Tình yêu
Tại đảo
Sycilia, dân chúng còn truyền miệng nhau câu chuyện về
một họa sĩ tài danh trong vùng sống cách đây vài
trăm năm trước và là tác giả của bức
họa nổi tiếng về cuộc đời Chúa Giêsu
hiện được trưng tại nhà thờ chánh tòa
trong vùng.
Sau thời gian làm
việc, họa sĩ này đã vẽ xong dung mạo các tông
đồ, nhưng còn hai dung mạo không vẽ
được, đó là dung mạo của Chúa Giêsu và dung
mạo của Giuđa người môn đệ phản
Thầy.
Ông phải đình
lại công việc để đi tìm người mẫu
cho dung mạo của Chúa Giêsu. Sau nhiều tháng đi tìm, ông
chọn được một thanh niên làm mẫu cho dung
mạo của Chúa Giêsu. Vấn đề khó khăn
cuối cùng là đi tìm người làm mẫu cho dung
mạo Giuđa. Ông đã phải đi tìm rất nhiều
năm mà không gặp, đến lúc gần cuối
đời tưởng mình sẽ không thể nào hoàn thành
bức tranh được nữa, ông buồn bã đi
dạo trên đường phố quanh đó, thì bỗng
gặp một người hành khất rách rưới
với dung mạo đầy khổ đau mà cũng
vừa gian ác. Cho đây là mẫu người lý
tưởng cho dung mạo của Giuđa, ông mời
người hành khất về nhà làm mẫu cho bức tranh
còn dang dở.
Nhìn thấy bức
tranh Chúa Giêsu và các môn đệ được trình bày trong
phòng, người hành khất bỗng biến sắc và càng
lúc càng trở nên bối rối hơn. Người
họa sĩ hỏi lý do tại sao?
Người hành khất trả lời:
-
Thưa ông, chính tôi đây là người đã ngồi làm
mẫu cho ông vẽ chân dung Chúa Giêsu trong bức tranh này cách
đây vài chục năm về trước, và bây giờ
cũng chính tôi là người làm mẫu cho ông vẽ chân
dung của Giuđa, người phản bội Chúa. Thật
tôi không ngờ là tôi đã trở nên tồi tệ như
vậy.
Câu chuyện trên giúp chúng
ta đi sâu hơn một chút vào ý nghĩa câu nói của Chúa
Giêsu ghi lại nơi đoạn Phúc âm của Chúa nhật
hôm nay: “Người nào đón tiếp chúng con là đón
tiếp Thày, và người nào đón tiếp Thày là đón
tiếp Đấng đã sai Thầy”.
Trên con đường
trở về nhà Cha, đón tiếp Thiên Chúa và
được Thiên Chúa đón tiếp, chúng ta cần đi
qua một con đường duy nhất, đó là anh em,
đó là mỗi người chúng ta cần trở nên
giống Chúa Giêsu Kitô, trở nên một Chúa Giêsu Kitô khác,
đến độ anh em có thể nhìn vào dung mạo tinh
thần của chúng ta mà nhận ra sự hiện diện
của Chúa Giêsu Kitô, để rồi từ đó mà lên
gặp gỡ Thiên Chúa Cha, Đấng vô hình: “Người
nào đón tiếp chúng con là đón tiếp Thầy”.
Kể từ giây phút Con Thiên Chúa Nhập
Thể làm người để con người có thể
nhìn được Thiên Chúa vô hình nơi dung mạo hữu
hình của Chúa Giêsu Kitô: “Ai thấy Thầy là thấy Cha
Thầy”. Kể từ giây phút đó con người chúng ta,
mỗi người chúng ta cũng được ban cho
quyền năng để trở nên giống như Chúa
Giêsu Kitô, để trở nên dấu chỉ hướng
dẫn anh em đến cùng Thiên Chúa Cha: “Ai đón tiếp
chúng con là đón tiếp Thầy”. Và để chúng ta
được trở nên một Chúa Giêsu khác,
được giống như Chúa Giêsu thì dường như
chỉ có một bí quyết duy nhất và bí quyết đó
được Chúa Giêsu nhắc lại trong đoạn Phúc
âm hôm nay, đó là tình yêu vô điều kiện. Đối
với Chúa Giêsu, yêu mến Chúa trên hết mọi sự,
trên hết mọi người, tình yêu sẽ làm cho hai
người trở nên giống nhau.
Chúng ta hãy nhìn lại cuộc sống
của mình, chúng ta đã được Chúa ban cho hồng
ân để trở nên giống như Chúa từ ngày chúng ta
lãnh nhận bí tích Rửa tội, như được
thánh Phaolô đã nhắc lại trong bài đọc thứ
hai hôm nay qua cách nói: “Chúng ta đã chịu phép rửa trong
Đức Kitô, là chịu phép rửa trong sự chết
với Người và cùng chịu mai táng với
Người, để được thanh tẩy trong sự
chết của Người và nhờ sức mạnh
của Người, như Chúa Giêsu sống lại thế
nào thì chúng ta cũng sẽ được sống lại
như vậy”. Mỗi người chúng ta đã
được đón nhận hồng ân trở nên
giống như Chúa và hồng ân này cũng là trách nhiệm
mỗi người chúng ta, mỗi người chúng ta
cần phải thực hiện điều mà Chúa ban cho, là
trở nên giống như Chúa. Hồng ân và trách nhiệm
luôn đi đôi với nhau.
Thử hỏi tình yêu được
Chúa đổ vào trong tâm hồn chúng ta hiện tại
đã được phát triển như thế nào? Chúng ta
có trở nên giống như Chúa hơn hay chúng ta đã phung
phí tình yêu đó? Phung phí ân sủng Chúa ban cho để
rồi chúng ta không còn thể hiện dung mạo của Chúa
nữa mà thể hiện dung mạo của một người
phản bội của Chúa, như dung mạo của
Giuđa.
|