Vững lòng trông cậy Chúa
DÙ
ĐANG SỐNG GIỮA KHÓ KHĂN
1. Bàn về sự sợ.
Con người
có nhiều nỗi sợ: sợ khổ, sợ chết,
sợ thất bại, sợ cô đơn, sợ dấn
thân v.v.
Cái sợ làm tê
liệt con người: không có sức làm việc không suy
nghĩ sáng suốt, không giải quyết được
tình huống v.v.
Ngay cả
những người làm việc tông đồ cũng không
tránh khỏi nỗi sợ: sợ không đủ khả
năng, sợ người ta không nghe mình, sợ bị
chống đối bởi những người không: có
thiện cảm với Tin Mừng v.v. Vì sợ như
thế nên có người không dám mạnh dạn rao
giảng, có người trốn tránh sứ mạng.
Trong bài Tin
Mừng này, Đức Giêsu bảo "đừng
sợ". Ngài không chỉ cho chúng ta cách làm thế nào
để khỏi sợ. Lý do duy nhất Ngài đưa ra
là gương của Ngài:
- Chúng ta là môn
đệ của Ngài. Vì thế việc chúng ta gặp khó
khăn và bách hại không có gì lạ, vì Thầy của chúng
ta cũng đã từng bị như thế và còn bị
nặng hơn chúng ta nhiều. Vì vậy, nếu là môn
đệ Đức Giêsu thì đừng tìm cách trốn
tránh khó khăn và bách hại.
- Hãy noi
gương Đức Giêsu mà can đảm giữ vững
lập trường của mình và tiếp tục sứ
mạng của mình, không phải bận tâm về bất
cứ điều gì khác:
a/ không cần
bận tâm đến mạng sống bởi vì ngay cả
mạng sống một con chim sẻ nhỏ bé mà còn do Chúa
định đoạt, huống chi mạng sống con người;
b/ không cần
bận tâm đến sự chống đối của
người đời, vì "Ai tuyền xưng Thầy
trước mặt người đời thì Thầy
sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt
Cha Thầy".
Cha Charles de
Foucauld đã nói: "Cách làm chứng tốt nhất cho Chúa
là chúng ta không bao giờ sợ gì cả"
2. Suy nghĩ về Chúa Quan Phòng
Nhiều
người có một thái độ rất đặc biệt:
gặp chuyện vui hay chuyện buồn, họ cũng
đều nói "Đó là ý Chúa"; thành công hay thất
bại, họ cũng nói "đó là ý
Chúa";
trước mọi khó khăn, nguy hiểm, họ nói
"Để Chúa lo Phải chăng thái độ đó là
quá ngây thơ: đành rằng có Chúa đó, nhưng bản
thân mình cũng phải xoay trở chứ! "Hãy tự
giúp mình trước, rồi Chúa sẽ giúp thêm"!
Nhưng suy cho
cùng, thái độ tin tưởng phó thác vào Chúa quan phòng có
những cơ sở rất vững vàng: Người phó
thác vào Chúa quan phòng tin rằng Chúa luôn hiện diện bên cạnh
con người trong mọi tình huống. Tin như thế
là rất đúng, vì Thánh Kinh hằng lặp đi lặp
lại biết bao lần chân lý ấy: "Ta hằng
ở với con", "Thầy sẽ ở với chúng
con mọi ngày cho đến tận thế”
- Người
phó thác vào Chúa cũng tin rằng Chúa có kế hoạch
của Ngài và không điều gì xảy ra ngoài kế
hoạch của Thiên Chúa. Tin như thế cũng rất
đúng: "Không con chim sẻ nào rơi xuống
đất mà Cha các con không biết đến. Phần các
con, tóc tiên đầu các con đã được
đếm cả rồi". (bài Tin Mừng hôm nay)
- Người
phó thác vào Chúa còn xác tín rằng Thiên Chúa là Cha và mình là con.
Một người Cha toàn năng và hết sức yêu
thương con như thiên Chúa thì chắc chắn biết
cách an bài cho con cái mình những điều tốt nhất:
"Cha chúng con trên trời thừa biết chúng con cần
gì"
3. Im hay nói?
Ngày nay, Kitô
hữu nói về Thiên Chúa ít hơn xưa. Tuy nhiên
Đức Giêsu yêu cầu ta "Hãy la lớn trên mái nhà"
điều gì đã "thì thầm vào tai". Lời chúc
dữ của Người: "Ai từ chối Ta
trước mặt người đời, Ta cũng
sẽ từ chối họ trước mặt Cha Ta trên
trời".
