Nghĩa)
Người ta luôn không hài lòng về
số phận của mình (On n’est pas toujours content de son sort).
Câu ngạn ngữ trên đây một cách nào đó nói lên
thực trạng của con người trong kiếp nhân
sinh lữ thứ. Đời là một bể trời
khổ dâu. “Thoặt sinh ra thì đà khóc chóe. Trần có vui
sao chẳng cười khì?” Lời than của một thi
nhân Việt Nam như chứng thực điều này.
Hết chuyện ngày ngày lo kế sinh nhai “bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời”, thì lại đến
chuyện gia thất “con là nợ, vợ (chồng) là oan
gia, cửa nhà là nghiệp chướng ! Những cảnh
vui, cảnh an bình thì thấp thoáng như vó câu qua cửa,
còn các chuyện buồn, cảnh khổ thì cứ
đằng đẵng tiếp nối dù lòng chẳng mong,
chẳng đợi bao giờ.
“Tất cả những ai đang
vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi,tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi
dưỡng” (Mt 11,28). Một lời mời gọi vừa
đượm tình vừa rất hiện sinh. Hiện sinh
vì nó nó đáp ứng nhu cầu của mọi người
mọi thời và mọi nơi. Ngoại trừ các em bé còn
trong nôi hay các bé thơ chưa biết nhìn đời
với con mắt phản tỉnh, hầu như khi đã
biết nghĩ suy một cách nào đó thì ngay cả các bé
thiếu nhi, thiếu niên cũng không thoát được
sự “bể dâu” của cuộc đời. Nó
đượm tình vì nó nói lên việc Đức Kitô đã
chung thân, đồng phận với nhân trần chúng ta khi
làm người, đặc biệt trong mọi cảnh tình
khốn khó.
Cũng có thể như lời
Đức Phật dạy: vì quá ham muốn (dục), mà
không toại nguyện thì chuốc lấy sự khổ
đau. Nhưng đã là người thì tránh sao
được cái sự muốn. Ý chí tự do là một
trong nhữg ưu phẩm của con người trổi
vượt trên các loài thụ tạo hữu hình. Khi anh không
muốn cũng là lúc anh muốn cái sự không muốn.
Để giải thoát khỏi mọi cảnh khổ,
Đức Phật đề ra con đường “tri
–kiến” là nhận thức sự vô thường của
vạn vật để rồi tạo lập một thái
độ tạm gọi là “dửng dưng” vô niệm, vô
úy, vô chấp. Đây là một trong những con
đường tự giải thoát bản thân khỏi cái
vòng lẫn quẩn của vô minh. Thế nhưng, dù sao
đó cũng là một kiểu “giác ngộ” của con
người, là sản phẩm của loài thụ tạo.
Đức Khổng Tử thì đề ra con
đường “trung dung”, chính danh, chính phận. Tức là
sống đúng danh phận của mình cách hài hòa cân
đối, không bất cập mà cũng chẳng thái quá.
Khi mọi sự ở trong trật tự của chúng thì
cái sự khổ sẽ dần mất đi. Lão Tử thì
vẽ ra con đường “vô vi”: Làm mà như không làm…
Mỗi hiền nhân mỗi con đường, nhưng
thảy đếu là những con đường xuất
phát từ người trần gian.
Để vượt qua bao khổ
lụy kiếp người, Chúa Kitô mời gọi nhân
trần chúng ta hãy mang lấy ách của Người,
tức là hãy làm môn đệ của Người. Làm môn
đệ của Người là bước đi theo con
đường Người đã đi. Để có
thể tiếp bước theo Người thì Người
mời gọi chúng ta là hãy học cùng Người sự
hiền lành và khiêm nhượng. “Hãy học cùng tôi vì tôi có
lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).
