Ai là người mở mắt?
Ba chương
11, 12 và 13 của thánh Matthêu xoay
chung quanh
các chủ đề ‘dấu kín’ và ‘tỏ
bày’. Chúa tỏ bày một giáo huấn và tự
tỏ bày chính mình. Giáo huấn không phải là hoàn toàn
mới lạ vì dân Do thái
đã được
Thiên Chúa dậy dỗ nhiều. Nhưng Đức Kitô mở những viễn ảnh mới cho những
chân lý cũ
và có được
điều ấy là vì Ngài
liên kết những chân lý ấy với
con người của
Ngài. Mục đích của Ngài là hướng
dẫn các tâm trí khám
ra bản tính con Thiên Chúa của Ngài. Vì vậy
ở đây chân lý không phải
là sự khám phá của
trí khôn sau những cố gắng học hỏi cho bằng là một cuộc
gặp gỡ của toàn thể con người đáp lại một sự sẵn sàng thâm sâu. Chúa
Giêsu chúc tụng Cha Ngài vì Chân Lý
được tỏ
ra như một cuộc gặp gỡ cho những ai có tâm
trí không chất chứa và tấm lòng
sẵn sàng đón nhận. Đáng lẽ những kẻ đầu tiên đón nhận ra Chúa Giêsu
là Đức Kitô của Thiên Chúa phải
là các vị
tiến sĩ luật pháp, vì Lề Luật
và các tiên
tri loan báo Đức
Kitô. Rủi thay, cái học tinh thần quá họ chất chứa nặng nề những lý luận tinh
tế, những ý niệm trí thức, những tranh luận diễn giải. Mọi thứ ấy sinh ra tri thức
tự mãn và bởi nó
sinh ra kiêu
ngạo. Vô tình họ đã dựng nên trước tâm trí một bức
màn chắn. Trên đó họ
thích thú nhìn ngắm hình dáng chính
mình và do đó không còn
có thể nhận ra lối
Chúa đi qua, ở bên kia bức màn. Ý thích của Chúa Cha không phải là muốn
các người khôn ngoan và
tài khéo dựng nên một màn chắn
trước họ, điều này thật tai hại, nhưng là muốn
cho các người
hèn kém và
nhỏ bé có khả năng
nhận diện Đấng yêu mến và giải
thoát họ.
1) Cho
người ‘nhỏ
bé’ Chúa ban khả năng nhận biết Chúa Cha qua Chúa Giêsu. Qua các lời
nói, việc làm và con người
Chúa Giêsu, họ thấy được rằng giữa Đấng tỏ lộ trước mắt họ và Thiên
Chúa có một
tương quan đặc biệt tạo bằng gắn bó mật
thiết và sanh thành như
Cha với Con. Tư tưởng Do thái không quan niệm
Thiên Chúa như là Cha, nhưng chỉ theo nghĩa Thiên Chúa tốt
lành, chăm sóc và tạo
thành. Quan niệm Thiên Chúa là Cha đến
mức độ con
người mang tên Giêsu lại
là con đồng bản tính với Ngài, quả thật quá đáng và
phạm thượng.
Thực
ra, mặc khải một việc như thế vượt quá những khả năng nhân loại, đó là một
ơn Thiên Chúa ban. Những kẻ được lãnh nhận ơn ấy là các tâm
trí hèn kém,
đơn giản, cởi mở, ‘nhỏ bé’.
2) Đức
Giêsu mà Chúa Cha dùng làm
trung gian để tự biểu lộ, Người là ai? Người hiền lành
và khiêm nhượng trong lòng. Chúa Giêsu sống
tận cùng mầu nhiệm nhập thể. Đến chia sẻ thân
phận làm người. Người
muốn xuống tận kinh nghiệm nhân loại của kẻ hèn kém,
nhỏ bé nhất và kẻ
ấy phải có được một lối đi đến Người. Hơn nữa, vì những
kẻ sẵn sàng đón nhận
Chân lý, nhất là những
tâm trí giản
đơn và tình nguyện, vì những kẻ dễ dàng cảm nhận nhu cầu đến Chúa Cha nhiều nhất (ngay cả qua những thái độ phản kháng tiêu cực) là những kẻ nhỏ bé và nghèo
hèn nhất, cho nên Chúa
Giêsu thích mặc khải Chúa Cha cho những
kẻ nhỏ bé và nghèo
hèn.
|