Im hay nói? Có nhiều loại im lặng. Im lặng sợ
hãi, im lặng lãnh đạm, im lặng phản bội. Cũng
có những im lặng mừng vui, im lặng sung mãn, im
lặng yêu thương, im lặng dấu kín một bí
mật. Những phút mãnh liệt nhất trong đời là
những lúc "không còn lời lẽ". Lúc ấy im
lặng còn diễn tả hơn mọi lời lẽ: nó
cho ta nghe điều không diễn tả được.
Làm sao trẻ em
và giới trẻ biết được Đức Giêsu
nếu ta cứ im lặng mãi? Ta đề nghị niềm
hy vọng nào nếu ta lặng thinh? Im lặng cần có từ
ngữ mới có sức mạnh: nếu không có bản giao
hưởng, làm sao nghe được sự im lặng tràn
ngập căn phòng sau hợp âm cuối cùng?
Đức Giêsu
đã chẳng nói đó sao: "Tất cả những gì
che dấu sẽ được tỏ lộ. Tất
cả những gì dấu diềm rồi mọi
người sẽ biết". Phải chăng ta không
cầll như thánh Phaolô, nói "vào lúc thuận tiện
cũng như lúc không thuận tiện" để rao
giảng Phúc âm cho cả nhân loại qua mọi thế
hệ?
Cần phải
loan báo thứ sứ điệp vượt quá mọi
từ ngữ và mọi giáo thuyết. Nhà khôn ngoan lớn
tuổi viết sách Giảng viên đã nói: "Có thời
để nói, có thời để im lặng". Những
thời điểm này nối tiếp nhau trong cuộc
đời con người cũng như trong Giáo Hội
từ ngàn đời. Vì đôi khi ta nói quá nhiều, rồi
sẽ tới ngày những từ ngữ biến nghĩa và
chẳng còn "nói lên được điều gì
nữa". Chính sự sống và sự im lặng
để làm chín muồi những lời lẽ mới
mẻ và tươi trẻ.
Ta đang ở
vào một mùa lịch sử mà nhiều từ ngữ không
nói lên điều gì nữa: vì đôi khi trong quá khứ
người ta đã dùng sai từ ngữ, và vì ta đã
bước vào một lối hiện hữu mới nơi
mọi người đang thay đổi lối sống,
lối suy nghĩ, diễn tả và, truyền đạt.
Mong sao Kitô
hữu cố gắng mỗi ngày sống Phúc âm hơn. Thánh
Thần của Đức Giêsu sẽ khơi dậy trong
lòng họ sự im lặng hoặc từ ngữ. Lời
đầu tiên của họ vẫn luôn luôn là sự
sống của họ. Còn những lời khác sẽ không
ngừng tái tạo, từ thời đại này qua
thời đại khác, mà khống bao giờ bị sa
lầy trong những từ ngữ bị thói quen làm cho lu
mờ.
4. Chuyện minh họa
a/ Đức Giám
mục Oscar Romero
Khi mới lên
làm Tổng Giám Mục giáo phận San Salvador, Đức Cha
Oscar Romero vẫn còn theo lập trường bảo
thủ. Nhưng chẳng bao lâu sau, khi nhìn thấy những
bất công xã hội, ngài đã thay đổi. Mỗi ngày
Chúa nhật, ngài giảng ở nhà thờ chánh tòa tố cáo
những tội ác đã di diễn ra mà đa số là do các
viên chức chính phủ. Các bài giảng của ngài như
một luồng điện mạnh chạm đến toàn
xã hội.
Khi ngài nói,
hầu như mọi người đều ngưng
việc để lắng nghe. Ngài bị đặt vào tình
trạng bị đe đọa thường xuyên. Một
vài bạn bè thân thích của ngài đã bị giết
chết. Nhưng ngài vẫn không im tiếng, cũng không
lánh đi nơi khác an toàn hơn. Ngài nói: “một mục
tử chân chính khi thấy nguy hiểm không thể bỏ
đoàn chiên để cứu lấy mạng sống mình.
Tôi sẽ ở lại với dân tôi". Và ngài đã
bị chết dưới lằn đạn tháng ba năm
1980 đúng lúc dâng Thánh Lễ.
b/ Trái tim chuột
Có một con
chuột kia rất sợ mèo. Một vị thần tội
nghiệp nó nên biến nó thành mèo. Thành mèo rồi nó lại
sợ chó. Vị thần biến nó thành chó. Thành chó rồi
nó lại sợ cọp. Vị thần cho nó thành cọp.
Nhưng thành cọp rồi nó lại sợ người
thợ săn. Vị thần đành chịu thua: "Ta có
biến mi thành bất cứ thứ gì đi nữa thì
cũng không giúp mi hết sợ, bởi vì trái tim của mi
vẫn là trái tim chuột".
|