Hai từ khiêm nhu rất dễ
khiến chúng ta liên tưởng đến thái độ,
cung cách hạ mình. Thế nhưng, thái độ khiêm
nhường đích thực là nhìn nhận bản thân
đúng như mình là trong các mối tương quan với
tha nhân, với các loài thụ tạo và với Thiên Chúa,
Đấng Tạo thành mọi sự. Người khiêm nhu
là người trên hết, trước hết, biết nhìn
nhận mình là loài được tạo nên và vì thế,
mình chỉ là mình, khi sống, hoạt động theo ý
muốn của Đấng dựng nên mình. Ý thức
được điều này và tin nhận sự thật
này, đồng thời tin nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa
thật thì việc bước theo Đức Kitô, làm môn
đệ của Người, là lẽ tất yếu
đương nhiên.
Hai từ hiền lành cũng
đễ làm ta liên tưởng đến một thái
độ sống mềm mại, dịu dàng. Thế
nhưng sự hiền lành đích thực là một thái
độ sống vuông tròn bổn phận trong mọi hoàn
cảnh thuận nghịch. Hình ảnh người mẹ
hiền, cô dâu hiền minh chứng cho sự thật này.
Học ở Đức Kitô sự hiền lành là biết
đi đến cùng trong bổn phận của
“người tôi tớ vô dụng” (x. Lc 177-10) chỉ làm
những gì phải làm. Và điều chúng ta cần phải
làm xuyên suốt mọi hoạt động đó là trả
món nợ yêu thương. Bởi tình yêu, ta được
chào đời, thì cho tình yêu ta sống kiếp
người.
Khi đã tự nguyện làm môn
đệ Đức Kitô thì chúng ta cần phải
bước đi trên con đường đạo lý yêu
thương Người đã đi. “ Anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”
(Ga 15,12). Đây chính là giới răn mới, giới
răn mà Chúa Kitô truyền lại khi Người sắp
từ bỏ trần gian mà về cùng Chúa Cha. Sự êm ái
ngọt ngào khi mang lấy ách của Chúa Kitô đó là biết
sống yêu thương như Người đã yêu.
Thánh giáo phụ Âugustinô đã nói: “ Hãy
yêu đi, rồi làm gì thì làm”. Khi đã yêu thì sẽ không còn
đau khổ. Dù cho đau khổ vẫn có đó, còn
đó, nhưng nó đã được yêu rồi. Với
thánh Tông Đồ dân ngoại thì khi đã được
yêu rồi thì thập giá không còn là sự điên rồ hay
nổi ô nhục mà trở thành niềm vinh dự.
Đau khổ phát sinh, có thể là do
lỗi hay tội của bản thân hay của tha nhân.
Nhưng dù sao đi nữa vẫn có đó nhiều nổi
khổ đau thật khó tìm ra nguyên do, căn cớ. Đau
khổ là một huyền nhiệm. Chúa Kitô đã không
đưa ra một lời giải đáp rạch ròi
về nguyên nhân của khổ đau, nhưng Người
đã tự nguyện mang nó vào chính bản thân mình
để thể hiện tình yêu. Đó là mầu nhiệm
thập giá. Đau khổ quả là một sự dữ,
nhưng nó sẽ chẳng là gì trước sức mạnh
của tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa trong Đức Kitô đã
biến khổ đau thành ân phúc.
Hãy đến với Ta, hỡi
những ai khó nhọc và gánh nặng… Nếu ta vẫn
đang ngụp lặn trong bao đau khổ, chắc
hẳn vì ta chưa đáp lại lời mời của
Đấng Cứu Độ là hãy đến với
Người. Đến với Người ta sẽ
gặp “Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa…, Đấng bẻ
gãy mọi cung nỏ của chiến tranh, Đấng công
bố hòa bình cho muôn dân” (Dcr 9,9-10). Đến với
Đấng Cứu độ, ta sẽ được
Thần Khí của Người đổi mới và “chúng ta
sẽ diệt trừ những hành vi của con
người ích kỷ nơi chúng ta và chúng ta sẽ
được sống, sống trong an bình.” (x. Rm 8,13).
|