Sự hiếu khách và con Thiên Chúa
Sự hiếu khách
là một đức tính tốt đẹp mà đôi khi nó
dẫn đến nhiều ngạc nhiên và sinh ra những
kết quả không ngờ. Trong bài đọc I,
người đàn bà xứ Shunem chứ không phải
người Israel. Dù
người Shunem thường bị người Israel khinh
miệt, coi họ như dân ngoại, bà ta đã nhận
biết tiên tri Êlisêô là một vị thánh. Bà
đã thuyết phục được chồng bà
để tỏ lòng hiếu khách với người
của Thiên Chúa, vị tiên tri đã chấp nhận sự
hiếu khách này với một sự ngạc nhiên.
Phần thưởng bất ngờ mà người đàn
bà được là một năm sau bà hạ sinh
được một cậu bé trai, và bà vui sướng
với phần thưởng đó trong một thời gian
dài.
Đoạn văn này đã báo
trước lời giáo huấn của Chúa Giêsu trong Phúc âm:
“Người nào tiếp đón một tiên tri mang danh là tiên
tri thì nhận phần thưởng của một tiên tri”.
Phần thưởng của người đàn bà xứ
Shunem là đứa bé trai, đứa con do chính máu huyết
của bà sinh ra. Chúa Giêsu đã nói với mọi
người: “Ai tiếp đón các con là tiếp đón
Thầy”. Khi chúng ta tỏ ra hiếu khách với tha nhân,
chúng ta cũng sẽ nhận được một bé trai,
nhưng không phải do máu huyết của chúng ta sinh ra.
Chúng ta lãnh nhận người Con đời đời
của Chúa Cha. Khi chúng ta đến với tha
nhân là chúng ta đến với chính Đức Kitô.
Thánh Martin thành Tour là một mẫu gương. Ngài
thường được xem là con người
đầu tiên được tôn kính như một vị
thánh mà không phải do tử vì đạo. Ngài sinh ra tại
Pháp vào lúc mà cuộc bách hại đạo đang
đến hồi chấm dứt. Chưa có ai
được những thiện nam tín nữ kính trọng
như một vị thánh trong Giáo hội sơ khai
trước đó như ngài, những người đã
chết giống như Đức Kitô và vì Đức Kitô.
Bây giờ điều quan trọng là bắt đầu
chuyển đến sống vì Đức Kitô và để
yêu mến Đức Kitô.
Khoảng đời của thánh Martin đã nêu cao chân lý
yêu thương tha nhân là thật sự yêu thương
Đức Kitô. Trong lúc thánh Martin đang còn là một
người đang học giáo lý theo đạo và đang
phục vụ trong quân đội, ngài đang thi hành phiên
gác trong một đêm đông giá lạnh thì gặp một
người nghèo khổ đang run rẩy vì quần áo
của ông ta như một mớ giẻ rách, đứng
trước mặt ngài. Thánh nhân liền cởi chiếc áo
choàng của mình, rút gươm cắt chiếc áo choàng ra
làm hai mảnh và đưa một mảnh cho người
ăn xin nghèo khổ đó. Sau đó, trong lúc ngủ, Martin
nằm mơ thấy Đức Kitô khoác mảnh áo khoác mà
ngài đã cho người ăn xin. Ngài nghe Đức Kitô
nói: “Hỡi Martin, tuy con mới học giáo lý để theo
đạo, mà con đã cho Ta chiếc áo này”.
Đoạn văn trên
đã minh họa phần cốt yếu của đức
tin chúng ta về Đức Kitô. Là những người công
giáo, chúng ta tin rằng Đức Kitô hiện diện trong
từng lời Thánh Kinh và Người nói với chúng ta khi
Lời Chúa được tuyên đọc trong nghi thức
phụng vụ. Chúng ta tin rằng Đức Kitô đang
hiện diện trong bí tích Thánh Thể và trên bàn thờ khi
chúng ta cử hành sự chết và sự phục sinh
của Người. Cùng với những xác tín trên chúng ta
phải tin rằng Chúa Kitô đang hiện diện nơi
mọi người, khi chúng ta phục vụ tha nhân là chúng
ta phục vụ Người, và khi chúng ta phớt lờ người
khác là chúng ta phớt lờ chính người. Chúng ta
phải có một đức tin bao gồm nơi thực
tại của Đức Kitô, nơi Lời Chúa, nơi bí
tích Thánh Thể và nơi mọi người. Phụng
vụ không phải là một sự sùng kính riêng tư,
một quan hệ cá nhân giữa Thiên Chúa với một
người nào đó. Đó là sự diễn tả của
Giáo hội, trong một thân xác và một tinh thần trong
Đức Kitô. Sự hợp nhất trong Đức Kitô
phải chuyển động cách sống của chúng ta.
Khi chúng ta đến
với những người không nhà, những người
đói khát, chúng ta phải nhận ra Đức Kitô ở
trong họ. Khi chúng ta để ý đến những bà
mẹ trẻ, cô độc đang mang thai, những
người cần chúng ta chăm sóc, chúng ta phải
thấy Đức Kitô trong họ. Khi chúng ta nhận ra
những ngoại kiều, ủng hộ hay chống
đối chúng ta đang ở giữa chúng ta, chúng ta
phải biết rằng Đức Kitô cũng là một
người ngoại quốc. Và chúng ta phải hành
động theo lời dạy của Chúa. Chúng ta phải
luôn luôn tiếp đón Đức Kitô và đừng
ngoảnh mặt đi. Những người công giáo
phải ngạc nhiên nếu mình không hiếu khách. Sự
tử tế sẽ là một diễn tả đích
thực của đức tin chúng ta.
|