"Ai
giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất" ---
Suy niệm của JKN
Câu hỏi gợi ý:
1.
Yêu bản thân mình có phải là điều tốt hay chính
đáng không? Tại sao? Nhưng tại
sao Đức Giêsu lại nói: "Ai giữ lấy mạng
sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng
sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được".
Có gì mâu thuẫn và không hợp lý chăng?
2.
Tại sao yêu Chúa và yêu tha nhân thì sẽ được
hạnh phúc vĩnh cửu, được sự sống
đời đời? Có thể lý giải
cách nào không?
Suy tư gợi ý:
1. "Ai giữ lấy mạng sống mình,
thì sẽ mất"
Người ta ai cũng
yêu mình. Đó là điều rất tự nhiên và chính
đáng. Chính Đức Giêsu đã từng nói: "Hãy yêu
đồng loại như yêu chính mình" (Mt 19,19). Thánh
Phao-lô cũng nói: "Chồng phải yêu vợ như yêu
chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Không ai ghét thân
mình bao giờ" (Ep 5,28-29). Chính vì yêu mình, nên ai cũng có
bản năng tự vệ, tự giữ lấy mạng
sống, và không ai chịu liều mất mạng sống
mình nếu không phải vì những lý do rất đặc
biệt. Thế mà Đức Giêsu lại nói: "Ai giữ
lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều
mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy
được". Có gì mâu thuẫn và không hợp lý
chăng?
Ai cũng yêu mình,
nhưng có hai cách yêu: yêu mình cách sáng suốt, và yêu mình cách ngu
xuẩn. Yêu mình cách sáng suốt là yêu làm sao để chính
mình được hạnh phúc. Còn yêu mình cách ngu xuẩn là
yêu mình nhưng lại làm cho mình đau khổ. Vấn
đề mấu chốt của việc yêu mình sáng
suốt là ở chỗ nhận định được
mình là gì, và những gì là mình.
2. Yêu mình cách sáng suốt
và yêu mình cách ngu xuẩn
a) Minh họa 1:
Một người thích
uống rượu, thích ăn những đồ ăn
nhiều chất mỡ. Nhưng bác sĩ khuyên anh ta
đừng uống rượu kẻo hại gan, đừng
ăn đồ nhiều mỡ kẻo hại mạch máu.
Nhưng anh ta nghĩ: gan không phải là mình, mạch máu
cũng không phải là mình, chúng làm sao thây kệ chúng, không
liên quan gì tới mình cả. Mình thương mình thì mình
cứ ăn uống cho thỏa thích: "Vui xuân kẻo
hết xuân đi, cái già sồng sộc nó thì theo sau"!
Chẳng bao lâu sau, anh bị viêm gan và cao huyết áp trầm
trọng, phải đau đớn rất nhiều, và
cuối cùng chết sớm.
Cái sai lầm của anh
này là nghĩ gan của mình, dạ dày của mình, phổi
của mình… không phải là mình, nên không thương chúng,
bỏ mặc chúng không thèm chăm sóc, để rồi
chúng bị thương tổn, bị bệnh. Khi chúng
bị bệnh thì bản thân anh cũng bị bệnh theo.
Lúc đó anh mới biết chúng cũng là mình, thương
chúng chính là thương mình, chăm sóc chúng chính là chăm
sóc mình. Còn thương mình kiểu cứ ăn uống cho
mình được thỏa thích bất chấp chúng ra sao
thì ra, chính là làm hại mình, là tự giết mình.
b) Minh họa 2:
Một anh có vợ và
một bầy con, nhưng anh chẳng quan tâm gì tới
vợ con, anh chỉ biết lo cho bản thân anh, thậm
chí còn đánh đập vợ con không thương tiếc
khi bị trái ý. Anh còn mèo chuột lăng nhăng làm vợ
con rất đau khổ. Chẳng bao lâu sau anh bị
bệnh, không còn làm được việc gì. Lúc này anh
rất cần vợ con nuôi dưỡng, chăm sóc anh.
Nhưng vì anh đã đối xử quá tệ với
vợ con, nên bây giờ anh bị hất hủi và đau
khổ. Bây giờ anh mới nhận ra thương vợ
con là thương chính bản thân mình, và chăm sóc vợ
con cũng là chăm sóc chính bản thân mình.
Chúng ta còn có thể
đưa ra nhiều minh họa khác chứng tỏ
quần áo ta mặc, đôi giày ta đi dưới chân
cũng là bản thân ta, những người sống chung
quanh ta cũng chính là bản thân ta, v.v… Bên Phật giáo,
từ ngữ "tăng thân" có nghĩa là thân
được thêm vào bản thân của ta, bao gồm
tất cả mọi người, mọi vật trong
vũ trụ mà ta có cảm tưởng là ở bên ngoài ta.
Theo giáo lý Đức Phật, tất cả mọi chúng sinh
và tất cả những vật vô tri trong vũ trụ
cũng là bản thân ta. Ta yêu chúng cũng là yêu chính ta, ta ghét
chúng cũng là ghét chính ta. Ta làm cho chúng tốt đẹp
hạnh phúc cũng chính là làm cho ta nên tốt đẹp
hạnh phúc. Ta làm cho chúng xấu xa đau khổ cũng
chính là làm ta nên xấu xa đau khổ. Vì thế, yêu mình
một cách sáng suốt chính là biết yêu thương
tất cả mọi người, mọi vật. Yêu mình
một cách ngu xuẩn là do quan niệm về mình một
cách quá giới hạn, tưởng rằng mình chỉ là
thân xác mình, và chỉ biết đối xử tốt
với nó, còn mặc kệ không thèm quan tâm chăm sóc
đến những gì không phải là thân xác mình.
