Mạnh dạn tuyên xưng
CHÚ GIẢI CHI
TIẾT
"Vậy đừng
sợ chúng":
Chữ "vậy" liên kết cc. 26-27 với những
gì đi trước. Tuy thế nó không loan báo
một kết luận đương nhiên nhưng là khai
mào cho một lời khích lệ mới dựa trên
điều đã nói. Ý nghĩa chẳng phải
như thế này: đừng sợ chúng vì chúng không làm gì
chống lại các con được, song là: đừng
sợ chúng vì các con không thể đòi hỏi một số
phận ít đau khổ hơn số phận của
Thầy các con (c. 24-25). Các kẻ bách hại
thật đáng sợ đấy nhưng phải biết
khắc phục nỗi sợ hãi này và tuyên xưng niềm
tin mới. Thành ra các chữ đầu tiên đây có
nghĩa: ước gì nỗi sợ hãi của các con (mà
người đời có thể hiểu được cc
17-25) không ngăn cản việc các con làm chứng về
Thầy.
"Bị bại
lộ ... bị thấu biết": Chủ từ không nói ra của
hai động từ ở thể thụ động này là
Thiên Chúa. Bây giờ Thiên Chúa muốn cho mọi
người biết mầu nhiệm Nước Trời
nhờ chứng tá các môn đồ. Lời khuyên
đừng sợ hãi lần lượt dựa trên
nhiều lý do. Trước tiên đừng sợ vì sứ
điệp vĩ đại của
Nước Thiên Chúa sắp được tỏ lộ... Bước đầu của “các điều
mới" do Chúa Giêsu đem đến thật khiêm
tốn vô cùng. Ai nấy đều tưởng dễ
nghiền nát hạt giống nhỏ bé đó. Nhưng cái
hiện nay đang sống trong âm thầm và thinh lặng,
ngày kia sẽ được tỏ
lộ cách vinh quang. Chúa Giêsu thực hiện
sự nghiệp Người trong tư thế một tôi
tớ khiêm hạ của Thiên Chúa... thế nhưng,
Người sẽ tự mặc khải như niềm hy
vọng của muôn dân (12, 17-21). Người nói trong
bóng tối, nhưng đòi sứ đồ mình phải
tuyên ra nơi ánh sáng. Điều Người rỉ bên tai, nghĩa là khuất mắt quần chúng
(vì đám đônng không thể quán triệt sứ
điệp Người trước cuộc Tử nạn
Phục sinh và Hiện xuống), sứ đồ phải
công khai loan báo trước mặt mọi người. Chúa Giêsu bất cần biết họ có
được người chấp nhận hay không.
Chính lời giảng dạy của họ sẽ luôn làm
chứng về Tin Mừng cho Người; và Tin Mừng
cuối cùng sẽ vinh thắng và chiếu sáng rạng
ngời, như mặt trời buổi bình minh.
"Những kẻ
giết được xác": Lý do đừng sợ thứ hai là sự sống
đích thực của con người không thể bị
xâm phạm. Các kẻ bách hại chỉ có thể giết
(apokteinai) nhưng mình Thiên Chúa mới có thể diệt
(apolosai) toàn thể con người. Sự
sống thật (xác và hồn) thoát khỏi mọi cuộc
tấn công. Nó được Thiên Chúa bảo
đảm dứt khoát và không thể bị người
đời giảm bớt hay cướp mất đi, ngay
cả bằng việc tiêu trừ sự sống thân xác.
“Ngoài ý Cha các con": lý do đừng sợ thứ ba
là: Thiên Chúa quan phòng hằng chăm sóc mọi tạo
vật, kể cả những thứ vô nghĩa như loài
chim sẻ. Nhưng sự quan phòng đó không
phải là một định luật vô ngã của vũ
trụ, song là sự trông coi có tính cách hữu ngã của
Thiên Chúa hằng sống, Cha các con. Tuy nhiên, nếu
chứng tá các môn đồ có thể đưa đến
cái chết, thì đó không phải là ngoài ý muốn của
Chúa Quan phòng, như thể Thiên Chúa, dầu âu yếm
đứng bên giờ chết của vị tử đạo,
vẫn không thể cứu thoát vị ấy
được, nghĩa của đoạn này hoàn toàn khác.
Matthêu muốn nhấn mạnh: dù đang chứng kiến
cái chết của vị tử đạo? Thiên Chúa cũng
không muốn tách cái chết đó ra khỏi thánh ý Ngài:
sở dĩ Thiên Chúa phù giúp vị tử đạo chính là
vì xét cho cùng, Ngài muốn cái chết đó. Hãy nói cho rõ
hơn: Ngài không chấp nhận cái chết cách chung chung, lý
thuyết, vì Ngài muốn con người sống và
được cứu thoát; nhưng chính vì mong mọi
người lắng nghe Tin Mừng, mà Ngài muốn có
những Đấng tử đạo, là những kẻ
Ngài hứa ban trong cùng một lúc cái chết bi thảm và
ơn cứu rỗi.
