Chúa Cha
Biết được một người
quan trọng đem lại niềm vui cho chúng ta. Tuy
nhiên, biết thường chỉ có nghĩa là biết
những sự kiện về người đó. Không
biết một người khác theo cách
đó chỉ có được một kiến thức nông
cạn về người ấy.
Thật sự biết một người là
phải có một quan hệ với người ấy,
một quan hệ có nền tảng là yêu thương và tin
cậy. Và cũng thế khi chúng ta muốn biết
mình có được người khác hiểu biết và yêu
thương không.
Trong
cuốn sách viết về tiểu sử của George
Washington, Richard Brookhiser nói:
“George Washington ở
nơi chúng ta mỗi ngày, trên những tờ đô la và các
khu phố. Từ núi Rushmore, ông nhìn xuống
chúng ta. Trong thủ đô mang tên ông, ông có một
đài tưởng niệm nổi tiếng nhất. Hơn
bất kỳ người Mỹ nào, tên ông được
dùng để đặt tên cho các trường học,
đường phố, thành phố. Các nhà
sử học xếp ông vào số những Tổng
thống vĩ đại của nước Mỹ”.
“Tuy nhiên, sự
hiện diện của Washington không biến thành sự thân mật. Ông có mặt trong sách giáo khoa, trong ví tiền,
nhưng không hiện diện trong tâm hồn chúng ta.
Khuyết điểm này một phần do Washington, khi ông có
khuynh hướng giữ khoảng cách giữa mình với
dân chúng”.
Một số người coi Thiên Chúa như
xa xôi cách biệt, không thật sự liên quan đến
chúng ta và những đau khổ của chúng ta. Tệ hơn
nữa, những người khác coi Thiên Chúa như một
quan tòa, hoặc một thám tử sẵn sàng tóm lấy chúng
ta để trừng phạt.
Đức Giêsu biết Chúa Cha và Chúa Cha
biết Người. Điều này làm Người
đầy tràn niềm vui. Vì Đức Giêsu biết
Chúa Cha nên Người có thể mạc khải Chúa Cha cho
người khác, đặc biệt cho những ai sẵn
sàng cởi mở và đón nhận như con cái. Đức Giêsu mạc khải Chúa Cha như
một người Cha yêu thương, từ bi hay tha
thứ. Một Thiên Chúa âu yếm, quan tâm
đến chúng ta. Người quan tâm đến chúng
ta không phải để xét đoán và lên án
chúng ta nhưng để chữa lành và cứu chuộc.
Nhiều
người được gọi là thông thái đã từ
bỏ Đức Giêsu, nhưng những người
đơn sơ đã chấp nhận
Người. Những người trí thức
không cần đến Người, nhưng Người
khiêm nhu lại chấp nhận Người. Sự kiêu ngạo trí thức là một
điều nguy hiểm. Người đơn sơ
gần gũi Thiên Chúa hơn
người thông thái.
Đức
Giêsu nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi
khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái
biết những điều này, nhưng lại mạc
khải cho những người bé mọn”.
Đức
Giêsu không lên án khả năng trí thức
nhưng tính kiêu ngạo tri thức. Không thể gọi là
thông minh, sáng suốt khi khước
từ Thiên Chúa, đó là lòng kiêu ngạo. Và
không phải ngốc nghếch khi để cho Thiên Chúa
bước vào đời sống mình. Đó
là sự khiêm nhu.
Vì Đức Giêsu đã đến với
chúng ta nên chúng ta không còn coi Thiên Chúa như một
Đấng xa vời. Chúng ta nhìn thấy Người như
một Đấng rất gần với chúng ta, biết rõ
mỗi người chúng ta và quan tâm đến từng
người một, vì chúng ta là con cái của Người. Người là Thiên Chúa đặc biệt cho
người yếu đuối, nghèo khó và gánh vác nặng
nề.
Khi đức tin là vấn đề của
chỉ cái đầu, đức tin trở thành một việc
lạnh lùng tri thức. Kết quả là Thiên Chúa
vẫn ở bên ngoài chúng ta, một hình ảnh xa xôi, cách
biệt. Nhưng đức tin không
phải là vấn đề của cái đầu. Đúng ra nó là vấn đề của tâm hồn.
Khi đức tin cắm rễ trong tâm hồn, Thiên Chúa
trở nên gần gũi và âu yếm. Như thế đức tin trở thành một
quan hệ ấm cúng với Thiên Chúa. Biết Thiên Chúa theo cách này, và có một liên hệ
thương yêu với Người, sẽ tạo ra cho
chúng ta một niềm vui cao cả. Thiên Chúa
giống như một mùa xuân ở giữa chúng ta
để mọi người trở nên tươi tỉnh
và nâng ly chúc tụng.
|