3. Thiên Chúa chính là bản
thân sâu thẳm nhất của ta
Thánh Âu Tinh nói: "Thiên
Chúa còn thân mật với tôi hơn chính bản thân tôi thân
mật với tôi" (Deus intimior intimo meo). Nói cách khác, Thiên
Chúa còn là tôi hơn cả chính bản thân tôi, Thiên Chúa là
"cái tôi" sâu xa nhất của tôi. Chính vì thế, yêu
Chúa bao nhiêu thì cũng là yêu mình bấy nhiêu. Và tương
tự, yêu tha nhân thế nào cũng chính là yêu mình thế
nấy. Thiên Chúa, tha nhân, và bản thân ta, một cách nào
đó chỉ là một. Theo triết lý nhất nguyên của
Đông phương, thì toàn thể những gì hiện
hữu chỉ là một bản thể duy nhất,
được thể hiện thành muôn vật dưới
muôn hình vạn trạng trong thế giới hiện
tượng. Trong nhãn quan của triết lý này, ta cảm
thấy rất dễ hiểu việc yêu Thiên Chúa, yêu tha
nhân cũng là yêu chính bản thân ta.
Chỉ có một
điều là ta có thể cảm nghiệm được
thân xác ta là ta một cách trực tiếp, nhưng phải
có trí tuệ cao mới có thể cảm nghiệm
được Thiên Chúa hay tha nhân cũng chính là ta một
cách gián tiếp. Thực ra, ta chỉ có thể cảm
nhận một cách trực tiếp nhất ý nghĩ
của ta là ta, rồi mới cảm nghiệm
được thân xác ta với các cơ quan của nó là ta.
Vì thế, những gì ta lo cho thân xác ta thì có hậu quả
thấy được ngay trước mắt. Còn
những gì ta lo cho Thiên Chúa, cho tha nhân thì phải một
thời gian sau - nghĩa là lâu hơn ít nhiều - mới
thấy được hậu quả nơi ta.
Điều ấy có khác
gì hai cách dùng tiền: một đằng là dùng tiền
để mua ngay những gì cần thiết hay ích lợi
cho bản thân, một đằng là dùng tiền để
kinh doanh hầu có lợi lâu dài về sau. Cách trước
thì sự hưởng thụ ích lợi đến ngay
với mình, nhưng chỉ một thời gian là hết.
Cách sau thì sự hưởng thụ đến với mình
có thể rất chậm, nhưng sẽ rất lâu dài,
thậm chí không bao giờ hết. Từ đó ta hiểu
được tại sao yêu Thiên Chúa và tha nhân thì có
được sự sống đời đời hay
hạnh phúc vĩnh cửu, còn lối sống ích kỷ thì
chỉ có được sự sống hay hạnh phúc
tạm bợ mà thôi, để rồi sau đó là sự chết
hay đau khổ lâu dài.
4. Hãy yêu Thiên Chúa hơn
cả cha mẹ, anh em, con cái mình
Như đã nói trên, Thiên
Chúa và tha nhân một cách nào đấy cũng chính là bản
thân mình, nên yêu Thiên Chúa và tha nhân cũng là yêu chính bản thân
mình. Nhưng Thiên Chúa mới chính là bản thân mình một
cách sâu xa nhất. Vì thế, để yêu mình một cách
sáng suốt và đem lại hạnh phúc lâu dài, người
ta nên hy sinh bản thân cho tha nhân và Thiên Chúa. Và yêu tha nhân
cũng chính là yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa thì trừu tượng,
không thấy được, nên yêu Chúa một cách cụ
thể là yêu tha nhân, nhưng hãy ưu tiên yêu người
gần gũi với mình nhất, rồi đến
những người xa hơn, và phải yêu thương
tất cả không trừ một ai, dù là kẻ thù. Thánh
Gio-an viết: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên
Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ
nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà
họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà
họ không trông thấy" (1Ga 4,20). Nhưng giả như
có sự xung đột giữa việc yêu Chúa và yêu tha nhân,
thì ta luôn luôn phải dành ưu tiên cho Thiên Chúa. Nhưng
một cách thực tế, yêu Thiên Chúa luôn luôn đồng
nghĩa với yêu tha nhân, nên trong những trường
hợp có sự xung đột này, ta thường phải
hy sinh tình yêu tha nhân mang tính cá biệt cho tình yêu tha nhân mang
tính đại đồng. Một cách cụ thể là
phải đặt tình yêu chung
Trong một nhãn quan bao
quát như trên, ta hãy đọc lại bài Tin Mừng hôm nay,
ta sẽ thấy bài Tin Mừng trở nên dễ hiểu
hơn trước rất nhiều.
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, bây giờ con
mới hiểu rõ tại sao mà con phải yêu Cha và yêu tha nhân.
Bây giờ con mới hiểu yêu Cha và yêu tha nhân chính là yêu
bản thân con một cách sáng suốt nhất, là đem
lại hạnh phúc lâu dài cho bản thân con. Bây giờ con
mới hiểu câu nói của thánh Phan-xi-cô: "Chính lúc quên
mình (để yêu Thiên Chúa và tha nhân) là lúc gặp lại
bản thân". Xin cho con biết yêu con bằng cách yêu Thiên
Chúa và tha nhân một cách tích cực và chân thành. Amen.
|