"Ta cũng xưng
kẻ ấy ra":
Điểm đáng lưu ý là ở đây Chúa Giêsu không
xuất hiện như là Thẩm Phán ngày sau hết,
nhưng như Trạng sư biện hộ cho các tín
hữu Người trước mặt Thiên Chúa Thẩm
phán. Cả hai vai trò đều liên kết
trong bản thân Người. Chúa Cha đã trao quyền
xét xử cho Người (25, 31tt; 7, 23), nhưng chính Người
lại đồng hóa với những kẻ tin
tưởng cùng đi theo Người
đến nỗi Người có thể đại
diện cho họ (x. 10, 40; 18, 20; 25, 35tt).
KẾT LUẬN
Chúa Giêsu đã
hơn một lần dùng kiểu nói đề phòng sau
đây: "Hãy coi chừng” (7, 15; 10, 17...). Nhưng
Người cũng bảo, như trong các câu này (3 lần):
“đáng sợ". Cả hai chuyện đều cần
thiết phải sáng suốt và khôn ngoan để nhận
ra đối phương, phải khách quan lượng giá
nguy hiểm đang đến; nhưng sau đó
đứng vững giữa mọi cám dỗ và mọi
cuộc tấn công. Đức tin xua đuổi sợ hãi
và niềm ý thức rằng mình thuộc về Đấng
Messia, mình phải chịu đựng số phận
của mình như Đấng Messia sẽ giúp ta can
đảm và vững lòng.
Ý HƯỚNG
BÀI GIẢNG
1) Trên
đường đức tin, phải biết sẵn sàng
đón nhận sự chống đối, phân rẽ, công
kích, tố cáo. Phải biết thẳng tay
loại bỏ những mộng ước dễ dãi về
một công cuộc Phúc âm hóa đầy may mắn và tốt
đẹp. Đừng sợ, nghĩa là
phải chống đối, đấu tranh, kiếm tìm.
Có trăm ngàn lý do để sợ: tiến bộ hay
thủ cựu, khuynh hữu hay khuynh tá, bạo lực hay
yếu hèn ... Tất cả đều hợp lực làm lu mờ chân lý. Giữa bao cảnh bạo tàn
và gian manh láo khoét ấy, vang dội lời này: “Các con
đừng sợ chúng".
2) Người
ta có thể chất vấn mọi Kitô hữu: bạn lo
sợ cho Nước Trời hay lo sợ cho xác thân, cho
cuộc sống bạn? Nỗi lo âu của bạn là lòng
nhiệt thành nung nấu hay ưu tư về chính bản
thân? Sau cùng bạn quan tâm lo lắng cho tha nhân hay băn
khoăn về cuộc đời của bạn? Nói cách khác, bạn sợ hay tin. Vì ở đâu còn sợ, ở đấy chưa
có đức tin. Ở đâu còn nghi
ngờ về tương lai, ở đó còn có sự nghi
ngờ triệt để này? Thiên Chúa có
thể cứu ta thực không? Phải
chăng Ngài đã chết? Chắc gì Ngài
lưu tâm đến ta? Không sợ là vững tin
giữa cơn nguy hiểm rằng ngay cả tóc trên
đầu ta cũng được đếm cả
rồi.
3) Trong cuộc
sống cụ thể mà Kitô hữu phải làm chứng
về niềm tin mình mỗi ngày, thật khó phân biệt
giữa sự gan dạ cần thiết với sự táo
bạo nguy hiểm vô ích. Ta quá biết rằng mọi thái
độ, cử chỉ đều có thể bị
chỉ trích vì không gì tốt hảo hoàn toàn. Có thể
đôi khi nên thinh lặng hơn là tuyên bố chẳng
đúng thời đúng lúc; nhưng đừng thinh lặng
vì sợ cho bản thân, vì sợ nguy hiểm cho thanh danh mình
hay cho sự thoải mái bên trong. Hôm nay được
gặp Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, ta hãy xin Người
giải thoát ta khỏi mọi sợ hãi và củng cố
niềm tín thác cậy trông mà chỉ mình Người mới
có thể ban được.
4)
Việc Chúa quan phòng chăm sóc ta không có nghĩa là Ngài
cất khỏi ta mọi khó khăn, nhưng là giúp
đỡ ta qua mọi khó khăn gặp phải,
để biến ngay cả cái chết thành một khúc ca
tình yêu.
|